Đề cương ngữ văn 9

doc11 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 9
I.TIẾNG VIỆT:
1.Các phương châm hội thoại:
a.Phương châm về lượng:
 Khi giao tiếp,cần nói cho có nội dung;nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp,không thiếu,không thừa(phương châm về lượng).
b.Phương châm về chất:
 Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực(phương châm về chất).
c.Phương châm quan hệ:
 Khi giao tiếp,cần nói đúng vào đề tài giao tiếp,tránh nói lạc đề (phương châm quan hệ).
d.Phương châm cách thức:
 Khi giao tiếp,cần chú ý nói ngắn gọn,rành mạch;tránh cách nói mơ hồ(phương châm cách thức).
e.Phương châm lịch sự:
 Khi giao tiếp,cần tế nhị và tôn trọng người khác(phương châm lịch sự).
f.Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
 Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.(Nói với ai?Nói khi nào?Nói ở đâu?Nói để làm gì?)
g.Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
 Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Người nói vô ý,vụng về,thiếu văn hoá giao tiếp;
Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
2.Sự phát triển của từ vựng:Có 2 cách:
 - Phát triển nghĩa của từ ngữ:trên cơ sở nghĩa gốc có 2 phương thức: ẩn dụ và hoán dụ.
 - Phát triển số lượng từ ngữ:tạo từ mới,mượn từ ngữ nước ngoài
3.Các phép tu từ từ vựng: so sánh,nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ,nói quá,nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

4.Thuật ngữ:
 - Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học,công nghệ,thường được dùng trong các văn bản khoa học,công nghệ.
 - Đặc điểm của thuật ngữ:
 + Về nguyên tắc,trong một lĩnh vực khoa học,công nghệ nhất định,mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại,mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ
 + Thuật ngữ không có tính biểu cảm
II.VĂN BẢN:
1.Văn bản nhật dụng:
 
STT
Tác phẩm
Tác phẩm
 Nội dung
Nghệ thuật
Ý nghĩa
1
Phong cách Hồ Chí Minh
Lê Anh Trà
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại,giữa thanh cao và giản dị
-Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự,biểu cảm, lập luận 
-Vận dụng các hình thức so sánh,các biện pháp nghệ thuật đối lập.

Bằng lập luận chặt chẽ,chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập,tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
2
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Mác-két
-Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện phát triển, để loại trừ nạn đói,nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người. Đáu tranh cho hoà bình,ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.
-Bài viết của Mác-két đã đề cập vấn đề cấp thiết nói trên với sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ,chứng cứ phong phú,xác thực, cụ thể và còn bởi nhiệt tình của tác giả


Thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm đối với hoà bình nhân loại

3
Tuyên bố thế giới về sự sống còn ,quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Nảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách,có ý nghĩa toàn cầu.Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30/9/1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn,phát triển của trẻ em,vì tương lai của toàn nhân loại

Nhận thức đúng đắn và hành động phải làm: quyền được sống,quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

2.Truyện Kiều:
Đoạn trích
Nội dung
Nghệ thuật
Ý nghĩa
Chị em Thuý Kiều
 Đoạn thơ Chị em Thuý Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ,lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi t ả vẻ đẹp của con người,khắc hoạ rõ nét chân dung chị em Thuý Kiều.Ca ngợi vẻ đẹp,tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.

- Sử dụng bút pháp tu từ ẩn dụ, ước lệ,sử dụng điển cố…sử dụng nghệ thuật đòn bẩy.
 - Miêu tả khắc hoạ tính cách nhân vật.

Qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du qua việc ca ngợi vẻ đẹp,tài năng của con người, đồng thời dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh
Cảnh ngày xuân

Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên,lễ hội mùa xuân tươi đẹp,trong sáng được gợi lên qua từ ngữ,bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du
- Có kết cấu theo trình tự thời gian phù hợp với cuộc du xuân và tam trạng của con người.
 - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh,giàu nhịp điệu.
 - Tả cảnh ngụ tình.
Ghi nhớ/sgk trang87
Kiều ở lầu Ngưng Bích
 Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn,buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung,hiếu thảo của Thuý Kiều

 Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn,buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung,hiếu thảo của Kiều.

3.Thơ,truyện Việt Nam hiện đại:
* Thơ:
Tác phẩm
Tác giả
Năm sáng tác
Thể loại
 Nội dung
Nghệ thuật
Ý nghĩa
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
- Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên,bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh,nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng
 - Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết hình ảnh,ngôn ngữ giản dị,chân thực,cô dọng,giàu sức biểu cảm
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị thấm đượm chất dân gian thể hiện tình cảm chân thành.
 - Sử dụng bút pháp tả thuật kết hợp với lãng mạn một cách hài hoà,tạo nên hình ảnh cao đẹp,hình ảnh biểu tượng
Bài thơ ngợi ca tình đồng chí cao đẹp giữa người chiến sĩ trong thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ
Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
- Qua hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính,bài thơ khắc hoạ nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ,với tư thế hiên ngang,tinh thần lạc quan,dũng cảm,bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
 - Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động cảu cuộc sống ở chiến trường,ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ,tự nhiên,khoẻ khoắn.

