Đề cương môn sinh học

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH HỌC
Câu 1:Nêu đặc điểm ,hình thái ,cấu tạo của quả khô và quả thịt.
Quả thịt :khi chín mềm ,vỏ dày,chứa đầy thịt quả.
 +Quả mọng : gồm toàn thịt quả (chanh,cà chua,đủ đủ,…)
 +Quả hạch : quả có hạch cứng bọc lấy hạt (táo,mơ,xoài,dừa,mít,sầu riêng,…)
Quả khô :khi chín vỏ khô,cứng,mỏng.
 +Quả khô nẻ: quả cải,quả bông,quả đậu,…
 +Quả khô không nẻ : quả đậu phộng,me chua,…
Câu 2:Mô tả các bộ phận của hạt.
Hạt gồm có :võ ,phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
* Phôi gồm :rễ mầm,thân mầm,lá mầm,chồi mầm.
 - Chất dinh dưỡng của hạt chứa ở lá mầm hoặc phôi nhủ
Câu 3:Các cách phát tán của quả và hạt.
 Quả và hạt có nhiều cách phát tán :phát tán nhờ gió,phát tán nhờ côn trùng,tự phát tán và phát tán nhờ con người.
Câu 4:Nêu những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Vận dụng kiến thức đó để giải thích cơ sở một số biện pháp trong sản xuất.
Muốn hạt nảy mầm tốt cần phải có đủ nước,không khí và nhiệt độ thích hợp ngoài ra hạt giống phải có chất lượng tốt.
Một số vận dụng:
+ Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to nếu đất bị úng thì phải tháo hết nước ngay.
+Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt
+Khi trời rét phải phủ rơm,rạ cho hạt đã gieo.
+Phải gieo hạt đúng thời vụ
+Phải bảo quản tốt hạt giống
Câu 5:Đặc điểm chung của ngành thực vật:rêu,quyết,hạt trần,hạt kín.
Ngành rêu :Rêu là những thực vật có thân ,lá nhưng cấu tạo rất đơn giản .Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.Rêu sinh sản bằng bào tử.
Ngành quyết: Dương xỉ thuộc nhóm Quyết ,là những thực vật đã có thân, rễ, lá thật và mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng bào tử.
Ngành hạt trần : Cây thông thuộc Hạt trần, là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp như thân gỗ, có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở (vì vậy mới có tên là Hạt trần). Chúng chưa có hoa và quả.
Ngành hạt kín : Hạt kín là nhóm thực vật có hoa .Chúng có một số đặc điểm chung như sau:
 + Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép,…),trong thân có mạch dẫn hoàn thiện.
 + Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây Hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
Câu 6: Đặc điểm phân biệt giữa lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm.
Cây hai lá mầm:
 + Thân leo, thân gỗ, thân cỏ.
 + Rễ cọc
 + Lá có gân hình mạng
 + Phôi có hai lá mầm
Cây có một lá mầm:
 + Thân cỏ
 + Rễ chùm
 + Gân lá hình song song hoặc hình cung
 + Phôi có một lá mầm.
Câu 7:Khái niệm về phân loại thực vật,nêu các bậc phân loại.
Việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để chia chúng thành các bậc phân loại gọi là phân loại thực vật.
Các bậc phân loại : Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài
Loài là bậc phân loại cơ sở.
Câu 8:Nguồn gốc của cây trồng. Phân biệt cây trồng và cây dại. Biện pháp cải tạo cây trồng.
Cây trồng bắt nguồn từ cây dại. Cây trồng phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.
Phân biệt cây trồng và cây dại dựa vào : tính chất của quả, nguồn gốc cây trồng.
 VD : Cây chuối trồng : Quả nhỏ, chát, nhiều hạt.
 Cây chuối dạy : Quả to, ngọt, không hạt.
Biện pháp cải tạo cây trồng:
 + Cải tạo giống : lai, chiếc, ghép, chọn giống, nhân giống, cải tạo giống.
 + Chăm sóc : tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh.
Câu 9:Vai trò của thực vật đối với tự nhiên.
Thực vật có vai trò cân bằng khí oxi và khí cacbonic trong không khí.
Thực vật giúp điều hòa khí hậu và tăng lượng mưa ở khu vực.
Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường.
Thực vật giúp giữ đất và chống xói mòn: 
 + Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn.
 + Rễ cây giữ đất.
Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt hạn hán:
 + Hệ rễ và tán lá cây rừng che chắn dòng chảy của nước lũ làm góp phần hạn chế lũ lụt.
 + Hệ rễ của rừng giữ nước,lượng nước này sau đó chảy vào chổ trũng tạo thành sông, suối tránh được hạn hán.
Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm:
 + Hệ rễ, tán lá cây, thảm mục hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất.
Câu 10:Vai trò của thực vật đối với đời sống của con người.
 Thực vật nhất là thực vật hạt kín có rất nhiều công dụng:
Cây lương thực,thực phẩm (lúa,ngô,khoai,bầu,bí…)
Cây công nghiệp :cao su,cà phê,…
Cây ăn quả, cây lấy gỗ: mít,xoài,…
Cây làm thuốc, làm cảnh: cây sen,rau dừa cạn,…
Câu 11:Đa dạng của thực vật ở Việt Nam. Nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tính đa dạng của thực vật. Biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
Ở Việt Nam :loài thực vật có mạch dẫn (quyết,hạt trần,hạt kín,…)có tới trên 12000 loài. Tảo,rêu có tới trên 1500 loài.
+ Môi trường sống :dưới nước (ao, hồ, sông, suối, biển,…) trên cạn (từ bờ biển đến các vùng núi cao,…).
Nguyên nhân: do khai thác rừng bừa bãi.
Hậu quả : Làm giảm đáng kể số lượng loài, thu hẹp môi trường sống, một số loài có nguy cơ bị tiêu diệt.
Các biện pháp: 
+ Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
 + Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng, cá thể của loài.
 + Xây các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn để bảo vệ các loài thực vật trong đó có thực vật quý hiếm.
 + Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt.
 + Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Câu 12:Đặc điểm, cấu tạo, dinh dưỡng của vi khuẩn, nấm.Giải thích đặc điểm, cấu tạo của vi khuẩn và nấm liên quan đến hình thức vận động của chúng.
Vi khuẩn : 
+ Hình dạng : hình cầu, bầu dục, que,…
+ Cấu tạo : đơn bào, chưa có nhân hoàn chỉnh, không có dịp lục,…
+ Kích thước: Rất nhỏ bé (kích thước hiển vi )
Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng (hoại sinh hoặc kí sinh )
+ Hoại sinh :cơ thể sống trên xác động thực vật đang phân hủy.
+ Ký sinh :vi khuẩn sống trên các cơ thể sống.
Nấm:
+ Cơ quan dinh dưỡng là những sợi nấm, chúng dinh dưỡng hoại sinh.
+ Cơ quan sinh sản là mũ nấm, sinh sản bằng bào tử.
+ Tế bào có hai nhân, có vách ngăn, không chất dịp lục.
 + Sống hoại sinh.
 + Kí sinh.
 +Cộng sinh: giữa tảo và nấm tạo thành địa y..

File đính kèm:

  • docde cuong mon sinh hoc.doc