Đề cương ôn tập hoá 10 học kì II (2012-2013)

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập hoá 10 học kì II (2012-2013), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HOÁ 10 HỌC KÌ II (2012-2013)
A/Lí thuyết:
I-Chương V: HALOGEN
-Cấu tạo tính chất vật lí và hóa học của các halogen và các hợp chất của chúng:
- So sánh tính chất oxi hóa các halogen và tính khử,tính axit của các hợp chất thuộc Halogen.
(đặc điểm tính chất của HCl)
- Ứng dụng và điều chế các đơn chất và hợp chất
II/Chương VI: OXI –LƯU HUỲNH
-Cấu hình e , vị trí,đặc điểm cấu tạo, số oxi hóa, qui luật biến đổi các đại lượng của các nguyên tố trong nhóm(đặc biệt oxi và lưu huỳnh).
-Kí hiệu,Công thức phân tử,tính chất vật lí,tính chất hoá học ,ứng dụng và điều chế các đơn chất O2,O3,S và các hợp chất của chúng.Giải thích viết phương trình phản ứng chứng minh.
-Tính chất của H2SO4 loãng và đặc. Oleum
-Nhận biết các hợp chất và các ion cúa chúng : H2SO4, SO2, H2S, SO42-, S2-...
III/Chương VII: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
-Khái niệm,định nghĩa về:phản ứng một chiều,phản ứng thuận nghịch,tốc độ phản ứng hóa học,cân bằng hóa học và chuyển dịch cân bằng.
-Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng,chuyển dịch cân bằng và hằng số cân bằng của phản ứng(Kcb)
-Viết biểu thức cân bằng , xác định tốc độ phản ứng và xác định chiều chuyển dịch cân bằng của phản ứng thuận nghịch khi thay đổi các yếu tố bên ngoài(theo nguyên lí Lơ-sa-tơ-li-e).
B/Bài tập:
-Viết phương trình và cân bằng phản ứng hóa học. Xác định chất oxi hóa,chất khử.
-Xác định nồng độ mol,nồng độ phần trăm ,khối lượng và thành phần về khối lượng của các chất trong hỗn hợp , thể tích các khí,phần trăm thể tích .
-Nhận biết một số dung dịch,chất khí và chất rắn
-Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng.
-Hoàn thành sơ đồ phản ứng.
-Viết PTPƯ chứng minh tính chất hóa học của đơn chất, hợp chất.
-Toán SO2 tác dụng với NaOH.
-Tính Hiệu suất phản ứng.
- Xác định kim loại, phi kim.
- Toán về cân bằng hóa học.



MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 400 ml dung dịch NaOH 1 M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là?
Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lit khí SO2 (đkc) vào 100ml dung dịch NaOH 1,5M. Khối lượng muối thu được có khối lượng?
Câu 3: Cho 12g FeS2 tác dụng với O2 dư đun nóng thu được 2,24l khí SO2 (đkc). Hiệu suất phản ứng đạt:
Câu 4: Viết PTPƯ chứng minh HCl có tính khử?
Câu 5: (Nâng cao)Cho x gam H2SO4 98 % vào 200gam H2O để được dung dịch H2SO4 73%. Tính giá trị của x.
Câu 6:Hoà tan m gam SO3 vào160 gam dung dịch H2SO410,5% thu được dd H2SO4 72,5%.Giá trị của m là: a)240 gam b)150,8 gam c)198,4 gam d)160 gam
Câu 7: Cho 10 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,733 lit khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Mg trong hỗn hợp là?
Câu 8: Trong công nghiệp tổng hợp amoniac (NH3) người ta thực hiện p/ứng:
N2(k) + 3H2 (k) 2NH3 (k).Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào nếu:
 A. Tăng áp suất B. Lấy bớt N2 C. Thêm chất xúc tác
Câu 9. Cho một mẩu đá vôi nặng 10 gam vào 200 ml dung dịch HCl 2M. Tốc độ phản ứng ban đầu sẽ như thế nào nếu:
A. cho thêm 500 ml dung dịch HCl 1M vào hệ.
B. nghiền nhỏ đá vôi trước khi cho vào.
C. tăng nhiệt độ phản ứng.
D. thêm 100 ml dung dịch HCl 4M.
Câu 10: Oxi hoá hoàn toàn m g hỗn hợp gồm Cu và Fe thành các oxit có khối lượng lớn hơn m là 0,32 g .Cho các oxit nầy phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 1M .Giá trị của V là?
Câu 11:Khi nhiệt phân cùng một lượng mol chất: KMnO4, KClO3, KNO3, CaOCl2, với hiệu suất đều là 100%,muối nào tạo nhiều oxi nhất :KMnO4 ;.KClO3 ;.CaOCl2 và KNO3
ĐỀ SỐ 1:
Hoàn thành chuỗi pư sau (Ghi rõ điều kiện nếu có):
NaCl HCl BaCl2 HCl Cl2 nước Javen 
a. Viết 1 phương trình pư điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.
	b. Viết 1 phương trình pư trong đó H2SO4 đặc thể hiện tính háo nước.
CBHH sau được thiết lập trong bình kín: C (r) + 2H2 (k) CH4 (k) rH <0. 
 Cân bằng pứ sẽ chuyển dịch về phía nào khi: 
 a. Giảm nhiệt độ của hệ.	b. Tăng áp suất của hệ.	 c. Thêm cacbon vào hệ. d. Tăng thể tích của hệ.
 e. Thêm chất xúc tác.	f. Giảm nồng độ của CH4. g. Đập nhỏ than.
Cho 26,1 g MnO2 tác dụng với dd HCl dư thu được 6,048 lít Cl2 (đkc). 
 Tính hiệu suất của pư
Cho 35,2 gam hỗn hợp Fe, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 8960 ml khí (đktc).
	a)Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
	b)Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng ?
 	Cho Fe = 56, Cu = 64, H = 1, S = 32, O = 16..
(Dành cho học sinh ban nâng cao)
Cho CBHH ở 600oC của pư: H2 (k) + I2 (k) 2HI (k) KC= 64. 
Nếu ban đầu có 1 mol I2 và 1 mol H2 thì lúc đạt đến trạng thái cân bằng có bao nhiêu mol H2 đã tham gia pư?


ĐỀ SỐ 2:
Hoàn thành chuỗi pư sau (Ghi rõ điều kiện nếu có):

a. Vì sao không dùng bình thuỷ tinh để đựng dd axit flohiđric? 
	b. Vì sao bạc bị xám đen khi tiếp xúc với khí ozon?
Nhận biết 4 dd sau: HCl, NaBr, NaCl, HBr.
Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 400 ml dung dịch NaOH 1 M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là?
Cho 25,95 gam hỗn hợp gồm Zn, ZnO tác dụng hết với 250 gam dung dịch H2SO4 loãng thu được 7840 ml khí (đktc)
a) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính nồng độ % muối thu được sau phản ứng ?
	Cho Zn = 65, O = 16, S = 32, H = 1.. 
(Dành cho học sinh ban nâng cao)
Cho CBHH sau được thiết lập trong bình kín ở nhiệt độ không đổi: 
 CO(k) + Cl2 (k) COCl2 (k). Nồng độ ban đầu của CO và Cl2 đều bằng 0,4 M.
Tính hằng số cân bằng của pư, biết rằng khi hệ đạt trạng thái cân bằng thì khí CO còn lại 50%.


ĐỀ SỐ 3:

Hoàn thành chuỗi pư sau (Ghi rõ điều kiện nếu có):
 KClO3 KCl HCl CuCl2 CuS SO2
Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng (nếu có) khi cho : 
a. Sục khí clo vào dd chứa KI có hồ tinh bột. 
b. Sục khí hiđosunfua đến dư vào dd brom. 
c. Nhỏ dd AgNO3 vào dd NaBr. 
Trình bày cách nhận biết 4 dung dịch sau bằng phương pháp hóa học : Na2S, Na2SO3, Na2SO4, NaCl.
Cho pư phân huỷ hiđro peoxit: 2H2O2 (l) 2H2O (l) + O2 (k) DH < 0.
	 Những yếu tố sau đây ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ pư thuận (tăng, giảm, không thay đổi)?
 a. thay nồng độ H2O2 4M thành H2O2 2M. 
b. tăng nhiệt độ. 
c. Thêm chất xúc tác MnO2. 
 d. dùng quạt thổi khí O2 ra khỏi hệ. 
e. Dùng một lượng H2O2 gấp đôi H2O2 ban đầu.



