Đề cương ôn Sinh học 7 học kỳ I – Năm học 2012 – 2013

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn Sinh học 7 học kỳ I – Năm học 2012 – 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN SINH HỌC 7
HỌC KỲ I – NH: 2012 – 2013
Câu 1: Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh:
Cơ thể có kích thước hiển vi, cơ thể chỉ có một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
Phần lớn: dị dưỡng.
Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.
Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
Câu 2: Dinh dưỡng trùng sốt rét và trùng kiết lỵ giống và khác nhau như thế nào?
Giống nhau: Thức ăn đều là hồng cầu.
Khác nhau: Trùng kiết lỵ giữ và nuốt hồng cầu băng chân giả, tiêu hóa bằng không bào tiêu hóa. Trùng sốt rét chui vào hồng cầu, dinh dưỡng qua màng tế bào.
Câu 3: Tác hại của giun đũa:
Ấu trùng giun đũa di trú trong cơ thể vật chủ thường gây nên hiện tượng dị ứng.
Giun đũa gây viêm tắc ruột, tắc mật, tắc ống tụy.
Giun đũa giúp vi khuẩn dễ có điều kiện phát triển khi xâm nhập qua đường tiêu hóa.
Nhiễm giun đũa gây suy dinh dưỡng, viêm phổi
Câu 4: Biện pháp phòng tránh giun sán ký sinh:
Ăn uống hợp vệ sinh.
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Xử lý phân hợp lý.
Uống thuốc tẩy giun theo định kỳ, thường là 6 tháng 1 lấn.
Câu 5:Đặc điểm chung ngành Ruột khoang:
Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
Ruột dạng túi.
Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào.
Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Câu 6: Vai trò của ngành Thân mềm:
Có lợi:
Làm thực phẩm cho người: mục, sò, ốc
Làm thức ăn cho các động vật khác: sò, ốc
Làm vật trang trí, trang sức: ngọc trai, vỏ ốc
Làm sạch môi trường nước: các loài 2 mảnh vỏ
Có giá trị xuất khẩu: mực, sò, bào ngư
Có giá trị về mặt địa chất: hóa thạch vỏ ốc, sò
Có hại:
Gây hại cho cây trồng: ốc sên, ốc bươu vàng
Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc
Câu 7: Vai trò của lớp Giáp xác:
Có lợi:
Cung cấp thức ăn cho người: tôm cua
Là thức ăn cho các động vật khác.
Có giá trị xuất khẩu: Tôm hùm, tôm sú
Có hại:
Truyền bệnh giun sán: chân kiếm.
Ký sinh gây chết cá: chân kiếm, trùng mỏ neo
Gây hại cho các công trình ở dưới nước: sun.
Câu 8: Vai trò của lớp Sâu bọ. Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nhưng vẫn an toàn cho môi trường.
Vai trò của lớp Sâu bọ: 
Có lợi:
Tiêu diệt sâu hại: chuồn chuồn, bọ ngựa
Thụ phấn cho cây: ong, bướm
Làm sạch môi trường: bọ hung
Làm thuốc chữa bệnh: mật ong
Làm thực phẩm cho con người: nhộng
Làm thức ăn cho các động vật khác: châu chấu, trứng kiến
Có hại:
Gây hại cho cây trồng: châu chấu, bọ rầy
Truyền bệnh cho người: ruồi, muỗi
Biện pháp phòng chống:
Phun thuốc trừ sâu hại tiêu diệt cả các loài sâu bọ có ích.
Người ta sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt sâu hại mà vẫn an toàn cho môi trường: Một số loài sâu bọ (bọ ngựa, bọ rùa) ăn thịt các loài sâu hại. Một số loài ong đẻ trứng trong cơ thể sâu róm để ấu trùng ký sinh ở đó.
Câu 9:Vai trò của ngành Chân khớp:
Có lợi:
Tiêu diệt sâu hại: chuồn chuồn, bọ ngựa
Thụ phấn cho cây: ong, bướm
Làm sạch môi trường: bọ hung
Làm thuốc chữa bệnh: mật ong
Làm thực phẩm cho con người: tôm, cua, nhộng
Làm thức ăn cho các động vật khác, góp phần cân bằng sinh thái.
Có giá trị xuất khẩu: tôm, cua, ghẹ
Có hại:
Gây hại cho cây trồng: châu chấu, bọ rầy
Truyền bệnh cho người: ruồi, muỗi
Gây hại gỗ: mối, mọt
Câu 10: Cấu tạo ngoài châu chấu:
	Cơ thể châu chấu gồm 3 phần: Đầu, ngực, bụng.
Đầu: gồm 1 đôi râu, 1 đôi mắt kép, cơ quan miệng.
Ngực: gồm 3 đôi chân, 2 đôi cánh.
Bụng: Có nhiều đốt, mỗi đốt có lỗ thở thong với mạng ống khí.
Câu 11: Các lớp của ngành Chân khớp. Lớp có giá trị thực phẩm lớn.
Ngành Chân khớp gồm 3 lớp: lớp Giáp xác ( tôm, cua), lớp Hình nhện (nhện, bò cạp), lớp Sâu bọ (châu chấu, ong).
Lớp có giá trị thực phẩm lớn nhất là lớp Giáp xác. Ví dụ: Tôm sú, tôm hùm, tôm sông, cua, ghẹ, còng, rạm..

File đính kèm:

  • docDe cuong On tap Sinh 7 HKI 20122013.doc
Đề thi liên quan