Đề cương kiểm tra một tiết - Môn Sinh học 8

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương kiểm tra một tiết - Môn Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA MỘT TIẾT
MÔN SINH HỌC 8
I/ TRẮC NGHIỆM:
1/ Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A
Các cơ quan (A)
Đặc điểm cấu tạo đặc trưng (B)
Ghép cột 
1. Màng xương
2. Mô xương cứng
3. Tủy xương
4. Mạch máu
5. Sụn đầu xương
6. Sụn tăng trưởng
a. Nuôi dưỡng xương
b. Sinh hồng cầu
c. Chứa tủy vàng ở người lớn
d. Giúp xương dài ra
e. Giúp cho xương lớn lên
f. Làm giảm ma sát trong khớp
g. Chịu lực, đảm bảo vững chắc
h. Phân tán lực tác động
1 ghép với 
2 ghép với 
3 ghép với 
4 ghép với 
5 ghép với 
6 ghép với 
2/ Khoanh tròn vào một chữ cái (a, b, c, d) trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Người có nhóm máu AB có thể truyền máu cho người có nhóm nào sau đây?
a. A;
b. B;
c. AB;
d. O.
Câu 2: Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì:
a. Cấu trúc có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng;
b. Xương có tủy xương và muối khoáng;
c. Xương có chất hữu cơ;
d. Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ.
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ:
a. Lượng nhiệt sinh ra nhiều;
b. Do chất dinh dưỡng thiếu hụt;
c. Do lượng cácbonicquá cao;
d. Lượng oxi trong máu thiếu nên tích tụ lượng axít trong cơ.
Câu 4: Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:
a. Sức đẩy của tim và sự co dãn của động mạch;
b. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim;
c. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim;
d. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch.
Câu 5: Trong hệ thống tuần hoàn máu loại mạch quan trọng nhất là:
a. Động mạch;
b. Tĩnh mạch;
c. Mao mạch;
d. Mạch bạch huyết.
Câu 6: Vai trò của khoang xương trẻ em là:
a. Giúp xương dài ra;
b. Giúp xương lớn lên về chiều ngang;
c. Chứa tủy đỏ;
d. Nuôi dưỡng xương.
Câu 7: Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là:
a. Tâm nhĩ phải;
b. Tâm nhĩ trái;
c. Tâm thất phải;
d. Tâm thất trái.
Câu 9: Môi trường trong của cơ thể gồm:
a. Máu, nước mô và bạch cầu;
b. Máu, nước mô và bạch huyết;
c. Huyết tương, các tế bào máu và kháng thể;
d. Nước mô, các tế bào máu và kháng thể.
Câu 10: Các chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào gồm có:
a. Protein, lipit, gluxit, axit nucleic;
b. Protein, lipit, muối khoáng, axit nucleic;
c. Protein, lipit, nước, muối khoáng, axit nucleic;
d. Protein, nước, muối khoáng, gluxit, axit nucleic.
Câu 11: Trong cơ thể có các loại mô chính:
a. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô thần kinh;
b. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô xương;
c. Mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết và mô thần kinh;
d. Mô cơ, mô xương, mô liên kết và mô thần kinh.
Câu 12: Xương to ra là nhờ:
a. Sự phân chia của tế bào mô xương cứng;
b. Sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng;
c. Sự phân chia của tế bào khoang xương;
d. Sự phân chia của tế bào màng xương.
Câu 13: Thành phần của máu gồm:
a. Nước mô và các tế bào máu;
b. Nước mô và bạch huyết;
c. Huyết tương và bạch huyết;
d. Huyết tương và các tế bào máu.
Câu 14: Loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2 là:
a. Bạch cầu;
b. Hồng cầu;
c. Tiểu cầu;
d. Hồng cầu và tiểu cầu.
Câu 15: Lực đẩy chủ yếu giúp máu vận chuyển trong động máu là:
a. Sự co bóp của tim và sức đẩy của tĩnh mạch;
b. Sự co dãn của động mạch và sự co bóp của tim;
c. Sức hút của lồng ngực khi hít vào;
d. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tĩnh mạch.
Câu 16: Ngăn tim tạo ra công lớn nhất:
a. Tâm nhĩ phải;
b. Tâm nhĩ trái;
c. Tâm thất phải;
d. Tâm thất trái.
II/ TỰ LUẬN:
Câu 1: Nêu các biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ tim mạch
Câu 2: Lấy một ví dụ về phản xạ và phân tích cung phản xạ đó
Câu 3: Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim
Câu 4: Để xương và cơ phát triển cân đối, chống cong vẹo cột sống đối với lứa tuổi học sinh, em cầm làm gì?
Câu 5: Nêu thành phần hóa học và tính chất của xương
Trường THCS ĐạÏ Long
Điểm
Lời phê của giáo viên
Lớp: 8A
Họ và tên:
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Sinh học 8
I/ TRẮC NGHIỆM:
1/ Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A (1.5)
Các cơ quan (A)
Đặc điểm cấu tạo đặc trưng (B)
Ghép cột 
1. Màng xương
2. Mô xương cứng
