Đề cương môn Công nghệ học kì I

doc7 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn Công nghệ học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Lý thuyết:
 1.Thế nào là hình chiếu của vật thể? Nêu đặc điểm của các hình chiếu?
 2.Thế nào là hình cắt? Công dụng? Quy ước vẽ hình cắt?
 3.Trình bày nội dung và công dụng của bản vẽ chi tiết?
 4.Ren dùng để làm gì? Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ khác nhau như thế nào?
 5.So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết.Bản vẽ lắp dùng để làm gì?
 6.Trình bày nội dung của bản vẽ nhà?
 7.Trình bày tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.Đối với ngành cơ khí thì trong các tính chất trên tính chất nào quan trọng? vì sao?
 8.Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại đen và kim loại màu?
 9.Để đảm bảo an toàn khi cưa và đục,em cần chú ý những điểm gì?
 10.Chi tiết máy là gì? Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng mối ghép.
II.Bài tập:
Vẽ hình chiếu đứng,hình chiếu bằng,hình chiếu cạnh của vật thể (ghi kích thước với tỉ lệ 1:1). 
Hình 1
Hình 2
Hình 3
ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG CÔNG NGHỆ 8
I.Lý thuyết:
 1.Thế nào là hình chiếu của vật thể? Nêu đặc điểm của các hình chiếu?
+ Khái niệm: Khi chiếu vật thể lên một mặt phẳng ta được một hình gọi là hình chiếu của vật thể đó
+ Các hình chiếu:
 - Hình chiếu đứng: Có hướng chiếu từ trước tới.
 - Hình chiếu bằng: Có hướng chiếu từ trên xuống.
 - Hình chiếu cạnh: Có hướng chiếu từ trái sang.
 2.Thế nào là hình cắt? Công dụng? Quy ước vẽ hình cắt?
+ Hình cắt: Là hình biểu diển phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt .
+ Công dụng: Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong vật thể.
+ Quy ước vẽ: Phần vật thể bị mặt phẳng cắt qua được kẻ nét gạch gạch.
 3.Trình bày nội dung và công dụng của bản vẽ chi tiết?
 4.Ren dùng để làm gì? Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ khác nhau như thế nào?
+ Giống nhau:
- Đường đỉnh ren, giới hạn ren, vòng đỉnh ren đều vẽ bằng nét liền đậm.
- Đường chân ren, vòng chân ren đều vẽ bằng nét liền mảnh.
+ Khác nhau:
- Ren lỗ ( ren trong): Được hình thành ở mặt trong của lỗ.
- Ren trục (ren ngoài): Được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết.
- Ren lỗ: Nét liền đậm của đỉnh ren và vòng đỉnh ren ở phía trong nét liền mảnh chân ren.
- Ren trục: Nét liền đậm của đỉnh ren, vòng đỉnh ren ở phía ngoài nét liền mảnh chân ren.
+ Công dụng : Ren dùng để ghép nối hay để truyền lực
 5.So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết.Bản vẽ lắp dùng để làm gì?
+ Giống nhau: Bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết: 
Đều là bản vẽ kĩ thuật
Đều có các hình biểu diễn, các kích thước và cung tên
+ Khác nhau: 
 Bản vẽ lắp 	 Bản vẽ chi tiết
- Nội dung bản vẽ lắp có bảng kê	 - Bản vẽ chi tiết không có 
- Nội dung bản vẽ lắp không có yêu cầu - Nội dung bản vẽ chi tiết có yêu cầu kĩ thuật kĩ thuật 
- Kích thước trong bản vẽ lắp dùng để - Kích thước trong bản vẽ chi tiết lắp ráp dùng để chế tạo
- Diễn tả kết cấu vị trí lắp ráp - Mô tả chi tiết và thông tín xác định 
giữa các chi tiết chi tiết
+ Công dụng :Bản vẽ lắp dùng trong thiết kế , lắp ráp, và sử dụng sản phẩm
 6.Trình bày nội dung của bản vẽ nhà?
Nội dung bản vẽ nhà:
- Bản vẽ nhà là một loại bản vẽ xây dựng thường dùng.
- Bản vẽ nhà gồm: 
Hình biểu diễn
Số liệu
Kích thước
Cấu tạo ngôi nhà
- Các hình biểu bản vẽ nhà gồm: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.
 7.Trình bày tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.Đối với ngành cơ khí thì trong các tính chất trên tính chất nào quan trọng? vì sao?
+Tính chất cơ bản của vật thể cơ khí:
Tính chất vật lý: Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện dẫn nhiệt.
Tính chất hóa học: Tính chịu axit; chống ăn mòn;.
Tính chất cơ học: Tính cứng, tính bền, tính dẻo;
Tính chất công nghệ: Khả năng gia công của vật liệu, tính đúc, tính hàm, tính rèn;
+ Trong cơ khí: Tính chất cơ học và tính chất công nghệ là quan trọng vì: dựa vào tính chất cơ học và công nghệ:
( Tự suy nghĩ !!)
 8.Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại đen và kim loại màu?
 Kim loại đen Kim loại màu
- Có chứa Fe - Không chứa Fe hoặc chứa rất ít 
- Khả năng gia công cắt gọt khó hơn (gang) - Khả năng gia công cắt gọt dễ ( Au,Ag, A
- Dễ bị oxi hoá trong môi trường - Ít bị oxi hoá trong môi trường
- Dẫn điện nhiệt kém hơn kim loại màu	 - Dẫn diện, nhiệt rất tốt
 9.Để đảm bảo an toàn khi cưa và đục,em cần chú ý những điểm gì?
+ An toàn khi cưa:
- Kẹp vật cưa đủ chặt.
- Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay cằm hoặc tay nắm vỡ
- Khi cưa gần đứt đẩy nhẹ.
- Không dùng tay gạt mạt cưa hoặ thổi vào mạch cưa.
+ An toàn khi đục:
- Không dùng búa có cán bị vỡ 
- Không dùng đục bị mẻ
- Kẹp vật vào êtô đủ chặt.
- Có lưới chắn phoi 
- Cầm đục, búa chắc chắn, đánh búa đúng đầu đục
 10.Chi tiết máy là gì? Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng mối ghép.
+Khái niệm :Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định.
+ Các chi tiết được lắp ghép với nhau bằng mối ghép cố định và mối ghép động.
- Mối ghép cố định: Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
Mối ghép tháo được.
Mối ghép không tháo được.
- Mối ghép động: Là những mối ghép mà chác chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau 
Ví dụ: Mối ghép bản lề, ở trục, trục vít.
 GVBM 
 Thiên Sanh Đạt

File đính kèm:

  • docDE CUONG CN 8 HOT.doc
Đề thi liên quan