Đề cương lịch sử 11 học kì 2

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 4644 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương lịch sử 11 học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Of everything else the newest, of friends, the oldest:
“ Cái gì cũng cần mới nhất; bạn bè thì cần lâu nhất.”

 Đề cương lịch sử 11

Câu 1: Hãy phân tích nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai- Sâu xa: Do sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của các nươc tư bản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc ® mâu thuẩn với nhau về các vấn đề thuộc địa.- Do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất lại tiếp tục nảy sinh.- Trực tiếp: Do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản nhằm gây chiến tranh để chia lại thế giới.- Do chính sách thoả hiệp, “dung dưỡng” của các nước phương Tây đã tạo điều kiện cho bọn phát xít phát động chiến tranh.- Các nước đế quốc hình thành hai khối đối lập nhau:+ Anh, Pháp, Mĩ thi hành chính sách thoả hiệp nhượng bộ nhằm đẩy khối phát xít tấn công Liên Xô, đỉnh cao của chính sách này là Hiệp ước Muy-ních, “bán đứng” Tiệp Khắc cho Đức. Tuy vậy, thấy chưa đủ sức tấn công Liên xô, Hit-le tấn công các nước châu Âu trước+ Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Câu 3:Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai? Đánh giá vai trò của Lin xơ trong cuộc chiến tranh này?* Hậu quả: - CTTG thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phe phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đ kin cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Trong cuộc chiến đấu ấy, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trị quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.- Gây ra hậu quả nặng nề đối với nhân loại: hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc, và nhiều cơ sở KT bị tàn phá.- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đ dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.* Đánh giá: Liên xô là 1 trong ba cường quốc luôn giữ vai trò đi đầu và là một lực lượng chủ chốt cng với các nước đồng minh Anh, Mĩ góp phần giành thắng lợi trong việc tiêu diệt CNPX.- Là thành viên chủ chốt trong phe đồng minh chống phát xít, tham gia chiến tranh với mục đích bảo vệ hòa bình thế giới, giúp đỡ các dân tộc trên thế giới đấu tranh giành độc lập- Đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giải phóng lãnh thổ của mình, giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít. Tiến công đến tận sào huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức và tiêu diệt chúng.
Câu 5: Nêu tính chất của chiến tranh thế giới thứ hai? Đánh giá vai trò của Liên Xô và các nước đồng minh Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt phát xít Đức và Nhật Bản. - Tính chất : + Giai đoạn 1939 – 1941: là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đã đẩy hàng triệu người dân vô tội vào chết chóc.+ Giai đoạn 1941 – 1945: là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít do các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đi đầu.- Vai trò:+ Liên Xô, Mĩ và Anh đều là lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt phát xít Đức (thời gian 1944 – 1945). Việc Liên Xô mở mặt trận tấn công Đức ở mặt trận phía Đông và quân Đồng minh mở cuộc tấn công ở mặt trận phía Tây đã làm cho phát xít Đức bị kẹp giữa hai gọng kìm, bị uy hiếp về tinh thần và nhanh chóng đi đến thất bại. Liên Xô đã đóng vai trò lớn lao trong trận công phá Béc-lin, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức tại sào huyệt cuối cùng của chúng.+ Ở mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944 liên quân Mĩ Anh đã triển khai các cuộc tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Philippin.+ Liên Xô, Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Nhật. Cuộc tấn công của Mĩ, Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông Nam Á đã thu hẹp dần thế lực của phát xít Nhật. Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá huỷ lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một tội ác, gieo rắc thảm hoạ chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản.
BÀI 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
( TỪ 1858 ĐẾN TRƯỚC 1873)
Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng? Chúng đã bị thất bại ra sao?+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng. + Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ. Vì vậy, sáng ngày 1/9/1858 từ các tàu neo đậu ở cửa biển Đà Nẵng, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nã đại bác lên bờ, rồi cho quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân, dân xây dựng phòng tuyến liên trù dài 3 km để chặn giặc ngay tạI cửa biển. Nhân dân còn dùng cột tre thùng gỗ đựng đầy đất đá lấp sông Vĩnh Điện để chặn tàu chiến địch. Nhân dân vùng ven biển kiên cường chống trả quân xâm lược, khiến địch thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh. Tây Ban Nha nản chí bỏ cuộc. Pháp phải thay đổi kế hoạch. Tháng 2/1859 quay mũi tấn công vào Gia Định để thực hiện âm mưu mới “chinh phục từng gói nhỏ”.2.Vì sao đầu năm 1859 Pháp lại đánh vào Gia Định mà không đánh ra Bắc Kì?Gia Định xa TQ sẽ tránh đựơc sự can thiệp của nhà Thanh.Xa kinh đô Huế, sẽ tránh được sự tiếp viện của của triều đình Huế.Chiếm được GĐ coi như chiếm được kho lúa gạo của triều dình Huế, gây khó khăn cho triều đình.Đánh xong GĐ, sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia và làm chủ lưu vực sông Mê-Kông.Pháp phải hành động gấp, vì: TB Anh sau khi chiếm Singapo và Hương Cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn. ( Vì tất cả những lí do trên, Pháp quyết định đánh chiếm Gia Định(2(17-2-1859).
