Đề cương ôn tập học kì I Lịch sử Khối 4 - Năm học 2012-2013

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I Lịch sử Khối 4 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ – LỚP 4 - HỌC KÌ I NĂM 2012
BÀI 1.NƯỚC VĂN LANG
 Câuu 1.Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta?
Khoảng 700 năm trước công nguyên ở khu vực sông Hồng,sông Mã và Sông cả
câu 2. những tục lệ nào của người Lạc việt còn tồn tại đến ngày nay.
Biết làm ruộng,ươm tơ,dệt lụa,đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất
câu 3.Hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người lạc việt:
Người lạc việt ở nhà sàn,họp nhau thành các làng,bản
Người Lạc Việt có tục nhuộm răng,ăn trầu;ngày lễ hội thường đua thuyền,đấu vật.
BÀI 2.NƯỚC ÂU LẠC
1.Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
Năm 218 TCN quân Tần tràn xuống xâm lược các nước phương Nam,thục phán đã lãnh đạo người Âu việt và người lạc việt đánh lui giặc ngoại xâm rồi sau đó dựng nước Âu Lạc
Năm 179 TCN,quân Triệu Đà đã chiếm được Âu Lạc.
BÀI 4.KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG(NĂM 40)
CÂU 1.Hãy kể lại cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa):
+ Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại(trả nợ nước, thù nhà)
+ Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
+ Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã thành công
Bài 5.CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG
DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO( NĂM 938).
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 
1. Em hãy kể đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng? 
TL: Người lãnh đạo trận Bạch Đằng là Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm – ông là con rể của Dương Đình Nghệ. Ông là người có tài, yêu nước. 
2. Em hãy nêu nguyên nhân diễn ra trận Bạch Đằng? 
TL : Nguyên nhân diễn ra trận Bạch đằng là : Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
3. Nêu những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng? 
TL: Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng là : Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
4. Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào? 
TL: Trận Bạch Đằng diễn ra trên cửa sông Bạch Đằng, ở tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 938
5. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng? 
TL : Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kỳ nước ta bị phong kiến phương bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. 
6.Ngô quyền dùng kế gì để đánh giặc: Căm cọc nhọn ở nhừng nơi hiểm yếu ở cửa sông bạch đằng lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông bạch đằng nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch
* Ghi nhớ : Quân Nam Hán kéo sang đánh nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938) 
 Ngô quyền lên ngôi vua đã kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương bắc và mở đầu cho thời kỳ độc lập lâu dài của nước ta. 
BÀI 9.NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG.
Câu 1.Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô về thành Đại La.
Vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước,đất rộng lại bằng phẳng,dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi càng nghĩ vua càng tin rằng muốn con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về đồng bằng rộng lớn màu mỡ này.
*Ghi Nhớ:Được tôn lên làm vua,Lý Công Uẩn(Lý Thái Tổ)dời đô ra Đại La và đổi tên là Thăng Long,Sau đó Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.
Thăng long có nhiều lâu đài,cung điện, đền chùa.Dân cư tụ họp về thăng long ngày một đông
Bài 10.CHÙA NHÀ LÝ
Câu 1. Vì sao dân ta tiếp thu đạo phật:
Đạo phật được du nhập vào nước ta từ rất sớm.Đạo phật dạy người ta phải thương yêu đồng loại,phải biết nhường nhịn nhau,giúp đỡ nhau gặp khó khăn,không được đối xử tàn ác với loài vật.
Câu 2. những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý,đạo phật rất phát triển.
Đạo phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước,nhân dân theo đạo phật rất đông,nhiều nhà vua thời này cùng theo đạo phật,Nhiều nhà sư được giừ cương vị quan trọng trong triều đình.kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa.
Câu 3.Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì?
Chàu là nơi tu hành của các nhà sư và cũng là nơi tổ chức lễ bái đạo phật,chùa còn là trung tâm văn hóa của các làng xã.
Câu 4.Mô tả ngôi chùa mà em biết: Chùa một cột ở Hà Nội được xây dựng trên một cột đá lớn dựng giữa hồ,tượng trưng cho bông sen nở trên mặt nước.Trình độ điêu khắc tinh vi thanh thoát được thể hiện trên các tượng phật trong chùa
Bài 12.NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
Câu 1.Nhà trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
Hoàn cảnh:Đến cuối thế kĩ XII nhà Lý ngày càng suy yếu,đầu năm 1226,Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Chồng là Trần Cảnh,Nhà trần được thành lập.
Câu 2.Sau nhà Lý là triều đại nào,kinh đô là gì,tên nước là gì : Nhà trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long,tên nước vẫn là Đại Việt.
Câu 3. Nêu những việc làm của nhà trần nhằm củng cố,xây dựng đất nước: Chú ý xây dựng lực lượng quân đội ,chăm lo bảo vệ đê điều,khuyến khích nông dân sản xuất.
Caau.Hãy tìm những sự việc cho thấy dưới thời trần,quan hệ giữa vua và quan ,giữa vua và nhân dân chưa quá cách xa:
Vua trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến thỉnh khi có việc cầu xin hoặc oan ức.
Trong các buổi yến tiệc,có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ.
Bài 13 : NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 
1. Nhà Trần có những biện pháp gì trong việc đắp đê phòng lụt? 
TL : Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: 
Lập hà đê sứ.
Năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn đến cửa biển.
Khi có lũ, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê.
Theo em, vì sao nhà Trần được gọi là “Triều đại đắp đê”? 
TL : Nhà Trần được gọi là “Triều đại đắp đê” vì : 
Nhà Trần đặt ra chức hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.
Nhà Trần huy động nhân dân cả nước vào việc sửa đê, đắp đê và bảo vệ đê.
Các vua nhà Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.

File đính kèm:

  • docde cuong su HK 1 nam 2012.doc