Đề cương Địa 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Địa 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ĐỊA 9 Câu 1: điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ? a. Thuận lợi - Về vị trí địa lí: + Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam + Vị trí tiếp giáp với Tây nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng nông, lâm, thủy sản. Phí Tây giáp Campuchia với nhiều của khẩu quốc tế quan trọng như Mộc Bài, Xa Mát. phía Đông giáp biển, vùng biển giầu tiềm năng phát triển kinh tế - Về tài nguyên thiên nhiên + Đông Nam Bộ có địa hình khá bằng phẳng, đất ba dan phân bố ở các vùng đồi thấp, đất xám trên phù sa cổ phân bố ở các đồng bằng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn + Khí hậu mang tính chất cận xích đạo với đặc điểm khí hậu thời tiết khá ổn định + Vùng biển ấm, ngư trường rộng lớn, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông, giầu tiềm năng về dầu khí + Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có tiềm năng lớn về thủy điện, phát triển giao thông, cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp. b. Khó khăn: Mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất, thậm chí cả sinh hoạt Câu 2: Vì sao Đông Nam bộ có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước. - Đông Nam Bộ là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, kĩ thuật vàcơ sở hạ tầng tốt - Đông Nam Bộ là một trong những vùng phát triển kinh tế mạnh vào bậc nhất nước ta - Thu nhập bình quân đầu người cao, nhiều khả năng giải quyết việc làm - Việc phát triển mạnh các ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ, việc hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất có ý nghĩa thu hút lao động cả nước Câu 3: Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất - Công nghiệp tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao nhấ trong cơ cấu kinh tế của vùng và trong cơ cấu công nghiệp của cả nước - Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành công nghiệp quan trọng nhưu; khai thác dầu khí, hóa dầu, cơ khí điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm xuất khẩu, hàng tiêu dùng. - Có nhiều trung tâm công nghiệp với quy mô khác nhau (rất lớn, lớn, vừa) như TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một - Hiện nay vùng có số lượng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất nhiều nhất nước ta và là một trong hai vùng phát triển khu công nghệc ao của cả nước Câu 4: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước - Địa hình tương đối bằng phẳng, vùng đồi lượn sóng, đồng bằng bằng phẳng liền kề, đất xám trên phù sa và đất đỏ ba dan tập trung thành vùng rộng - Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho trồng cây công nghiệp nhiệt đới nói chung và cây cao su nói riêng - Mạng lưới sông ngòi có vai trò cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp - Dân cư, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp - Có sự hỗ trợ của các nhà máy chế biến - Thị trường tiêu thụ rộng lớn Câu 5: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ? - Vị trí địa lí: + Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam + Vị trí tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Bàng sông Cửu Long, những vùng giàu tiềm năng kinh tế, với mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy khá thuận lợi cho việc mở rộng đến các vùng. Phía Tây Campu chia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng nhưu Mộc Bài, Xa Mát. Phía đông giáp biển, vùng biển giầu tiềm năng phát triển du lịch - Tài nguyên thiên nhiên: + Đông Nam Bộ có trữ lượng dầu khí lớn, việc khai thác và chế biến dầu khí đòi hỏi phải phát triển các hoạt động dịch vụ kèm theo + Vườn quốc gia Cát Tiên, khu sinh quyển Cần Giờ, nguồn nước khoáng Bình Châu là những tiềm năng quan trọng để phát triển hoạt động dịch vụ du lịch - Các điều kiện kinh tế- xã hội + Dân đông, thu nhập bình quân đầu người cao tạo thị trường rộng lớn để phát triển dịch vụ + Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vất chất kĩ thuật nhất định phục vụ sự phát triển của các ngành dịch vụ + Các ngành kinh tế phát triển đã thúc đẩy các hoạt động dịch vụ sản xuất và phục vụ nhu cầu phát triển + Vùng thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất nước ta Câu 6: Trình bày tình hình phát triển của ngành dịch vụ của khu vực Đông Nam Bộ - Đa dạng, bao gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông - So với cả nước, Đông Nam Bộ chiếm 33,1% tổng mức bán lẻ, 30,3% số lượng hành khách vận chuyển, 18,8% số lượng hàng hóa vận chuyển, 26,7% số máy điện thoại (năm 2002) - TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu Đông Nam Bộ và cả nước - Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài. Năm 2003, tỉ lệ vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Đông Nam Bộ chiếm 50,1% số vốn đầu tư vào của cả nước - TP. Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. Các tuyến du lịch từ TP Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, Đồng bằng sông Cửu Long quanh năm diễn ra sôi động Câu 7: Vì sao Đông Nam Bộ là vùng thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất nước ta - Vùng có vị trí địa lí thuận lợi: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Phía tây giáp Campuchia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng như Mộc Bài, Xa Mát. Phía đông giáp biển, vùng biển nằm gần đường hàng hải quốc tế, cụm cảng Sài Gòn- Vũng Tàu của vùng là cửa ngõ vào ra quan trọng cho vùng và các vùng lân cận - Với nguồn tài nguyên dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta, Đông Nam Bộ đã và đang thu hút đầu tư nước ngoài trong khai thác, tương lai gần là cả chế biến dầu khí - Dân cư, nguồn lao động dồi dào, với đội ngũ lao động lành nghề chiếm tỉ lệ cao so với các vùng khác trong nước, đã đáp ứng được sự đầu tư cho các ngành công nghiệp, dịch vụ có trình độ kĩ thuật cao. - Đông Nam Bộ xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt hấp dẫn đầu tư nước ngoài Câu 8: Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước - Tổng GDP của vùng chiếm 35,1% so với cả nước năm 2002 - GDP trong công nghiệp - xây dựng chiếm 56,6% so với cả nước - Giá trị xuất khẩu chiếm 60,3% so với cả nước Câu 9: Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế -xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long a. Thế mạnh: - Đất: có phù sa màu mỡ - Rừng: Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn - Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi đào - Nước: sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vùng nước mặn, nước lợ của sông, ven biển rộng lớn. - Biển và hải đảo:: Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú. Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản b. Khó khăn: lũ ngập trên diện rộng, diện tích đất phèn, đất mặn lớn, thiếu nước ngọt trong mùa khô Câu 10. Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn, đất mặn lớn với 2,5 triệu ha/4 triệu ha diện tích của vùng, chiếm 62% - Việc cải tạo đất phèn, đất mặn góp phần tăng diện tích đất canh tác - Việc đẩy mạnh cải tạo đất phèn, đất mặn đã góp phần làm tăng sản lượng lương thực thực phẩm của vùng và tạo nhiều sản phẩm hàng hóa Câu 11: Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đí đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này? a. Những đặc điểm chủ yếu của dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long - Đặc điểm chủ yếu của dân cư: + Đồng bằng sông Cửu Long có số dân năm 2002 là 16,7 triệu người, mật độ dân số là 407 người/km2 (cả nước là 233 người/km2) + Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của vùng năm 1999 là 1,4%, tuổi thọ trung bình 71,1 tuổi cao hơn tuổi thọ trung bình của cả nước + Đây là vùng cư trú của nhiều thành phần dân tộc: người Kinh, Khơ Me, Chăm, Hoa - Đặc điểm xã hội: + Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ hộ nghèo là 10,2%(cả nước là 13,3%), thu nhập bình quân đầu người 342 nghìn đồng/ người/tháng (cả nước 295 nghìn đồng/người/tháng) + Tuy nhiên mặt bằng dân trí của vùng chưa cao, thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước, tỉ lệ biết chữ 88,1% (cả nước 90,3%), tỉ lệ dân thành thị chỉ chiếm 17,1% dân số toàn vùng (cả nước 23,6%) b. Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở vùng đồng bằng này vì: - Đồng bằng sông Cửu Long mới được khai phá cách đây khoảng hơn ba trăm năm, vùng đã chở thành vùng chuyên canh sản xuất lương thực thực phẩm hằng đầu của cả nước, nguồn tài nguyên chưa được khai phá còn khá phong phú - Người dân Đồng bằng sông Cửu Long với mặt bằng dân trí chưa cao, thiếu lao động lành nghề và lao động có chuyên môn kĩ thuật cao để phát triển kinh tế - xã hội, phân bố chưa hợp lí, dân trí có sự chênh lệch lớn - Tỉ lệ dân thành thị của vùng còn thấp, chỉ chiếm 17,1% dân số toàn vùng, trong đó của cả nước là 23,6%. Việc phát triển đô thị, được gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp và đẩy mạnh công nghiệp hóa nên việc nâng cao mặt bằng dân trí có ý nghĩa rất lớn đối với vùng Câu 12: Cho biết các loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long và sự phân bố của chúng - Đất phù sa ngọt phân bố thành 1 dải dọc sông Tiền, sông Hậu, bao gồm các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang - Đất phèn phân bố ở Tây Bắc và Tây Nam của vùng bao gồm các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Long An - Đất mặn phân bố thành một dải dọc theo bờ biển các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu - Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long còn có các loại đất khác phân bố rải rác ở một số khu vực Câu 13: Nêu những điều kiện thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Đất đai: là đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta, vói diện tích gần 4 triệu ha, đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha( chiếm 30% của cả nước). Đất đai phì nhiêu màu mỡ, kết hợp với địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất lương thực với quy mô lớn - Khí hậu có tính chất cận xích đạo, thời tiết, khí hậu khá ổn định giúp cho đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh sản xuất lương thực thâm canh cho năng suất cao và có thể sản xuất được 3 vụ lúa trên năm - Sông ngòi, kênh rạch dày đặc, là nguồn nước tưới tiêu, bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nước để cải tạo đất phèn, đất mặn b. Điều kiện kinh tế - xã hội: - Dân đông, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng lúa - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật nhất định. Chính sách của nhà nước khuyến khích nhân dân hăng say sản xuất. Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn Câu 14: Chứng minh rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta. - Diện tích và sản lượng lúa chiếm 51% cảu cả nước. Lúa được trồng ở tất cả các tỉnh trong đồng bằng - Bình quân lương thực đầu người của vùng đạt 1066,3kg/người, gấp 2,3 lần cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta - Đồng bằng sông Cửu Long còn là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi - Nghề chăn nuôi vịt cũng được phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh - Tổng sản lượng thủy sản của vùng chiếm hơn 50% của cả nước. Các tỉnh có sản lượng thủy sản lớn nhất là Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu đang được phát triển mạnh Câu 15: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long - Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn - Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng sản phẩm của ngành nông nghiệp - Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở nông thôn Câu 15: Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển - Biển nước ta giàu tài nguyên để phát triển nhiều ngành khác nhau (giao thông vận tải biển, khai thác và nuôi trồng hải sản, du lịch biển đảo, khai thác và chế biến khoáng sản biển) - Các ngành kinh tế biển có quan hệ chặt chẽ với nhau (ví dụ: khai thác dầu khí có ảnh hưởng đến phát triển du lịch và ngược lại), việc phát triển tổng hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất mà vẫn bảo vệ được môi trường Câu 16: Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành khai thác và nuôi trông hải sản ở nước ta - Vùng biển rộng, ấm có nhiều hải đảo - Vùng biển nước ta có hơn 2000 loại cá, trong đó có 110 loài có giá trị kinh tế như cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng. Trong biển có trên 100 loài tôm, 1 số loài có giá trị xuất khẩu cao như: tôm he, tôm hùm, tôm rồng. Ngoài ra còn có nhiều đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết - Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn (trong đó 95,5% là cá biển), cho phép khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn, chủ yếu ở vùng biển xa bờ - Đường bờ biển dài 3260km, nhiều vũng vịnh, có vùng nước mặn, nước lợ cử sông, ven biển rộng lớn, diện tích rừng ngập mặn rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn Câu 17: Nêu thực trạng sản xuất ngành khai thác nuôi trồng hải sản - Hoạt động của ngành khai thác, nuôi trồng hải sản: còn nhiều bất hợp lí: trong khi sản lượng đánh bắt hải sản ven bờ đã cao gấp 2 lần khả năng cho phép thì sản lượng đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép - Hải sản nuôi trồng chỉ chiếm 1 tỉ trọng nhỏ trong sản lượng của toàn ngành - Ngành đang ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và các đảo (đặc biệt nuôi cá và đặc sản theo hướng công nghiệp ở khu vực Hạ Long, Bái Tử Long, đầm phá Trung Bộ, vùng biển Rạch Giá- Hà Tiên) phát triển đồng bộ và hiện đâị công nghiệp chế biến hải sản Câu 18: Trình bày điều kiện và tình hình phát triển du lịch biển- đảo ở nước ta - Điều kiện: + Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú. Dọc bờ biển từ Bắc vào Nam có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng + Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt Vịnh hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới - Tình hình phát triển du lịch: + Một số trung tâm du lịch biển đang phát triển nhanh, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước + Tuy nhiên, du lịch biển mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động tắm biển. Các hoạt động du lịch biển khác còn ít được khai thác, mặc dù tiểm năng rất lớn Câu 19: Trình bầy điều kiện và tình hình phát triển giao thông vận tải biển Câu 20: a. Nêu 1 số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta b. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo sẽ dẫn đến hậu quả gì Câu 21. Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ - Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn - Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức - Bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản - Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ
File đính kèm:
- dia li 9.doc