Đề cương hướng dẫn ôn Phần văn học và tập làm văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương hướng dẫn ôn Phần văn học và tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần văn học và tập làm văn I. Câu hỏi tái hiện kiến thức: 1. * Những văn bản không phải là văn bản nhật dụng và văn bản nghị luận: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh; Trong lòng mẹ; Tôi đi học. 2. Nhan đề truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”(O’ Hen ri) có liên quan trực tiếp đến những chi tiết NT trong tác phẩm: => Nhan đề truyện có liên quan trực tiếp đến 2 chi tiết trong tác phẩm: + Chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân đã rụng trong đêm mưa bão... + Chiếc lá “kiệt tác của cụ Bơmen” được vẽ trên bức tường và nhờ đó đã cứu sống Giôn xi... 3. Tóm tắt ngắn gọn “Chuyện người con gái Nam Xương”: => Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương tính tình thuỳ mị, nết na, xinh đẹp được Trương Sinh cưới về làm vợ. Trương Sinh là con nhà hào phú nhưng ít học, có tính đa nghi, hay ghen. Giặc đến, Trương Sinh bị triều đình bắt đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh con trai, chăm sóc mẹ chồng đau ốm. Khi mẹ chồng mất, nàng hết lòng thương xót, lo liệu ma chay tế lễ chu đáo như với cha mẹ đẻ. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nhân nghe lời nói thơ ngây của đứa con trai 3 tuổi liền nghi ngờ vợ không chung thuỷ, một mực mắng nhiếc, ruồng bỏ vợ. Vũ Nương bị oan, không thể thanh minh, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, TS cùng con trai ngồi bên đèn, đứa trẻ chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó là người hay đến với mẹ mỗi đêm. Chàng Trương hiểu ra sự thật, biết vợ mình bị oan. Phan Lang, người cùng làng bị nạn dạt đến thuỷ cung, tình cờ gặp lại Vũ Nương. Khi Phan lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Chàng Trương liền lập đàn tràng giải oan bên bờ sông Hoàng Giang, nhưng Vũ Nương chỉ hiện về trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng sông, nói lời từ biệt rồi biến mất. 4. Nhận xét về cách thức và tác dụng của các yếu tố kì ảo vào tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”: * Cách thức: Các yếu tố truyền kì được khéo léo kết hợp xen kẽ với những yếu tố thực. * Tác dụng: + Các yếu tố kì ảo trong truyện có tác dụng làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp của nv VN. Mặc dù nàng đã chết nhưng những phẩm chất tốt đẹp vẫn còn. Nàng vẫ nặng lòng thương nhớ quê hương, phần mộ tổ tiên, nhớ thương chồng con da diết và khát khao được trả lại danh dự. + Tạo nên một kết thúc có hậu, giảm tính bi kịch cho tác phẩm. Đồng thời thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời, về sự chiến thắng giữa cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. + Chi tiết kì ảo cuối cùng có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm và có ý nghĩa thức tỉnh người đọc: Vũ Nương trở về dương thế, nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện trong chốc lát giữa dòng sông rồi biến mất. Người đã chết, hạnh phúc đã tan vỡ, chia lìa là vĩnh viễn. Đó là hiện thực cay đắng không thể thay đổi hoặc phủ nhận. Tất cả mọi sự tốt đẹp trên chỉ là ảo ảnh bởi người đã chết, hạnh phúc đã tan vỡ thì không có cách gì có thể hàn gắn được nữa. Vì thế sắc thái bi đát vẫn hàm ẩn trong cái lung linh huyền ảo của truyền kì. Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch về cuộc đời, số phận của người phụ nữ đức hạnh trong xã hội phong kiến xưa. 7. Phân tích ngắn gọn những yếu tố góp phần làm nên thiên tài văn học Nguyễn Du. + Gia đình NDu là 1 gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn chương (Cha đỗ tiến sĩ từng làm tể tướng; anh cùng cha khác mẹ từng làm quan to và say mê NT). + Nguyễn Du sinh trưởng trong 1 thời đại lịch sử có nhiều biến động xã hội dữ dội: Xhội phong kiến VN bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc (Phong trào nông dân k/n nổ ra liên tục mà đỉnh cao là k/n Tây Sơn. Rồi phong trào Tây Sơm thất bại, chế độ pk triều Nguyễn được thiết lập. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh tới tư tưởng, t/c, nhận thức của ông để ông hướng ngòi bút vào hiện thực. + NDu là người từng đi nhiều nơi (Lưu lạc nhiều năm; Đi sứ sang Trung Quốc) có hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú. + Nguyễn Du là con người có tài năng thiên bẩm kết tinh ở một trái tim giàu yêu thương con người. 8. * Giới thiệu nguồn gốc của “Truyện Kiều”: + Được viết dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nhưng Ndu đã có nhiều sáng tạo lớn về NT : ngôn ngữ, thổi hồn vào nv qua miêu tả ngoại hình, khắc hoạ tính cách nv, lời nói, cử chỉ, hành động…=> Chính điều này đã quyết định giá trị của Truyện Kiều. + Được viết khoảng đầu TK XIX (1805 – 1809) lúc đầu có tên là “ Đoạn trường tân thanh” ( Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột) * Giá trị cơ bản của tác phẩm “Truyện Kiều”: + Giá trị hiện thực: Phản ánh xhpk (xã hội đồng tiền) tàn bạo, bất công, thối nát đã chà đạp lên quyền sống con người, đặc biệt là với người phụ nữ. + Giá trị nhân đạo: Cảm thương với nỗi đau khổ của con người. Trân trọng và đề cao, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp và những ước mơ, khát vọng sống của con người: Tình yêu, lòng hiếu thảo, công lí…. Đồng thời lên án những thế lực đen tối tàn bạo, bất công. + Giá trị NT: Sử dụng thể truyện thơ Nôm với thể lục bát, ngôn ngữ đạt tới điêu luyện. Đi sâu miêu tả nội tâm, tâm lí nv. NT tả cảnh TN, tả cảnh ngụ tình đặc sắc; NT mtả ngoại hình, khắc hoạ tính cách nv. 9. Trong “Truyện Kiều” – “Ngòi bút của đại thi hào ND hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình”. a. NT tả cảnh và ngụ tình: * Giống nhau: Đều miêu tả cảnh TN. * Khác nhau: + Tả cảnh: Chỉ là tả cảnh thiên nhiên thông thường. + Tả cảnh ngụ tình: Thông qua việc tả cảnh để tái hiện tâm trạng, kín đáo gửi gắm và bộc lộ gián tiếp tâm sự, nỗi lòng, tâm trạng con người. b. Chép thuộc lòng 1 đoạn thơ tả cảnh ngụ tình(4 – 6 câu) trong “Truyện Kiều” em đã được học: “ Buồn trông cửa bể chiều hôm……..ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. c. Bốn câu thơ đầu đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là đoạn thơ miêu tả cảnh TN. 10. Trong truyện “Lục Vân Tiên”: *Nhân vật LVT và nv ông Ngư có quan niệm sống là: + Sẵn sàng làm việc nghĩa, coi nhân nghĩa là lẽ sống. + Làm việc nghĩa một cách tự nguyện, vô tư, hào hiệp. * Chép lại các câu thơ thể hiện quan niệm sống đó: + “ Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. + “ Vân Tiên nghe nói liền cười – Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. 12. * Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”: Bài thơ được ra đời tháng 11/1980 trong một hoàn cảnh rất đặc biệt khi nhà thơ đang nằm trên gường bệnh, khi không bao lâu sau nhà thơ qua đời (15/12/1980). * ý nghĩa nhan đề bài thơ: Nhan đề bài thơ có hai lớp nghĩa. + Nghĩa thực: Gắn với mùa xuân của TN, đất trời, sông núi, đất nước. + Nghĩa ẩn dụ: Tên bài thơ đã phần nào thể hiện đức tính khiêm nhường của nhà thơ. “ Mùa xuân nho nhỏ” là h/a ẩn dụ tượng trưng cho khát vọng sống, lí tưởng sống đẹp đẽ, cao quý của nhà thơ: Muốn dâng hiến những gì cao đẹp nhất của cuộc đời mình để góp phần làm nên những mùa xuân lớn của cuộc đời. 13. Bài thơ “Viếng lăng Bác”: * Chép những câu thơ có h/a cây tre