Đề cương ôn tập cuối học kì II Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2010-2011

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập cuối học kì II Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ/2011
Câu 1: Một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần?
	Vua quan ăn chơi sa đọa; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
	Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
Câu 2: Hoàn cảnh ra đời của nhà Hồ:
	Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Qúy Ly-một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
Câu 3: nêu một số nội dung cải cách của Hồ Qúy Ly:
	Quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại một số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc.
Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến thất bại của Hồ Qúy Ly trong cuộc kháng chiến chống quân Minh:
	Không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội.
Câu 5: Một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn trong trận đánh Chi Lăng:
	-Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiens hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh. Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn
	-Diễn biến trận Chi Lăng: Quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng, kị binh ta ra nghênh chiến, nhử giặc vào ải, khi kị binh giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
	-Ý nghĩa chiến thắng chi lăng: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh,quân Minh phải xin hàng và rút về nước.Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê.
Câu 6:Vì sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch? Nêu mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng?
	Vì ải Chi lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu rừng cây um tùm.Mưu kế: Quân ta giả vờ thua để nhử địch vào ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn hai bên sườn núi đồng loạt tấn công.
Câu 7:Nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lí đất nước như thế nào?
	Quản lí tương đối chặt chẽ: soạn Bộ luật Hồng Đức, đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta; Vua Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ Hồng Đức, đây cũng là bản đồ đầu tiên của nước ta.
Câu 8: Nội dung Bộ luật Hông Đức là:
	Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ; bảo vệ chủ quyền quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
Câu 9: Một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút của nước ta từ đầu thế kỉ XVI:
	Đầu thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam Triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài( Đàng Trong là từ sông Gianh trở vào; Đàng ngoài từ sông Gianh trở ra)
	Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.Sự tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống nhân dân ngày càng khổ cực: Đời sống của dân đói khát , họ phải đi lính và chết trận, sản xuất không phát triển.
Câu 10: Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong diễn ra như thế nào?
	Từ thế kỉ XVI các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong. N hững đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
	Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hóa, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. 
Câu 11:Nước ta đã trãi qua các giai đoạn lịch sử như sau:
	-Buổi đầu dựng nước và giữ nước: khoảng 700 năm TCN đến 179TCN
-Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập: 179 TCN- 938
-Buổi đầu độc lập: Từ 938-1009
- Nước Đại Việt thời Lý: 1009-1226
-Nước Đại Việt thời Trần:1226-1400
-Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê: thế kỉ XV 
-Nước Đại Việt thế kỉ XVI-XVIII: Thế kỉ XVI-XVII
-Buổi đầu thời Nguyễn: 1802-1858 
MÔN ĐỊA LÍ
Câu 1: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
	Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
	Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
Câu 2:Vì sao sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long ? 
	Do nước sông đổ ra biển qua 9 cửa sông.
Câu 3: Giai thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông? ( để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng)
Câu 4:Một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:
	Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
	Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụ; có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
Câu 5: Giair thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền trung thường nhỏ và hẹp?
	Do núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng.
Câu 6: Nêu một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế?
	Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn
	Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
Câu 7: Nêu một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng?
	Nằm ven biển, ở đồng bằng duyên hải miền Trung
	Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
	Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.

File đính kèm:

  • docde cuong on tap su dia lop 4 CKI chuan.doc