3. Hoàn cảnh ra đời và nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất(1862)? Em đánh giá như thế nào về Hiệp ước Nhâm Tuất, về triều đình Nguyễn qua việc kí kết Hiệp ước này?a. Hoàn cảnh ra đời:- 23/2/1861 tấn công & chiếm được đồn Chí Hoà.- Thừa thắng P chiếm 3 tỉnh miền Đông NK Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà (18/12/1861), Vĩnh Long (23/3/1862)( Triều đình nhà Nguyễn chủ động kí Hoà ước Nhâm Tuất 5/6/1862.b. Nội dung:- Triều đình nhượng cho P 3 tỉnh miền đông NK (GĐ, ĐT, BH); Bồi thường 20 triệu quan…Triều đình mở các cửa biển: dà nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên; cho thương nhân P & TBN tự do buôn bán.- P trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình, với điều kiện triều đình chấm dứt các hoạt động chống P ở 3 tỉnh miền Đông.c. Đánh giá: - Đây là 1 hiệp ước mà theo đó VN phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN.- Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng TD Pháp.3.Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất(1862), phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới? - Những nét mới:Độc lập với triều đình.Vừa chống P vừa chống PK(…)Gặp nhiều khó khăn do thái độ không hợp tác của triều đình.
Câu 1: Em hãy cho biết phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?- Sau Hiệp ước Hácmăng năm 1883 và Patơnốt năm 1884 thực dân Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì. - Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.Dựa vào đó phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động.- Những hành động của phái chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền đất nước- Trước sự uy hiếp cuả kẻ thù, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Tất Thuyết quyết định đánh trước để giành thế chủ động.- Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến đêm 4 ngày 5 tháng 4 năm 1885 cuối cùng bị thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi Hoàng thành lên Tân Sở (Quảng Trị). 13/7/1885 lấy danh nghĩa Hàm Nghi, ông hạ chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.- Chiếu Cần vương thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta, phong trào kéo dài 12 năm Câu 2: Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương ?* 1885-1888:- Lãnh đạo:Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước- Lựclượng tham gia:Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.- Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa củaMai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng....- Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.- Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiờri.* 1888-1896:- Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.- Lực lượng tham gia:Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.- Địabàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.- Khởi nghĩa tiêu biểu:Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê... Năm 1896, Phỏp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.* Mục tiêu: Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến.* Tính chất:Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước của dân tộc ta, diễn ra theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
Câu 3:Em hiểu thế nào về phong trào Cần Vương? Trình by nội dung cơ bản và ý nghĩa của chiếu Cần Vương ?* Phong trào Cần Vương: là phong trào phò vua, giúp vua Hàm Nghi chống giặc cứu nước.* Nội dung: - Tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.- Lên án sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.- Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tam kháng chiến chống Pháp đến cùng.* Việc . . .có ý nghĩa: Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân ra sức giúp vua vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, vua giỏi.- Khẩu hiệu “Cần vương” đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong trào vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối TK XIX mới chấm dứt.-Trước đây nhà Nguyễn chưa một lần hiệu triệu nhân dân đứng lên cứu nước, vì vậy phong trào “Cần vương” đã nhanh chóng qui tụ được lực lượng.
Câu 4: Đánh giá về phong trào Cần vương- Ưu điểm:+ Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.+ Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.- Hạn chế:+ Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc.+ Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa.Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.
Câu 5: Nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX?*Nguyên nhân thất bại - Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không thể tập hợp, đoàn kết để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp.- Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau.- Cách đánh giăc chủ yếu là dựa vào địa thế hiểm trở (như khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy…)- Thực dân Pháp còn mạnh, tương quan lực lương bất lợi cho ta…*Bài học kinh nghiệm:- Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.- Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.- Phải chủ động, linh hoạt trong cách đánh…Trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, hãy tóm tắt diễn biến và nêu đặc điểm của phong trào Cần Vương.
