Đề cương ôn tập học kì 2 năm học 2012-2013 môn công nghệ 7

pdf3 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 năm học 2012-2013 môn công nghệ 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2_NH2012-2013
Môn Công nghệ 7
1) Vai trò của chuồng nuôi?Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh?
 Vai trò của chuồng nuôi :
 Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết, tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật
nuôi
 Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc mầm bệnh.
 Thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học, nâng cao năng suất chăn nuôi.
 Quản lí tốt đàn vật nuôi.
 Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh:
Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp( ấm về mùa đông, thóang mát về
mùa hè; độ ẩm trong chuồng thích hợp (khỏang 60- 75%) độ thông thóang tốt nhưng phải không
có gió lùa. Độ chiếu sáng phải phù hợp với từng loại vật nuôi. Lượng khí độc trong chuồng( như
khí amôniac, khí hydrosunphua) ít nhất.
2) Nêu các biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi?
 Chăm sóc chu đáo cho từng loại vật nuôi
 Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin.
 Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
 Vệ sinh môi trường sạch sẽ ( thức ăn, nước uống, chuồng trại)
 Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ờ vnuôi.
 Cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.
3) Vắc xin là gì? Cho ví dụ? Phân loại vắc xin?
 Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm gọi là vắc- xin . Vắc-xin được chế từ
chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc vi rút)gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa.
 Ví dụ: vắc xin dịch tả lợn được chế từ vi rút gây bệnh dịch tả lợn; vắc xin đóng dấu lợn được chế
từ chính vi khuẩn gây bệnh đóng dấu lợn.
 Phân loại vắc xin :
 vắc xin nhược độc: mầm bệnh bị yếu đi.
 vắc xin chết: mầm bệnh bị giết chết.
4) Nêu tác dụng của vắc xin đối với vật nuôi?Cho biết cách bảo quản và sử dụng vắc xin?
 Tác dụng của vắc xin :Khi đưa vắc-xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại
bằng càch sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng . Khi bị mầm
bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh , vật nuôi không bị mắc bệnh
gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch.
 Cách bảo quản vắc xin
 Chất lượng và hiệu lực của vắc xin phụ thuộc vào điều kiện bảo quản.
 giữ vắc-xin đúng nhiệt độ theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
 không để vắc xin ở chỗ nóng và chỗ có ánh sáng mặt trời.
 Sử dụng vắc xin cần chú ý:
 phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
 vắc xin đã pha phải dùng ngay. Sau khi dùng vắc-xin còn thừa phải xử lí theo đúng qui định.
 Sau khi được tiêm vắc-xin từ 2 đến 3 tuẩn, vật nuôi sẽ tạo được miễn dịch.
 Sau khi tiêm vắc-xin phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 2 đến 3 giờ tiếp theo. Nếu thấy vật nuôi
có dị ứng ( phản ứng thuốc) phải dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y để giải
quyết kịp thời.
5) Mục đich của chế biến và dự trữ thức ăn ? hãy kể tên một số phương pháp chế biến và dự
trữ thức ăn vật nuôi
 Mục đich của chế biến thức ăn .
 Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi ăn nhiều, dễ tiêu hóa.
 Làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại.
 Ví dụ: làm chín hạt đậu tương sẽ giúp vật nuôi tiêu hóa tốt hơn.
 Mục đich của dự trữ thức ăn
 Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguổn thức ăn cho vật nuôi.
 Ví dụ: vụ xuân, vụ hè thu có nhiều thức ăn xanh, vật nuôi ăn không hết, người ta phơi khô
hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.
 Phương pháp chế biến thức ăn .
• Phương pháp vật lý
 Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh.
 Nghiền nhỏ: đối với thức ăn hạt.
 Xử lí nhiệt: đối với thức ăn có chật độc hại khó tiêu.
• Phương pháp vi sinh vật:
 Các loại thức ăn giàu tinh bột dùng phương pháp đường hóa hoặc ủ lên men.
• Phương pháp hóa học:
 Kiềm hóa với thức ăn có nhiêu xơ như rơm rạ.
• Phối trộn nhiều loại thức ăn đơn người ta có thể tạo được loại thức ăn tốt nhất cho vật nuôi
là thức ăn hỗn hợp có chứa đầy đủ thành phấn dinh dưỡng ( đạm, khoáng, vitamin,)
 Phương pháp dự trữ thức ăn .
 dự trữ thức ăn ở dạng khô với cỏ rơm và các loại hạt, củ.
 dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước với các loại rau cỏ tươi xanh.
6) Cho biết thế náo là vật nuôi bị bệnh? Nguyên nhân sinh ra bệnh? Các bệnh do ỵếu tố sinh
học gây ra?
 Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây
bệnh, làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh , làm giảm sút khả năng sản
xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
 Nguyên nhân sinh ra bệnh?
 Yếu tố bên trong: di truyền
 Yếu tố bên ngoài: cơ học( chấn thương), lí học( nhiệt độ cao), hóa học( ngộ độc), sinh học ( kí
sinh trùng, vi sinh vật)
 Các bệnh do ỵếu tố sinh học gây ra
• Bệnh truyền nhiễm: do các vi sinh vật gây ra, lây lan nhanh thành dịch làm tổn thất nghiêm
trọng cho ngành chăn nuôi.
• Bệnh không truyền nhiễm: do vật kí sinh như giun, sán, ve gây ra, không lây lan nhanh thành
dịch , không làm chết nhiều vật nuôi
7) Em hiểu thế nào là phòng bệnh hơn chữa bệnh?
Trong chăn nuôi phải lấy phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để vật
nuôi không mắc bệnh , cho năng suất cao về kinh tế hơn là phải dùng thuốc để chữa bệnh. Nếu
để bệnh tật xảy ra, phải can thiệp thì sẽ rất tốn kém, hiệu quả kinh tế thấp, có khi còn gây nguy
hiểm cho con người, cho xã hội.
8) Nêu các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi để phòng trị bệnh cho vật nuôi?
 Đảm bảo thức ăn được chế biến đầy đủ dinh dưỡng, nước uống sạch.
 Đảm bảo xây dựng chuồng nuôi đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật( hướng chuồng, địa điểm,).
 Đảm bảo một tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp cho từng loại vật nuôi.
 Tùy loại vật nuôi và tùy theo thời tiết mà cho vật nuôi vận động , tắm chải hợp lý; tiêm
phòng vac xin đầy đủ.
.

File đính kèm:

  • pdfDe cuong huong dan on thi hoc ki 2 mon Cong nghe lop 7.pdf