3. Tủy xương
4. Mạch máu
5. Sụn đầu xương
6. Sụn tăng trưởng
a. Nuôi dưỡng xương
b. Sinh hồng cầu
c. Chứa tủy vàng ở người lớn
d. Giúp xương dài ra
e. Giúp cho xương lớn lên
f. Làm giảm ma sát trong khớp
g. Chịu lực, đảm bảo vững chắc
h. Phân tán lực tác động
1 ghép với 
2 ghép với 
3 ghép với 
4 ghép với 
5 ghép với 
6 ghép với 
2/ Khoanh tròn vào một chữ cái (a, b, c, d) trước câu trả lời đúng: (2.5đ)
Câu 1: Người có nhóm máu AB có thể truyền máu cho người có nhóm nào sau đây?
a. A;
b. B;
c. AB;
d. O.
Câu 2: Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì:
a. Cấu trúc có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng;
b. Xương có tủy xương và muối khoáng;
c. Xương có chất hữu cơ;
d. Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ.
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ:
a. Lượng nhiệt sinh ra nhiều;
b. Do chất dinh dưỡng thiếu hụt;
c. Do lượng cácbonic quá cao;
d. Lượng oxi trong máu thiếu nên tích tụ lượng axít trong cơ.
Câu 4: Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:
a. Sức đẩy của tim và sự co dãn của động mạch;
b. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim;
c. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim;
d. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch.
Câu 5: Trong hệ thống tuần hoàn máu loại mạch quan trọng nhất là:
a. Động mạch;
b. Tĩnh mạch;
c. Mao mạch;
d. Mạch bạch huyết
Câu 6: Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là:
a. Tâm nhĩ phải;
b. Tâm nhĩ trái;
c. Tâm thất phải;
d. Tâm thất trái.
Câu 7: Trong cơ thể có các loại mô chính:
a. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô thần kinh;
b. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô xương;
c. Mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết và mô thần kinh;
d. Mô cơ, mô xương, mô liên kết và mô thần kinh.
Câu 8: Xương to ra là nhờ:
a. Sự phân chia của tế bào mô xương cứng;
b. Sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng;
c. Sự phân chia của tế bào khoang xương;
d. Sự phân chia của tế bào màng xương.
Câu 9: Thành phần của máu gồm:
a. Nước mô và các tế bào máu;
b. Nước mô và bạch huyết;
c. Huyết tương và bạch huyết;
d. Huyết tương và các tế bào máu.
Câu 10: Loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2 là:
a. Bạch cầu;
b. Hồng cầu;
c. Tiểu cầu;
d. Hồng cầu và tiểu cầu.
II/ TỰ LUẬN (6 đ)
Câu 1: Nêu các biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ tim mạch (1 đ)
Câu 2: Lấy một ví dụ về phản xạ và phân tích cung phản xạ đó? (1.5đ)
Câu 3: Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim (1.5 đ)
Câu 4: Để xương và cơ phát triển cân đối, chống cong vẹo cột sống đối với lứa tuổi học sinh, em cần làm gì? (2 đ)
Bài làm:
Đáp án:
I/ Trắc nghiệm:
Câu 1/ Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A (1.5)
1 ghép với .e
2 ghép với g
3 ghép với b
4 ghép với a
5 ghép với f
6 ghép với d
Câu 2/ Khoanh tròn vào một chữ cái (a, b, c, d) trước câu trả lời đúng: (2.5đ)
1:c
2:a
3:d
 6:a
7:c
 8:d
4:a
5:c
9:d
10:b
II/ Tự luận:
Câu 1: mỗi ý 0.25 đ. Ýù thứ tư 0.5 đ. Trình bày 0.25 đ
- Tránh các tác nhân có hại: các chất kích thích, mỡ động vật, ..
- Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái vui vẻ 
- Lựa chọn cho bản thân một hình thức rèn luyện thích hợp
- Cần rèn luyện thường xuyên, đều đăn, vừa sức để nâng dần sức chịu đựng của tim mạch và cơ thể.
Câu 2:
* Ví dụ: Tay chạm vào vật nóng, rụt tay lại (0.5đ)
* Phân tích: Cơ quan thụ cảm : da báo vật nóng qua nơron hướng tâm về trung ương thần kinh qua nơron trung gian. Trung ương thần kinh chỉ đạo cho nơron li tâm qua nơron trung gian cho cơ quan vận động rụt tay lại. (1đ)
Câu 3:
- Vì sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch còn được hỗ trợ chủ yếu bởi sức đẩy tạo ra sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi ta hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra. (1 đ)
- Trong khi chảy về tim, máu còn chảy ngược chiều của trọng lực, vì có sự hỗ trợ của các van nên máu không bị chảy ngược (0.5 đ)
Câu 4:
- Để xương phát triển cân đối:
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí
+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng
+ Rèn luyện thân thể lao động vừa sức
- Để chống cong vẹo cột sống cần:
+ Mang vác đều cả hai vai
+ Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn không nghiêng vẹo

File đính kèm:

  • dockiem tra mot tiet SH 8.doc
Đề thi liên quan