Đề cương kiểm tra học kì II môn: Sinh 7 - Năm học: 2011 - 2012

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương kiểm tra học kì II môn: Sinh 7 - Năm học: 2011 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT TP BẾN TRE ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HKII
 Trường:THCS Vĩnh Phúc Môn: Sinh7
 Tổ:Sinh-Công Nghệ Năm học:2011-2012 
 I/ TRẮC NGHIỆM: 
 * 6 câu nhận biết:
 Chọn, trả lời đúng các câu hỏi sau:
 Câu 1: Cóc nhà đi kiếm ăn chủ yếu vào thời gian nào trong ngày?
 A.Ban ngày B.Ban đêm
 C.Cả ngày D.Chiều và đêm
 Câu 2: Cơ quan đặc trưng cho giai đoạn ấu trùng của ếch là:
 A. Đường bên B.Đuôi 
 C. Phổi D.Chi
 Câu 3: Cấu tạo tim của thằn lằn gồm:
 A.Hai tâm nhỉvà một tâm thất
 B. Một tâmnhỉ và 1 tâm thất
 C.Hai tâm nhỉ và một tâm thất có vách hụt 
 D. Hai tâm thất và một tâm nhỉ	
 Câu 4: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là của thú ăn sâu bọ?
 A. Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn
 B. Bộ răng gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có từ 3,4 mấu nhọn 
 C. Thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn và sắt, có khoảng trống hàm
 D. Thị giác kém phát triển nhưng khứu giác rất phát triển 
 Câu 5: Động vật quí hiếm gồm những loài:
 A.Có giá trị cao trong sử dụng 
 B.Chỉ có ở Việt Nam với số lượng ít, rất hiếm gặp 
 C.Vừa có giá trị sử dụng vừa hiếm gặp.
 D.Có giá trị trong 10 năm gần đây có số lượng giảm sút trong thiên nhiên.
 Câu 6: Bộ Linh trưởng gồm những loài có đặc điểm:
 A. Đi bẳng bàn chân, thích nghi với đời sống ở cây.
 B. Có tứ chi thích nghi với sự cầm nắm leo trèo.
 C. Ăn tạp nhưng chủ yếu là ăn thực vật 
 D. Cả A,B,C
 * 6.Câu thông hiểu:
 Câu 1: Tim cá được chia mấy ngăn?
 A. Một ngăn B. Hai ngăn
 C .Ba ngăn D. Bốn ngăn
 Câu 2: Tim ếch có mấy ngăn?
 A .2 ngăn B. 3 ngăn
 C. 3 ngăn có vách hụt D. 4 ngăn
 Câu 3: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG liên quan đến hô hấp của ếch đồng?
 A. Xuất hiện phổi 
 B. Cử động hô hấp nhờ sự nâng hạ thềm miệng 
 C. Da trrần ẩm ướt có hệ mao mạch dày đặc
 D. Xuất hiện lồng ngực
 Câu 4: Đặc điểm hệ tiêu hóa của ếch đồng là:
 A. Miệng có lưỡi lớn có thể phóng ra để bắt mồi
 B. Có dạ dày lớn, ruột ngắn
 C. Gan, mật lớn,có tuyến tụy 
 D . Cả A, B, C
 Câu 5: Thỏ bật nhảy xa khi chạy nhanh là nhờ:
 A . Chi trước ngắn B. Chi sau dài khỏe
 C. Cơ thể thon và nhỏ D. Đuôi ngắn
 Câu 6: Răng cửa thú thuộc bộ gặm nhấm có đặc điểm:
 A. Thiếu răng nanh chỉ có đôi răng cửa lớn, dài cong và mọc liên tục
 B. Có răng nanh dài nhọn để xé mồi, răng hàm có mấu dẹp sắc để cắt mồi
 C. Các răng đều có mấu nhọn 
 D. Răng ít phân hóa
 *8 Câu vận dụng:
 Câu 1: Ở thằn lằn, máu đi nuôi cơ thể là máu gì?
 A. Máu đỏ tươi B. Máu pha
 C. Máu đỏ thẩm D. Máu pha và máu đỏ tươi
 Câu 2: Cơ quan hô hấp của thằn lằn:
 A. Mang và phổi B. Da và phổi
 C. Da D. Phổi
 Câu 3: Ở cá, máu được trao đổi khí ở cơ quan nào?
 A.Ruột B.Gan
 C.Mang Thận
 Câu 4: Loại cá nào sau đây thích nghi với đời sống ở tầng đáy?
 A.Cá chép B.Cá thu
 C.Cá đuối D.Cá ngừ
 Câu 5: Tại sao ếch đồng thường sống quanh bờ vực nước?
 A .Dễ tránh kẻ thù tấn công
 B. Có lợi cho việc hô hấp qua da
 C. Tìm kiếm thức ăn dễ dàng
 D. Dễ di chuyển
 Câu 6: Khẳng định nào sau đây về đặc điểm đời sống của chim bồ câu là KHÔNG ĐÚNG?
 A.Bồ câu nhà có tổ tiên là bồ câu núi, màu lam hiện còn sống trong điều kiện hoang dã. 
 B. Thân nhiệt bồ câu không ổn định, bồ câu là động vật biến nhiệt.
 C. Bồ câu thụ tinh trong và trứng có vỏ đá vôi bao bọc.
 D. Chim mới nở chưa mở mắt, trên thân chỉ có một ít lông tơ được bố mẹ mớm mồi nuôi bằng sữa diều.
 Câu 7: Ở thằn lằn, máu đi nuôi cơ thể có đặc điểm gì?
 A. Máu đỏ tươi B. Máu đỏ thẩm
 C. Máu pha và máu đỏ tươi D. Máu pha
 Câu 8: Bộ guốc chẵn gồm những loài có đặc điểm là:
 A. Có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại, không có sừng hoặc có sừng.
 B. Có 5 ngón, guốc nhỏ, có vòi, sống đàn, ăn thực vật không nhai lại 
 C. Có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau,đa số sống đàn,có nhiều loài nhai lại 
 D. Có răng cửa ngắn,sắc để róc xương, răng nanh lớn dài, nhọn để xé mồi.
 II/ TỰ LUẬN:
 *3 Câu nhận biết:
 Câu 1: Những đặc điểm nào chứng tỏ bộ Linh trưởng là động vật tiến hóa nhất?
 Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn?
 Câu 3: Những nguyên nhân nào gây suy giảm đa dạng sinh học?
 *3 Câu thông hiểu:
 Câu 1: So sánh kiểu bay vỗ cánh của chim bồ câu với kiểu bay lượn của chim hải âu?
 Câu 2: Hãy kể tên các hình thức sinh sản ở động vật và sự phân biệt các hình thức sinh sản đó?
 Câu 3: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh?
 * 4 Câu vận dụng:
 Câu 1: Lấy các ví dụ về tác hại và lợi ích của chim đối với con người?
 Câu 2: Kể tên các lớp trong ngành ĐVCXS.Mỗi lớp lấy một vài ví dụ động vật đại diện.
 Câu 3: Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay cá chép hơn?
 Câu 4: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?
 .. HẾT..
ĐÁP ÁN: ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HKII
 MÔN:SINH 7(Năm 2011- 2012 ) 
 I/ TRẮC NGHIỆM:
 * 6 Câu nhận biết: *6 Câu thông hiểu * 8 Câu vận dụng
 1-D 1-B 1-B
 2-D 2-B 2-D 
 3-C 3-D 3-C 
 4-C 4-D 4-C
 5-D 5-B 5-B
 6-D 6-A 6-B
 7-D
 8 -C 
 II/ TỰ LUẬN:
 * 3 Câu nhận biết:
 Câu 1: đặc điểm của bộ Linh trưởng.
Đi bằng bàn chân
Bàn tay, bàn chân có 5 ngón 
Ngón cái đối diện với các ngón còn lại → thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo
Ăn tạp, nhưng ăn thực vật chính
Câu 2: Đặc điểm của ếch thích nghi ở cạn:
Mắt có mí giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra.
Mũi thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi, vừa để thở.
Tai có màng nhỉ.
Chi 5 ngón chia đốt, linh hoạt. 
 Câu 3: Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học:
Nạn phá rừng, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị làm mất môi trường sống của động vật.
Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dại.
Việc sử dụngtràn lan thuốc trừ sâu, chất thải của các nhà máy, khai thác dầu khí.gây ô nhiễm.
 Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
Cấm đốt phá, khai thác bừa bãi.
Cấm săn bắt buôn bán động vật trái phép 
Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
* 3 Câu thông hiểu:
Câu 1: So sánh kiễu bay vỗ cánh với kiễu bay lượn:
 Kiểu bay vỗ cánh Kiểu bay lượn
 (chim bồ câu) (chim hải âu)
 -Cánh đập liên tục - Cánh đập chậm rãi và không liên tục.
 - Cánh dang rộng mà không đập
 - Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh. - Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không 
 khí và hướng thay đổi của các luồng gió.
Câu 2: Các hình thức sinh sản của động vật:
Ở động vật có 2 hình thức sinh sản chính đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
 - Sinh sản vô tính: Là không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau.(phân đôi cơ thể hoặc mọc chồi)
 -Sinh sản hữu tính: Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực(tinh trùng) và tế bào sinh dục cái(trứng), trứng thụ tinh phát triển thành phôi. Có 2 hình thức thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.
Câu 3: Ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
 -Thai không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng trong trứng.
 -Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
 - Con non được nuôi bằng sữa mẹ không lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên.
*4 Câu vận dụng:
Câu 1: Tác hại và lợi ích của chim đối với đời sống con người:
 Có lợi: 
Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm: vd
Cung cấp thưv5 phẩm: vd
Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh: vd
Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch: vd
Giúp phát tán cây rừng: vd 
 Tác hại:
 - Ăn hạ, quả,cá: vd 
 - Là động vật trung gian truyền bệnh: vd
 Câu 2: Trong ngành ĐVCXS có các lớp:
 -Lớp cá: Cá chép,cá thu.......
 -Lớp lưỡng cư: Ếch đồng.ễnh ương ......
 -Lớp bò sát: Thằn lằn bóng đuôi dài, rắn......
 -Lớp chim: Bồ câu, gà........
 -Lớp thú: Thỏ nhà, khỉ.........
Câu 3:
-Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn cá chép. Vì cá voi thuộc lớp thú bắt nguồn từ nhánh tiến hóa có gốc cùng với hươu sao, còn cá chép lại thuộc lớp có xương là động vật bật thấp hơn với lớp thú.
Câu 4: Ếch sống ở nơi ẩm ướt,gần bờ nước vì:
 Ếch hô hấp qua da chủ yếu nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ nguy cơ bị chết.
 HẾT

File đính kèm:

  • docDe cuong on thi HK II Sinh 71112.doc
Đề thi liên quan