và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của h/a cây tre: + Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. + Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. => Hình ảnh cây tre trong bài thơ là một h/a ẩn dụ độc đáo. Cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người VN, dân tộc VN với những phẩm chất cao quí: Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị; Sức sống dẻo dai, bền bỉ, kiên cường, bất khuất. * Bài thơ khác viết về h/a cây tre. Đó là bài “Cây tre Việt Nam” (Thép Mới) ; Bài “Tre Việt Nam” (Nguyễn Duy)… 14. Chép lại những câu thơ có từ “hát” trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) + Câu hát căng buồm với gió khơi. + Hát rằng cá bạc biển Đông lặng. + Hát giữa mây cao với biển bằng. + Ta hát bài ca gọi cá vào. 15. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “ánh trăng” và tác động của h/c đó tới những điều mà tác giả gửi gắm trong bài thơ: => Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê ở Quảng Xá - Đông Vệ- TP Thanh Hoá. Ông là nhà thơ tiêu biểu trong thời kì k/c chống Mỹ. Bài thơ được viết năm 1978 khi mà cuộc k/c đã giành thắng lợi hoàn toàn, khi mà không phải ai cũng còn nhớ những gian khổ và những nghĩa tình trong chiến tranh. Bài thơ là lời gửi gắm một nõi niềm tâm sự đồng thời là lời nhắn nhủ chân tình với chính bản thân mình và với mọi người về lẽ sống chung thuỷ, nghĩa tình. 17. Chép lại chính xác bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh): * Hai câu thơ có sử dụng phép nhân hoá và phân tích ngắn gọn ý nghĩa: “Sông được lúc dềnh dàng – Chim bắt đầu vội vã”. Mùa thu được cảm nhận bằng một không gian rộng lớn, nhiều tầng bậc và rõ rệt hơn. Đó là từ các cảnh vật lúc sang thu. Bắt đầu từ dòng sông và những cánh chim trời: “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã”. Con sông quê hương cũng như đang dềnh dàng chờ nước mùa thu. Từ láy “dềnh dàng” và phép nhân hoá đã gợi tả dòng sông mùa thu êm đềm thư thái. Con sông quê không còn nước chảy cuồn cuộn đỏ ngầu phù sa mà trở nên cạn hơn, trong vắt êm đềm trôi. Đối lập với con sông quê là những cánh chim trời đang vội vã. Mùa thu với những ngọn gió heo may, se lạnh làm chúng phải bay về phương Nam tránh rét. Phép nhân hoá và từ láy tượng hình kết hợp cụm từ “ Bắt đầu vội vã” là những cảm nhận độc đáo chỉ có thể thấy được ở một tâm hồn đa cảm, tinh tế của người nghệ sĩ. Tất cả vạn vật như đang hối hả, xôn xao khi mùa thu về.Thu đã về trên bờ đê, ngõ xóm, trên những dòng sông và cả những cánh chim trời đang nhuốm sắc thu. 18. * Chép chính xác 10 câu thơ tiếp theo bài thơ “Nói với con” (Y Phơng) * Những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình : + Phẩm chất cao đẹp của người đồng mình còn thể hiện ở lối sống thuỷ chung tràn đầy niềm tin của người đồng mình: “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông, như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”. Đó cũng là ước muốn của người cha dù hoàn cảnh ntn, cuộc sống ra sao, trên đường đời dẫu chiến thắng hay thất bại thì con phải biết chấp nhận và không bao giờ gục ngã. Con hãy sống xứng đáng với người đồng mình bởi người đồng mình không bao giờ sợ gian khổ, sợ nghèo đói. Sự chấp nhận và đương đầu với gian khổ được thể hiện trong các điệp ngữ “ không chê, không lo” và cũng là lời nhắc nhở chân tình mà cha muốn truyền dạy cho con bài học đạo lý làm người: Con phải biết gắn bó với quê hương xứ sở. Ba từ “sống” được đặt ở dầu câu cùng với phép so sánh đã trở thành lời nhắc nhở con về lẽ sống ở đời. Bằng các hình ảnh ẩn dụ, so sánh, thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh” kết hợp các điệp từ “sống” vang lên, đoạn thơ đã khảng định 