- Lựa chọn chi tiết độc đáo có tính chất phát hiện,hình ảnh đậm chất hiện thực khốc liệt.
 - Sử dụng ngôn ngữ của đời sống,tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàn,trẻ trung,tinh nghịch.
 Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe hiên ngang,dũng cảm,tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống Mĩ xâm lược.

Đoàn thuyền đánh cá

Huy Cận
1958
Tự do
- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ,thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động,bộc lộ niềm vui,niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
 - Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng,tưởng tượng phong phú, độc đáo;có âm hưởng khoẻ khoắn,hào hùng,lạc quan
- Sử dụng bút pháp với các biện pháp nghệ thuật:so sánh,nhân hoá,liên tưởng,tưởng tượng…
 + Khắc hoạ những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn,khi bình minh,hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm,hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá.
 + Miêu tả sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người.
 - Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh,nhạc điệu,gợi liên tưởng.
 Ngợi ca biển cả lớn lao,giàu đẹp,ngợi ca nhiệt tình lao động,vì sự giàu đẹp của đất nước,của những người lao động mới.

Bếp lửa

Bằng Việt
1963
Tự do
- Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành,bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình,quê hương, đất nước.
 - Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả,tự sự và bình luận.Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà,làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm,cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

- Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể,gần gũi vừa gợi những liên tưởng mang ý nghĩa biểu tượng.
 - Thể thơ:tự do phù hợp với giọng điệu cảm xúc,hồi hợp suy ngẫm.
 - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả,tự sự,nghị luận và biểu cảm
 Từ những kỷ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà,người mẹ về nhân dân nghĩa tình.

Ánh trăng

Nguyễn Duy
1978
Tự do
 Với giọng điệu tâm tình tự nhiên,hình ảnh giàu tính biểu cảm, Ánh trăng của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị,hiền hậu.Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc,củng cố ở người đọc thái độ “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.

- Kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
 - Sáng tạo hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa:trăng là vẻ đẹp thiên nhiên,là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình
Ánh trăng khắc hoạ một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình,thuỷ chung sau trước.
*Truyện: 
Tác phẩm
Tác giả
Năm sáng tác
 Nội dung
Nghệ thuật
Tình huống
Chủ đề
Ý nghĩa
Làng

Kim Lân
1948
- Tình yêu làng quê và lòng yêu nước,tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng tản cư đã được thể hiện chân thực,sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.
 - Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện,trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
- Tạo tình huống gây cấn:tin thất thiệt được chính những người đi tản cư phía làng Chợ Dầu nói ra.
 - Miêu tả tâm lí nhân vật chân thật và sinh động qua suy nghĩ,hành động,lời nói(độc thoại và đối thoại).
tin thất thiệt được chính những người đi tản cư phía làng Chợ Dầu nói ra
tình cảm yêu làng và yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng và yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long
1970
- Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường,mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao.Qua đó,khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
 - Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí,cách kể chuyện tự nhiên,có sự kết hợp giữa tự sự,trữ tình với bình luận.

- Tạo tình huống truyện tự nhiên,tình cờ,hấp dẫn.
 - Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
 - Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc.
 - Miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
 - Kết hợp giữa kể,tả và nghị luận.
 - Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.

Cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ,cô kỹ sư,bác lái xe và anh thanh niên làm công tác khí tượng ở Sapa
những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện gặp gỡ với những con người trong chuyến đi thực tế của nhân vật ông hoạ sĩ .Qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
Chiếc lược ngà

Nguyễn Quang Sáng
1966
- Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên,hợp lí, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
 - Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tích cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.
- Tạo tình huống truyện éo le.
 - Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
 - Lựa chọn người kể chuyện là người bạn của ông Sáu (bác Ba) chứng kiến toàn bộ câu chuyện,thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.

-Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách.Thu không nhận cha ,khi nhận thì cha phải ra đi
- Ở khu căn cứ : ông dồn tất cả tình yêu thương con bằng làm lược tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng cho con gái
Tình cha con sâu nặng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
 Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng.“Chiếc lược ngà”cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

III.TẬP L ÀM V ĂN:
 Tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận,miêu tả,nội tâm.



 

File đính kèm:

  • docde cuong ngu van 9.doc