Đề cương ôn tập học kì I Khoa học Lớp 5 - Năm học 2011-2012 - Trần Kim Lan
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I Khoa học Lớp 5 - Năm học 2011-2012 - Trần Kim Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH SỐ 2 DUY SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC - KHỐI 5 CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC : 2011- 2012 A. PHẦN TRẮC NGHIÊM : (Mỗi câu đúng 0,5đ) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1 : Điền các từ : thế hệ ; duy trì ; sự sinh sản ; đặc điểm ; bố, mẹ ; trẻ em, vào chỗ chấm sao cho phù hợp : - Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. - Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau. Câu 2 : Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ? a. Cơ quan sinh dục ; b. Cơ quan hô hấp ; c. Cơ quan tuần hoàn Câu 3 : Cơ thể chúng ta được hình thành từ đâu ? a. Trứng của mẹ ; b. Tinh trùng của bố ; c. Bào thai ; d. Giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. Câu 4 : Phụ nữ có thai cần nên tránh làm việc nào dưới đây ? a. Lao động nặng ; tiếp xúc với các chất độc hoá học ; b. Tập thể dục vào buổi sáng ; c. Nghỉ ngơi nhiều ; d. Đi khám thai định kỳ : 3 tháng 1 lần. Câu 5 : Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống : a. Tuổi dậy thì ở con trai thường bắt đầu khoảng từ 10 đến 15 tuổi £ b. Tuổi dậy thì ở con trai thường bắt đầu khoảng từ 13 đến 17 tuổi £ c. Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu khoảng từ 10 đến 15 tuổi £ d. Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu khoảng từ 13 đến 17 tuổi £ Câu 6 : Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp : a. Tuổi vị thành niên 1. Từ 60 đến 65 tuổi trở lên b. Tuổi trưởng thành 2. Từ 10 đến 19 tuổi c. Tuổi già 3. Từ 20 đến 60 hoặc 65 tuổi Câu 7 : Nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì ? a. Ăn uống đủ chất ; b. Tập luyện thể dục thể thao ; c. Vui chơi giải trí lành mạnh ; d. Tất cả các ý trên Câu 8 : Ma tuý có tác hại như thế nào ? a. Huỷ hoại sức khoẻ; mất khả năng lao động, học tập. b. Tiêm chích ma tuý dễ bị lây nhiễm HIV, nếu quá liều có thể bị chết. c. Dễ dẫn đến phạm pháp để có tiền thoả mãn cơn nghiện. d. Tất cả các ý trên. Câu 9 : Khi phải dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh cần chú ý điều gì ? a. Tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. b. Phải biết tất cả những rủi ro có thể xảy ra khi dùng thuốc đó. c. Phải ngưng dùng thuốc nếu thấy bệnh không giảm hoặc bị dị ứng... d. Tất cả các ý trên. Câu 10 : Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. a. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết 1. Do vi rút viêm gan A b. Tác nhân gây bệnh sốt rét 2. Do một loại vi rút có trong máu gia súc c. Tác nhân gây bệnh viêm não 3. Do vi rút d. Tác nhân gây bệnh viêm gan A 4. Do một loại kí sinh trùng Câu 11 : Để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh cũng như mỗi công dân cần phải làm gì ? a. Tìm hiểu, học tập để biết rõ về Luật Giao thông đường bộ. b. Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ. c. Thận trọng trong khi đi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu. d. Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường. e. Tất cả các ý trên. Câu 12 : Để bảo quản một số đồ dùng trong gí đình được làm từ tre, mây, song, người ta sử dụng loại sơn nào ? a. Sơn dầu ; b. Sơn tường ; c. Sơn cửa ; d. Sơn chống gỉ. Câu 13 : Gang và thép là hợp kim của: a. Sắt và các-bon ; b. Gang và các-bon ; c. Thép và các-bon ; d.Gang, thép và các-bon. Câu 14 : Đồng được sử dụng làm gì ? a. Đồ điện ; b. Dây điện ; c. Các bộ phận của ô tô, tàu biển ; d. Tất cả các ý trên. Câu 15 : Nhôm có màu gì ? a. Màu trắng xám ; b. Màu trắng bạc ; c. Màu trắng ; d. Màu trắng trong. Câu 16 : Nôí ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp : a. Làm cầu, làm đường ray tàu hoả 1. Tơ sợi b. Xây tường, lát sân, lát sàn 2. Đá vôi c. Sản xuất xi măng, tạc tượng 3. Thép d. Dệt thành vải may quần, áo, chăn, màn 4. Gạch B. PHẦN TỰ LUẬN : (Mỗi câu đúng 1đ) Câu 17 : Nêu cách phòng tránh các bệnh : sốt rét, viêm não, sốt xuất huyết. Trả lời : Cách phòng tránh các bệnh : sốt rét, viêm não, sốt xuất huyết là : Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh ; diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Câu 18 : Thủy tinh thường có những tính chất gì ? Nêu cách bảo quản chúng khi sử dụng. Trả lời : - Thủy tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. Thủy tinh không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn. - Cách bảo quản thủy tinh là : Khi sử dụng nên cẩn thận, nhẹ tay ; tránh làm rơi ; tránh va chạm mạnh. Câu 19 : Nêu tính chất của cao su và tính chất của chất dẻo. Trả lời : - Cao su có tính chất đàn hồi tốt ; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh ; cách điện, cách nhiệt ; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác. - Chất dẻo có tính chất chung là cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao. Câu 20 : Sợi ni lông là một trong các loại sợi tự nhiên hay sợi nhân tạo. Nêu tính chất và công dụng của nó. Trả lời : Sợi ni lông là một trong các loại sợi nhân tạo. Vải ni lông không thấm nước, dai, bền và không nhàu. Sợi ni lông còn được dùng trong y tế, làm các ống để thay thế cho các mạch máu bị tổn thương ; làm bàn chải, dây câu cá, đai lưng an toàn, một số chi tiết của máy móc,... ĐÁP ÁN Câu 2 3 4 5 6 7 8 9 10 và 16 11 12 13 14 15 Ý đúng a d a a-S ; b-Đ ; c-Đ ; d-S a-2 ; b-3 ; c-1 d d d a-3 ; b-4 ; c-2 ; d-1 e a a d b Duy Sơn, ngày 30 tháng 11 năm 2011 Người lập đề cương Trần Kim Lan
File đính kèm:
- de cuong khoa lop 5.doc