1 tâm thế, 1 bản lĩnh sống, 1 dáng đứng của người đồng mình và đó cũng là điều mà người cha hy vọng con hãy sống sao cho xứng đáng với quê hương. + Phẩm chất cao đẹp của người đồng mình còn được nhà thơ thể hiện bằng cách nói rất cụ thể của bà con dân tộc Tày, không hề biết nói hay, nói khéo: “ Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”. Đó là vẻ đẹp của tâm hồn cao thượng, của nhân cách làm người được diễn tả qua cách nói tương phản đối lập giữa hình thức và phẩm chất bên trong. Dù mộc mạc, giản dị như cây cỏ thì cũng không được sống tầm thương mà phải ngẩng cao đầu. Bộc lộ những suy nghĩ về người dân quê hương, người cha như nhắn nhủ con phải biết gắn bó, qúi trọng nơi sinh thành; trân trọng yêu mến con người quê hương. + Chính vẻ đẹp ấy mà người đồng mình sống rất thuỷ chung, nhân hậu: “ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục”. Người đồng mình kiên trì, bền bỉ trong công cuộc lao động để vun đắp, xây dựng xóm làng, biết dệt lên những phong tục để tôn vinh quê hương. Với cách nói cụ thể “ đục đá kê cao quê hương” - Nhà thơ đã sử dụng h/a ẩn dụ thật đọc đáo để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ như cần cù, chăm chỉ, chịu khó và ý thức tự tôn dân tộc, ý thức bảo vệ cội nguồn. 19. * Tóm tắt truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) => Ông Hai là một nông dân hiền lành, thật thà, chất phác, chịu khó và rất yêu làng chợ Dầu. Khi k/c bùng nổ, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Xa làng ông thường khoe về làng để vơi đi nỗi nhớ làng. Ông vô cùng đau xót, bàng hoàng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây làm Việt gian. Khi nghe được tin cải chính, ông hả hê, vui sướng tột cùng. * Ngôi kể và tác dụng của ngôi kể : => Truyện được kể bằng ngôi kể T3 qua điểm nhìn của tác giả. Người kể chuyện giấu mặt song lại là người có mặt ở khắp mọi nơi trong truyện, am hiểu diễn biến các sự việc và tâm lí của các nhân vật. Sử dụng ngôi kể này sẽ giúp cho câu chuyện trở nên khách quan hơn, tạo ra cái nhìn đa chiều, sinh động và hấp dẫn với người đọc, người nghe. 20. * Những tình huống đặc sắc trong truyện ngắn “Bến quê” (Nguyễn Minh Châu): + Tình huống 1: Nhĩ vốn là một con người “ đã đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”, nhưng cuối đời lại bị một căn bệnh quái ác cột chặt vào giường bệnh, không thể tự dịch chuyển bản thân được. Vì vậy anh chỉ mong muốn được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng đối diện khung cửa sổ nhà mình. + Tình huống 2: Khi Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng, mới mẻ của bãi bồi bên kia sông thì cũng là lúc anh không thể đặt chân đến đó được nữa, anh nhờ con trai mình sang sông thực hiện giúp mình mong ước cuối cùng ấy. Nhưng anh con trai lại sa vào một đám chơi phá cờ thế trên hè phố, để lỡ mất chuyến đò duy nhất trong ngày. Tình huống này khiến Nhĩ nhận ra một sự thật: Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình. * Sáng tạo những tình huống có tính chiêm nghiệm, triết lí ấy, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc những bài học sâu sắc trên đường đời: + Hãy biết khám phá, nâng niu, yêu quí và trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi của quê hương, gia đình. Con đò nương tựa cuối cùng của đời ta chính là quê hương và gia đình. + Cuộc đời con người có rất nhiều điều vòng vèo… 21. a. Đó là văn bản “Sang thu” (Hữu Thỉnh) với hai câu thơ cũng sử dụng thành công từ “chùng chình”: “ Sương chùng chình qua ngõ – Hình như thu đã về”. b. Giải nghĩa từ “chùng chình”: Cố tình đi chậm lại. 22. Ngôi trần thuật trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”(Ngôi T1, qua lời kể của Phương Định) => Tác