Câu 12: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy?*Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật*Địa bàn:- Căn cứ chính Bãi Sậy (Hưng Yên).- Địa bàn hoạt động: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, sang cả Nam Định, Quảng Yên.*Hoạt động chủ yếu:+ Giai đoạn từ 1885-1887 xây dựng căn cứ Bãi Sậy, từ đây toả ra khống chế các tuyến giao thông Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Nam Định, Hà Nội - Bắc Ninh, sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.- Nghĩa quân phiên chế thành những phân đội nhỏ 10-15 người trà trộn vào dân để hoạt động.+ Giai đoạn từ năm 1888 bước vào chiến đấu quyết liệt, di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn ở các tỉnh đồng bằng.* Kết quả - ý nghĩa:- Qua nhiều ngày chiến đấu nghĩa quân đã bị giảm sút nhiều.- Căn cứ bãi Sậy và căn cứ hai Sông bị Pháp bao vây. Nguyễn Thiện Thuật phải sang Trung Quốc, Đốc Tít phải ra hàng giặc.- Năm 1892 những người còn lại gia nhập nghĩa quân Yên Thế.- Để lại những kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng.
Câu 8: Trình bày cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình trong phong trào Cần Vương?* Khởi nghĩa Hương Khê:- Căn cứ:+ Hương Khê: huyện miền núi phía tây Hà Tĩnh+ Giáp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.- Giai đoạn 1885 – 1888: chuẩn bị, xây dựng lực lượng và cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.+ Phan Đình Phùng giao quyền chỉ huy cho Cao Thắng để ra Bắc liên kết lực lượng.+ Chiêu tập binh sĩ, huấn luyện nghĩa quân, trang bị khí giới, xây dựng căn cứ trong vùng rừng núi.+ Chế tạo súng trường theo mẫu Pháp.- Giai đoạn 1888-1896: thời kì chiến đấu quyết liệt của nghĩa quân.+ Phan Đình Phùng trở về, cùng Cao Thắng trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.+ Nghĩa quân chia thành 15 quân thứ, đặt đại bản doanh ở núi Vụ Quang.+ Từ năm 1889, liên tục mở các cuộc tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch, chủ động tấn công với nhiều trận thắng lớn nổi tiếng như trận tấn công đồn Trường Lưu(5 – 1890), trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (8 – 1892).+ Từ năm 1893, lực lượng nghĩa quân bị hao mòn dần, rồi vào thế bị bao vây, cô lập. Cao Thắng hi sinh trong trận tấn công đồn Nu.+ Ngày 17 – 10 – 1894, nghĩa quân giành thắng lợi trong trận phục kích địch ở núi Vụ Quang nhưng tình thế ngày càng bất lợi, nghĩa quân bị triệt đường tiếp tế, quân số giảm sút.+ Ngày 28 – 12 – 1895, Phan Đình Phùng hi sinh.+ Năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi nghĩa đã bị Pháp bắt ® Khởi nghĩa Hương Khê tan rã.- Nguyên nhân thất bại:+ Nghĩa quân chưa liên kết, tập hợp lực lượng trên quy mô lớn để phát triển thành phong trào toàn quốc.+ Còn hạn chế vì khẩu hiệu chiến đấu.+ Bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, tương quan lực lượng giữa ta và địch.- Ý nghĩa: + Có vị trí to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.+ Để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.
* Khởi nghĩa Hương Khê là điển hình nhất.- Bởi vì:+ Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô rộng lớn, địa bàn rộng, lan rộng ra khắp 4 tỉnh Bắc, Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).+ Thời gian tồn tại hơn 10 năm.+ Lực lượng tham gia: đông đảo nhân dân và các dân tộc người thiểu số.+ Chế tạo được loại vũ khí tối tân: súng trường theo mẫu Pháp.+ Có tổ chức tương đối chặt chẽ, lập nhiều chiến công, gây cho địch nhiều tổn thất.+ Huy động được sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân.+ Về quân sự, biết sử dụng những phương pháp tác chiến linh hoạt, chủ động sáng tạo trong quá trình chuẩn bị và giao chiến với quân địch.+ Khởi nghĩa Hương Khê thất bại cũng là mốc đánh dấu kết thúc phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
Câu 12: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy?*Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật*Địa bàn:- Căn cứ chính Bãi Sậy (Hưng Yên).- Địa bàn hoạt động: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, sang cả Nam Định, Quảng Yên.*Hoạt động chủ yếu:+ Giai đoạn từ 1885-1887 xây dựng căn cứ Bãi Sậy, từ đây toả ra khống chế các tuyến giao thông Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Nam Định, Hà Nội - Bắc Ninh, sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.- Nghĩa quân phiên chế thành những phân đội nhỏ 10-15 người trà trộn vào dân để hoạt động.+ Giai đoạn từ năm 1888 bước vào chiến đấu quyết liệt, di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn ở các tỉnh đồng bằng.* Kết quả - ý nghĩa:- Qua nhiều ngày chiến đấu nghĩa quân đã bị giảm sút nhiều.- Căn cứ bãi Sậy và căn cứ hai Sông bị Pháp bao vây. Nguyễn Thiện Thuật phải sang Trung Quốc, Đốc Tít phải ra hàng giặc.- Năm 1892 những người còn lại gia nhập nghĩa quân Yên Thế.- Để lại những kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng.


File đính kèm:

  • docde cuong on tap lich su lop 11 hk2.doc