Đề cương ôn tập cuối năm Địa lí Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập cuối năm Địa lí Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU
ĐỂ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI NĂM - Môn: Địa lí - Lớp 4 - Năm học 2013-2014
1. Nêu vị trí và đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ.
	Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam nước ta, là đồng bằng lớn nhất nước ta do phù sa của sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp. Đồng bằng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
2. Kể tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: 
- Kinh,Khơ-me, Chăm, Hoa
3. Đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân đồng bằng Nam Bộ: 
- Người dân ở Tây Nam Bộ làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa thô sơ.
-trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn. 
4: Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ .
	Một số hoạt động chủ yếu của người dân đồng bằng Nam Bộ: 
-Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái; 
-nuôi trồng thủy sản và chế biến thuỷ sản; 
-chế biến lương thực,
- sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước, nổi tiếng là khai thác dầu khí, , thực phẩm, dệt may.
5: Nêu vị trí và một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh.
	Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn. Đây là thành phố lớn nhất cả nước và là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn nhất. Các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng. Hoạt động thương mại rất phát triển.
6: Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
	Đồng bằng duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ hẹp với những cồn cát và đầm phá.
 Mùa hạ tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa và bão dễ gây ngập lụt. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
7. Các dân tộc chủ yếu ở đồng bằng duyên hải miền Trung: Kinh , chăm và một số dân tộc ít người khác
8. Một một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung: 
-trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt , nuôi trồng chế biến thuỷ sản.
- hoạt động du lịch dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển
- Các nhà máy , khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung : nhà máy đường; nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền,
8. Đồng bằng duyên hải miền Trung có ngành du lịch rất phát triển do: có nhiều cảnh đẹp như: bãi biển Sầm Sơn, núi Non Nước và nhiều di sản văn hoá: Phong Nha- Kẽ Bàng, phố cổ Hội An, Huế, Mỹ Sơn
8. Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại:
- trồng nhiều lúa và làm mía
- làm muối: nước biển mặn, nhiều nắng
- 
9. Nêu một số dặc điểm của thành phố Huế: 
- từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn
- Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến huế thu hút được nhiều kháh du lịch.
10. Đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:
- Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung
- Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông. 
- Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
11: Biển, đảo, quần đảo nước ta như thế nào? Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo.
	Vùng biển nước ta rộng với nhiều đảo, quần đảo. Biển, đảo và quần đảo nước ta có nhiều tài nguyên quí cần được bảo vệ và khai thác hợp lí.
12. Một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo:
- Khai thác khoáng sản như dầu khí, cát trắng, muối, 
đánh bắt, nuôi trồng hải sản,
 phát triển du lịch.
13. Vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta:
- Kho muói vâo tận
- nhiều hải sản, khoáng sản quý
- điều hoà khí hậu
- có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng , vịnh thuận lợi cho phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.
14. Vì sao đồng băng Nam bộ là nơi có ngành du lịch phát triển nhất nước ta: 
- do có nguồn nhiên liệu và lao động dồi dào
- được đầu tư phát triển.
15. Nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành nơi sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước:
đất đai màu mỡ
khí hậu nóng ẩm
người dân cần cù lao động. 
16. Vì sao ở đồng băng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông?
-để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng.
17 . Sự thích ứng cảu con người với điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ :
Vùng nhiều sông, kênh rạch nhà ở dọc sông, ; xuồng ghe là phương tiện đi lại phổ biến.
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.(1 đ)
Dân cư tập trung khá đông đúc tại duyên hải miền Trung do 
Đồng bằng rộng lớn, màu mỡ
Thiên tai ít xảy ra.
Có điều kiện tương đối thuận lợi cho nhu cầu sinh họat và sản xuất.
Có vùng biển giàu thuỷ sản.
2: Gạch chân dưới những địa danh của thành phố Huế trong các địa danh dưới đây. (2đ)
Chợ Bến Thành , sông Hương, cầu Trường Tiền, vườn cô Bằng Lăng, hồ Hoàn Kiếm, chùa Thiên Mụ, làng Tự Đức, Thảo Cầm Viên.
3. Hãy điền vào ¨ chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai. (2 đ)
Thuỷ sản của đồng bằng Nam Bộ chỉ nhằm phục vụ trong nước.
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.
Khí hậu có khác biệt giữ phía Bắc và phía Nam của đồng bằng duyên hải miền Trung.
Vịnh Thái Lan là nơi có nhiều đảo nhất ở nước ta.
4.Đọc các ý sau đây nói về đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng duyên hải miền Trung và điền vào hai cột (A) và (B) sao cho phù hợp. (3 đ)
Đồng bằng lớn nhất của đất nước
Có nhiều đồng bằng nhỏ với nhiều cồn cát, đầm, phá.
Đầu mùa hạ có lễ hội Tháp Bà.
Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất ở nước ta
Dân tộc sống chủ yếu là Kinh, Khơ Me.
Nghề chính là nghề nông, làm muối, đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản.
 ---------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap lop 4.doc