dụng: + Người kể trực tiếp tham gia vào câu chuyện nên là người chứng kiến các sự việc, nên kể lại chuyện một cách chân thực, chi tiết, phù hợp để tả lại hiện thực cuộc chiến đấu trên trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn. + Việc lựa chọn ngôi kể T1 đã tạo ra những điều kiện thuận lợi giúp tác giả tập trung mtả thế giới nội tâm phong phú của nv chính và khắc hoạ vẻ đẹp của các nv khác. 23. Những trò chơi mà em bé trong “Mây và sóng” tự sáng tạo ra: Em bé đã sáng tạo ra 2 trò chơi “ mây và sóng” để vui chơi cùng mẹ. ở trò chơi T1, em làm mây và mẹ làm trăng: “ Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”. Còn ở trò chơi T2 , em là sóng và mẹ là bến bờ : “ Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang và vỡ tan vào lòng mẹ”. => Miêu tả những trò chơi ấy, tác giả muốn hướng con ngời đến sự hoà hợp của những t/c lớn lao. Đó là: + Em bé đã thực hiện được mong ước khám phá thế giới và được sống trong tình yêu thương của mẹ, trở thành nguồn vui của mẹ... + Đó cũng là sự hoà hợp giữa những tình cảm lớn : T/y TN, ước mong khám phá thế giới và t/y mẹ, yêu cuộc đời… trong một tâm hồn trẻ thơ. Ii. Câu hỏi kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu và tạo lập văn bản: 1. Hiện nay có không ít các bạn chọn cách “học tủ”. Em hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về vấn đề này. a. Mở bài: - Giới thiệu tình trạng học tủ – một vấn đề khá phổ biến trong giới học sinh. - Cần phải có sự nhìn nhận đúng đắn, nghiêm túc về vấn đề này. b. Thân bài: *Giải thích khái niệm: Thế nào là học tủ?(Học tủ là chỉ học phần kiến thức mà mình đoán sẽ có trong đề kiểm tra) * Bàn luận về tình trạng học tủ: + Nguyên nhân: Tâm lí học tủ nảy sinh từ những nguyên nhân như: Việc học tập không có kế hoạch, phương pháp, do lười biếng, chủ quan nên khi kì thi tới thì “nước đến chân mới nhảy”, lựa chọn bừa lấy vài vấn đề với hy vọng ăn may...) + Hậu quả: Học sinh chỉ làm chủ được một phần KT nhỏ nên dẫn đến tình trạng hổng KT. Nếu trúng tủ, được điểm cao dễ sinh ra chủ quan, lơ là học tập. Nếu không trúng tủ thì vừa phải nhận kết quả kém vừa đánh mất cơ hội tích luỹ KT. + Biện pháp để loại bỏ tình trạng học tủ: Về phía học sinh cần có ý thức xác định động cơ, mục tiêu học tập đúng đắn, cần có sự nỗ lực của bản thân và có pp học tập khoa học. Về phía nhà trường cần có các biện pháp kiểm tra, chấm điểm y/c các em phải huy động KT toàn diện... * Liên hệ thực tế: + Bản thân em có bao giờ học tủ không? + Bàn về hiện trạng này có thể giúp em tự rút ra những bài học nhận thức và hành động nào? c. Kết bài: Học tủ tạo thành một thói quen xấu, gây những tác hại trong học tập cũng như trong đời sống. Vì vậy học sinh cần phải loại bỏ cách học không đúng này. 2. Bạo lực học đường đang là một vấn nạn được xã hội quan tâm. Em hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề này. a. Mở bài: Giới thiệu tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang gia tăng một cách đáng lo ngại trong thời gian gần đây. b. Thân bài: * Giải thích hiện tượng: Bạo lực học đường là gì? (Là hiện tượng học sinh, sinh viên cố tình vi phạm, xúc phạm nhân phẩm, sức khoẻ của người khác) * Thực trạng của vấn đề hiện nay ra sao? (Số lượng, mức độ, không chỉ có chuyện học sinh đánh nhau mà còn có những học sinh thản nhiên chứng kiến, thậm chí vô cảm ghi hình…) * Nguyên nhân: Do nhận thức sai lầm, lệch lạc về bản lĩnh; coi thường nhân phẩm và sức khoẻ, tính mạng người khác; Do thiếu hiểu biết về pháp luật; Do thiếu sự quản lí và giáo dục của gia đình, nhà trường.. * Hậu quả: Gây những hậu quả nghiêm trọng (Tổn thương về v/c, tinh thần; Là mầm mống để phát triển thành tội phạm; ảnh