Đề cương môn Giáo Dục Công Dân 8

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn Giáo Dục Công Dân 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
NĂM HỌC: 2010-2011-KHỐI 8
Câu 1 : Thế nào là tôn trọng lẽ phải ? Ý nghĩa tôn trọng lẽ phải ? Cách rèn luyện tôn trọng lẽ phải 
-Tôn trọng lẽ phải là cộng nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn ; biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực ; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
-Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định phát triển.
Câu 2 : Liêm khiết là gì? Cách rèn luyện tính liêm khiết.
-Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
_Cách rèn luyện:
 +Sống trung thực, thẳng thắn, không hám danh lợi;
 +Làm việc bằng chính tài năng, sức lực của mình;
 +Làm việc có trách nhiệm, vô tư, không đòi hỏi bất cứ điều kiện vật chất nào
Câu 3 : Nêu khái niệm Pháp luật và Kỉ luật? Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với những người không có tính tự giác, còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật không cần thiết. Quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?
-Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
-Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan ) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhầm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
*Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với những người không có tính tự giác, còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật không cần thiết. Quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?
_Quan niệm đó là sai.Vì pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả những người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật, vì đó là những quy định để ạo ra sự thống nhất trong hoạt động-tạo ra hiệu quả, chất lượng cho hoạt động xã hội.
Câu 4 :Thế nào là tôn trọng người khác? Em hãy nhận xét ngắn gọn về sự tộn trọng người khác của bản thận hoặc một số bạn bè trong lớp.(Xem thêm)
-Tôn trọng người khác là đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác ; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.
Câu 5 : Trình bày ý nghĩa của của việc thực hiện pháp luật và kỉ luật?
-Những quy định của pháp luật và kỉ luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động .
-Có trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi cho mọi người.
-Pháp luật và kỉ luật còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hường chung.
Câu 6 : Tình bạn là gì? Tình bạn trong sang lành mạnh có đặc điểm cơ bản nào? Cho ví dụ về tình bạn trong sáng lành mạnh? 
-Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hay hoặc nhiều người trên cơ sở bình đẳng,tự nguyện; hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống, mục đích
-Tình bạn trong sáng lành mạnh có những đặc điểm cơ bản sau:
 + Phù hợp với nhau về quan niệm sống ; 
 +Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau ;
 +Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau ; 
 +Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
Câu 7: Thế nào là hoạt động chính trị- xã hội? Vì sao học sinh cần phải tham gia các hoạt động chính trị- xã hội? Khi tham gia các hoạt động chính trị do lớp trường, địa phương, tổ chức em thường xuất phát từ lí do nào ? Vì sao?
-Hoạt động chính trị- xã hội là những hoạt động có nội dung lien quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội ; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và các hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường	sống của con người
-Học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị- xã hội để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác
* Khi tham gia các hoạt động chính trị do lớp trường, địa phương, tổ chức em thường xuất phát từ lí do nào ? Vì sao?
_Em xuất phát từ lí do:
 +Yêu cuộc sống này và muốn góp một phần công sức của mình trong công việc chung của xã hội cung như góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước-đất nước Việt Nam.Đồng thời cũng xuất phát từ nhận thức của chính bản thân em.
-Vì:đó là các hoạt động cần thiết, rèn luyện cho bản thân những kĩ năng hợp tác, giao tiếp, tự khẳng định mình trong cuộc sống cộng đồng và giúp cho ta tin yêu cuộc sống hơn.Cho nên chúng ta cần tự giác, tích cực vàa đóng góp trí tuệ của mình.
Câu 8 : Chúng ta tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác như thế nào?]
-Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa cùa các dân tộc ; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc ; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
Câu 9 : Phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật .( Xem thêm)
 @ Sự khác nhau giữa Phap luật và Kỉ luật:
Pháp luật
Kỉ luật
-Là quy tắc xử sự chung
-Là những quy định, quy ước
_Có tính bắt buộc
_Yêu cầu mọi người tuân theo
_Do Nhà nước ban hành
_Tập thể, cộng đồng đề ra
-Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục cưỡng chế
-Đảm bảo mọi người hoạt động thống nhất.
Câu 10 : Tự lập là gì? Tác dụng của đức tình tự lập trong cuộc sống?
-Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu,tạo dựng cho cuộc sống của mình ; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
-Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của người mọi người
Câu 11 : Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? Tác dụng của lao động tự giác và sáng tạo?
-Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực bên ngoài.
-Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lương, hiệu quả lao động.
-Lao động tự giác và sáng tạo sẽ giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục ; phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng ; chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.
Câu 13:Xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng dân cư là gì?(Xem thêm)
-Xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú giư gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ môi trường sạch đẹp ; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng ; bài trừ phong tục tập quán, mê tín dị đoan và tích cực phòng, chống các tệ nạn xã hội.
Câu 14 : Nêu quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình? Vì sao pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ đó?
a/Quyền và nghĩa vụ của cha me, ông bà
-Cha me có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trong ý kiến của con không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức.
-Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên, cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng.
b/Quyền và nghĩa vụ của con cháu
-Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà, ốm đau già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha me, ông bà.
c/Quyền và nghĩa vụ của anh chị em:
-Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ .
*Những quy định này nhằm xây đụng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Chúng ta phải hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình.

File đính kèm:

  • docDe cuong On tap HKI mon GDCD8.doc
Đề thi liên quan