Đề cương ôn tập cuối học kì II Địa lí Lớp 4 - Năm học 2012-2013

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập cuối học kì II Địa lí Lớp 4 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 1012 – 2013
LỚP 4A
* MÔN KHOA HỌC:
Bài 38: Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão
- Một số tác hại của bão: Bão thường làm gãy đổ cây cối, làm nhà cửa bị hư hại. Bão to có lốc có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy, đổ cây cối, gây thiệt hại về mùa màng, gây tai nạn cho máy bay, tàu thuyền.. 
- Cách phòng chống bão:
 + Theo dõi bản tin thời tiết.
 + Cắt điện, tàu thuyền không ra khơi.
 + Đến nơi trú ẩn an toàn.
Bài 39: Không khí bị ô nhiễm
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: là do khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,...
Bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch
- Một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch:
+ Thu gom, xử lí phân, rác hợp lí.
+ Giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây,..
Bài 44: Âm thanh trong cuộc sống
- Tác hại của tiếng ồn: 
 + Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe con người như đau đầu, mất ngủ.
 + Gây mất tập trung trong công việc, học tập.
- Một số biện pháp chống tiếng ồn:
 + Có những qui định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng
 + Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh.
- Cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,
Bài 49: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
- Các việc làm để bảo vệ đôi mắt:
 + Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt như không nhìn thẳng vào Mặt Trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau,.
 + Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu.
Bài 50: Nóng, lạnh và nhiệt độ
- Nêu ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn: ...............................................
................................................................................................................................
- Nêu ví dụ về vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn: ...............................................
...........................................................................................................................................
Bài 51: Nóng, lạnh và nhiệt độ (tt)
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Vật gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên, vật gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi.
Bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
- Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt: Các kim loại ( đồng, nhôm,..)
- Kể tên một số vật dẫn nhiệt kém: không khí, các vật xốp như bông, len,..
Bài 53: Các nguồn nhiệt
- Kể tên và nêu vai trò một số nguồn nhiệt:
+ Củi, ga, than đá,.. dùng để đun nấu.
+ Máy sấy dùng để sấy khô tóc, quần áo,..
- Có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt: 
+ Theo dõi khi đun nấu
+ Tắt bếp khi đun xong
+ Đậy phích giữ cho nước nóng 
Bài 60: Nhu cầu không khí của thực vật
- Mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.
Bài 61: Trao đổi chất ở thực vật:
- Trình bày sự trao đổi chất của thực vật với môi trường:
 Thực vật phải thường xuyên lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-nic, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khi ô-xi và các chất khoáng khác.
- Vẽ sơ đồ thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường:
Thải ra
Lấy vào
Khí ô xi
Chất khoáng khác
Thực
vật
Hơi nước
Khí các – bô - níc
Khí ô xi
Các chất khoáng
Bài 62: Động vật cần gì để sống
- Những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng.
* MÔN LỊCH SỬ
Bài 15: Nước ta cuối thời Trần:
- Một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
 + Vua quan ăn chơi sa đọa; trong triều một số quan lại bất bình; Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
 + Nông dân nô tì nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hồ Qúy Ly truất ngôi vua Trần lập nên nhà Hồ.
 Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Qúy Ly - một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
* Nội dung một số cải cách của Hồ Qúy Ly: quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc.
* Lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Qúy Ly thất bại: Không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội.
Bài 16: Chiến thắng Chi Lăng
- Một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng):
 + Lê lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (Khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
 + Diễn biến trận Chi Lăng: Quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
 + Ý nghĩa chiến thắng Chi Lăng: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
- Nhà Hậu Lê được thành lập như thế nào?
 Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng và rút về nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi : Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần
* Vì sao quân ta lựa chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
 Ải Chi Lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm.
* Mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng:
 Giả vờ thua để nhử địch vào ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn công.
Bài 18: Trường học thời Hậu Lê
- Sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê:
 + Đến thời Hậu Lê giáo dục có qui cũ chặt chẽ : ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho Giáo,
 + Chính sách khuyến khích học tập : đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
Bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh
- Một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước
 + Từ thế kỉ thứ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
 + Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước: là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.
 + Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến gây ra những hậu quả: Khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực như đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận, sản xuất không phát triển, đất nước bị chia cắt.
* Sông Gianh ( Quảng Bình) được chọn làm ranh giới chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài
Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ( Năm 1786)
- Đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh ( 1786):
 + Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ( năm 1786)
 + Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó. Năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
- Công lao của Quang Trung: đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
* Nguyên nhân thắng loại của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long: 
 + Quân Trịnh bạc nhược, chủ quan
 + Quân Tây Sơn tiến như vũ bão, quân Trịnh không kịp trở tay.
* MÔN ĐỊA LÍ
Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ
- Một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
 + Địa hình: Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
 + Sông ngòi: Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
 + Đất đai: Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
- Kể tên một số sông lớn ở đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
Bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh
 - Một số đặc điểm chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn.
+ Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước.
+ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển.
* Các loại đường giao thông từ Thành phố Hồ Chí Minh đi đến các tỉnh khác: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy
Bài 22: Thành phố Cần Thơ
 - Một số đặc điểm tiêu biểu của thành phố Cần Thơ:
 + Thành phố Cần Thơ là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.
 + Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
* Vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long:
 + Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi
 + Cần Thơ là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thủy sản cảu đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu.
Bài 25, 26: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung
- Cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung: người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác.
- Một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản,
 * Vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối: khí hậu nóng, có nguồn nước, ở ven biển.
- Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
+ Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
* Vì sao có thể xây dựng nhà đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền Trung: ở miền Trung trồng nhiều mía, cư dân ở đây làm nghề đánh cá trên biển.
* Nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đồng bằng miền Trung rất phát triển: cảnh đẹp, nhiều di sản văn hóa.
Bài 27: Thành phố Huế
- Một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế:
+ Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
+ Thiên nhiên đẹp với công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
Bài 28: Thành phố Đà Nẵng
- Một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:
+ Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
+ Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
* Các loại đường giao thông từ thành phố Đà Nẵng đi tới các tỉnh khác: đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không.
Bài 29: Biển, đảo và quần đảo 
- Kể tên biển, vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam:
+ Biển Đông
+ Vịnh: vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan
+ Quần đảo: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
+ Đảo: đảo Cát Bà, đảo Côn Đảo, đảo Phú Quốc.
- Đặc điểm về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo:
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
* Vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta: kho muối vô tận, nhiều hải sản, khoáng sản quí, điều hòa khí hậu, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng, biển.

File đính kèm:

  • docde cuong khoa su dia.doc