hưởng tới môi trường nhà trường và xã hội) * Giải pháp: Cần có những giải pháp để chấm dứt cảnh bạo lực ấy (Trách nhiệm của học sinh trong việc học tập, trau dồi đạo đức; Sự quan tâm định hướng của gia đình, nhà trường; Môi trường xã hội cần có để các em định hướng được nhân cách…) c. Kết bài: 3. Trong cuộc sống, có nhiều người quan niệm giành chiến thắng là mục đích cao nhất của cuộc đời. Hãy đọc kỹ câu chuyện và viết đoạn văn ngắn khoảng 15 câu cho biết em đã cảm nhận được điều gì qua ND câu chuyện? “Tại thế vận hội đặc biệt Seatte (Dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, họ cùng tập trung ở trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua chạy cự li 100 m. Khi súng hiệu nổ, tất cả cùng lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái nhìn lại. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không thiếu một ai. Một cô gái bị hội chứng đao dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: - Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. (Theo “Quà tặng của cuộc sống”) => Câu chuyện diễn ra ở một thế vận hội của những người khuyết tật – Nơi con người luôn khát khao chiến thắng để tự khảng định mình, xoá đi mặc cảm là người tàn phế, để từ đó có thêm niềm tin và nghị lực sống. Tám con người ấy là 8 hoàn cảnh, 8 nỗi đau tật nguyền nhưng họ đều có chung một tấm lòng cảm thông, yêu thương, sẵn sàng hi sinh chiến thắng của mình vì người khác. + Cô bé bị bệnh đao tưởng như sẽ khiếm khuyết nhất về trí tuệ đã có những lời nói thật dịu dàng, yêu thương, động viên cậu bé bất hạnh, giúp cậu chiến thắng nỗi buồn, sự mặc cảm. + Câu chuyện gửi đến người đọc một thông điệp : Hãy biết cảm thông, chia sẻ, biết hi sinh vì mọi người. Đó là chiến thắng lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người: Chiến thắng sự ích kỉ. + Chiến thắng không phải là tất cả. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta biết giúp đỡ người khác cùng chiến thắng dù ta có phải chậm một bước. 5. Bàn về NT đặc sắc của bài “Nhớ rừng” (Thế Lữ), có ý kiến cho rằng: “Tác giả đã sáng tạo những h/a biểu tợng rất thích hợp và đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ”. Chỉ ra và phân tích ý nghĩa biểu tượng của các h/a đó? => + Hình ảnh con hổ đẹp oai hùng , với uy quyền của chúa tể, nay sa cơ bị giam cầm, tù hãm trong cũi sắt, là biểu tượng rất thích hợp cho người anh hùng chiến bại mang niềm tâm sự u uất. + Cảnh rừng đại ngàn hoang vu, níu non hùng vĩ, với những hình ảnh lớn lao, dữ dội, phi thường – Giang sơn của chúa sơn lâm, là biểu tượng đẹp về thế giới rộng lớn, khoáng đạt, thế giới của tự do. + Vườn bách thú với cũi sắt, cảnh rừng suối nhân tạo, cảnh vật bị sửa sang, đơn điệu, nhàm chán, buồn tẻ, “không đời nào thay đổi” là biểu tượng của thực tại tù túng, giả dối, tầm thướng, quẩn quanh. Với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng ấy, nhà thơ đã kín đáo thể hiện được nối niềm tâm sự của cả một thế hệ: Khát vọng tự do mãnh liệt, nỗi tiếc nhớ khôn nguôi quá khứ oai hùng, thái độ chán ghét sâư sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối. 14. Hữu Thỉnh sử dụng rất nhiều h/a đặc trưng cho mùa thu đồng bằng Bắc Bộ trong bài “Sang thu”. Hãy chỉ ra các h/a ấy và nêu cảm nhận về một h/a mà em yêu thích. => “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” => Cảm nhận về những tín hiệu đầu tiên của mùa thu đến đột ngột, bất ngờ: “Bỗng nhận ra hương ổi – Phả vào trong gió se” . Đây là sự cảm nhận rất độc đáo, rất riêng của HT. Nhà thơ cảm nhận mùa thu bằng khứu giác bắt đầu từ một mùi hương “hương ổi”. Hương ổi chín thơm lừng phả vào trong những cơn gió se se lạnh mà ông đột ngột nhận ra. Từ “Bỗng” trong câu thơ cho