Nung nóng 16,2g hh Zn và S thì thu được hh A. cho A vào dd H2SO4 loãng thì thu được 4,48 lít hh khí B.
a. Tính % thể tích mỗi khí trong B.
b. Tính % khối lượng của Zn ban đầu.
 
(Dành cho học sinh ban nâng cao)
 Hòa tan hoàn toàn 31,68gam X hh gồm Al và Ag vào dd H2SO4 đặc nóng dư thấy thoát ra 31,68gam khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). 
a. Tính thành phần % khối lượng của Ag trong X.
 b. Nung nóng m gam hh X trong khí oxi một thời gian thu được 40gam chất rắn. 
 Tính thể tích oxi (đkc) đã tham gia pư.

ĐỀ SỐ 4:
Hoàn thành chuỗi pư sau (Ghi rõ điều kiện nếu có):
 H2S SO2 NaHSO3 Na2SO3 Na2SO4 BaSO4
a. Vì sao clo ẩm có tính tẩy màu và sát trùng còn Clo khô thì không? 
b. Vì sao khi sục khí lưu huỳnh đioxit vào dd axit sunfuhiđric thấy dd bị vẫn đục màu vàng.
Chỉ dùng quì tím nhận biết 4 dd sau: HCl, Na2SO4, KCl, Ba(OH)2.
CBHH sau được thiết lập trong bình kín: 
CO2 (k) + H2 (k) H2O (k) + CO (k) rH > 0. 
 CBHH dịch theo chiều nào khi: 
 a. Giảm nhiệt độ của bình.	 b. Giảm áp suất của bình	c. Tăng nồng độ H2.	
 d. Tăng thể tích hệ. e. Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào bình. f. Nhỏ vài giọt dd NaOH vào bình. 
Cho 12gam hỗn hợp Al, Cu tác dụng hết với 500ml dung dịch H2SO4 loãng thu được 11,2 lit khí (đktc).
	a, Tính khối lượng mỗi kim loại và tính nồng độ mol H2SO4.
	b, Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
	Cho Al = 27, Cu = 64, H = 1, O = 16, S = 32.
.
(Dành cho học sinh ban nâng cao)
Cho CBHH: 2NO2 (k) 2NO (k) +O2 (k)
Khi nung NO2 0,3mol trong một bình kín dung tích 1 lit ở một nhiệt độ không đổi khi CBHH của pư được thiết lập thì nồng độ của NO2 là 0,06mol. Tính hằng số cân bằng của pư trên.

ĐỀ SỐ 5:
Hoàn thành chuỗi pư sau (Ghi rõ điều kiện nếu có):
 H2S H2SO4 SO2 H2SO4 Fe2(SO4)3 FeCl3. 
a. Viết phương trình pư điều chế khí clo trong công nghiệp.
b. Viết phương trình pư điều chế nước Javen trong phòng thí nghiệm.
c. Viết phương trình pư điều chế khí hiđroclorua trong phòng thí nghiệm
Nhận biết 4 dd: K2S, NaCl, Na2SO3, Na2SO4.

Cho 120g dd NaOH 12% tác dụng với 80g dd H2SO4 24,5%. 
Tính C% các chất trong dd sau pư. 
Cho 44g hh X gồm Fe2O3 và Fe vào dd H2SO4 (đặc nóng, vừa đủ) thu được 16,8 lit SO2 (đkc). 
a. Tính % khối lượng Fe2O3 trong hh X b. Tính khối lượng dd H2SO4 80% đã dùng.
 (Dành cho học sinh ban nâng cao)
 Cho CBHH sau: FeO (r) + CO (k) Fe (r) + CO2 (k). Hằng số cân bằng của pư ở 10000C là 0,5.
Tính nồng độ các chất lúc cân bằng nếu nồng độ ban đầu của CO và CO2 lần lượt là 0,05M và 0,01M. 
 

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP THI HOC KY IIMON HOA HOC.doc
Đề thi liên quan