ta thấy một cảm giác bất ngờ, đột ngột đến độ ngạc nhiên. Động từ “phả” vừa gợi cảm giác bất chợt vừa gợi sự vận động nhẹ nhàng của làn gió. Cái mùi hương đặc trưng của mùa thu từ ổi thơm lừng không gian là hương vị của đồng quê mộc mạc, dân dã cứ vương vấn mãi. Nhà thơ còn cảm nhận được sương thu: “ Sương chùng chình qua ngõ”. Lần này là sự cảm nhận bằng thị giác, chùng chình là từ láy tượng hình cùng NT nhân hoá gợi ra sự lay động của lá cây và những hạt sương mai ướt mềm mại đang giăng giăng qua ngõ nhỏ. Mùa thu đã về có hương ổi, có gió se, có sương thu chùng chình. Vậy mà nhà thơ lại hỏi: “Hình như thu đã về”. Mùa thu được cảm nhận bằng lý trí. “Hình như” là một chút nghi hoặc, bâng khuâng, bối rối. Mùa thu đến từ bao giờ? Từ hương ổi? Từ gió? Từ sương? Một cảm xúc ngỡ ngàng, bất chợt trong cảm nhận. Thu đã về trên quê hương, đó là cảm xúc trong thời điểm giao mùa. Chỉ có những con người thực sự yêu mùa thu, gắn bó với quê hương đất nước thì mới có những cảm xúc tinh tế đến vậy. 17. Đọc truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê), em có suy nghĩ ntn về tuổi trẻ VN trong cuộc k/c chống Mĩ cứu nước? => 18. Nêu và phân tích ngắn gọn ý nghĩa của những h/a biểu tượng trong truyện ngắn “Bến quê”. * Cảnh vật bến quê: Tượng trưng cho vẻ đẹp bình dị và quen thuộc của quê hương. * Bãi bồi bên kia sông Hồng: Vẻ đẹp thân quen, mộc mạc mà lại vô cùng xa lạ, mới mẻ. * Bờ đất lở dốc: Tượng trưng cho phần thiếu hụt của cuộc đời mỗi con người. * Hình ảnh cậu con trai sa vào đám chơi phá cờ thế: Cuộc đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình mà đôi khi nó vượt ra khỏi cả những hiểu biết, những dự định và những tính toán của con người. III. Bài tập tổng hợp: 2. Một trong những thành công nổi bật của NDu trong đoạn “Chị em Thuý Kiều” là sử dụng bút pháp ước lệ để mtả nv chính diện. a. Thế nào là bút pháp ước lệ? => Đây một bút pháp thuộc văn học cổ điển, là lấy những vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người. b. Tìm trong đoạn trích và chép lại chính xác hai dòng thơ tả Thuý Vân, dòng thơ tả Thuý Kiều có hình ảnh ước lệ. => + Tả Vân: Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. + Tả Kiều: Làn thu thuỷ, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. c. Viết đoạn văn ngắn phân tích tài nghệ mtả ngoại hình nv của NDu trong đoạn trích này? => 7. Mở đầu bài “Mùa ..”- Thanh Hải viết: “Mọc giữa dòng sông xanh – Một bông hoa tím biếc”. a. Câu thơ trên sử dụng BPTT gì? Hãy nêu hiệu quả NT của BPTT ấy trong văn cảnh. => Bằng 2 nét chấm phá: Dòng sông xanh, bông hoa tím nhà thơ đã khắc hoạ cảnh mùa xuân tươi đẹp tràn đầy sức sống. Nhà thơ đã vẽ ra một không gian cao rộng với màu sắc tươi thắm của dòng sông xanh, màu tím mộc mạc của bông hoa lục bình. Hai câu thơ đầu, ta gặp 1 cách viết rất lạ. Tác giả đảo trật tự cú pháp: ĐT “ Mọc” được đảo lên trước CN, đầu đoạn, đầu bài thơ đã tạo ra ấn tượng đột ngột, bất ngờ, sống động về hình ảnh 1 bông hoa đang từ từ xoè nở trên dòng sông như hiện dần ra trước mắt người đọc. Hai câu thơ đầu đã cho ta cảm nhận về 1 bức tranh mùa xuân trong sáng, đằm thắm. b. Chép lại 4 dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ đầu. => “ ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”. Câu 1: Em hãy viết 1 đoạn văn nêu nhận xét của mình về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình hai chị em Kiều trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”. => Cách miêu tả chân dung 2 chị em Kiều của đại thi hào dân tộc Ndu thật là điêu luyện. Ông sử dụng bút pháp truyền thống trong của văn học cổ điển là NT
File đính kèm:
- De cuong huong dan on thi hoc ki mon Ngu van va Tap lam van.doc