Đề cương ôn tập học kì I Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trần Kim Lan
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trần Kim Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH SỐ 2 DUY SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ-KHỐI 4 CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC : 2012- 2013 A. PHẦN TRẮC NGHIÊM : (Mỗi câu đúng 0,5đ) Câu 1 : Hoàn thành bảng sau : Thời gian Sự kiện lịch sử Năm 40 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 938 Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước. Mùa xuân năm 1010 Nhà Lý dời đô ra Thăng Long. Đầu năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập. Đánh dấu x vào £ trước câu trả lời đúng nhất : Câu 2 : Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì ? a.£ Văn Lang ; b.£ Âu Lạc ; c.£ Việt Nam. Câu 3 : Thành tựu đặc sắc về phong trào của người dân Âu Lạc là gì ? a.£ Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên ; b.£ Xây dựng thành Cổ Loa ; c.£ Cả hai ý trên đều đúng. Câu 4 : Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ? a.£ Oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán. b.£ Chồng bà Trưng Trắc (Thi sách) bị Tô Địch giết hại. c.£ Chứng tỏ cho nhân dân biết, phụ nữ cũng đánh được giặc. Câu 5 : Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ? a.£ Nhử giặc vào sâu trong đất liền rồi tấn công. b.£ Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở Sông Bạch Đằng, lợi dụng thuỷ triều lên rồi nhử giặc vào bãi cọc. c.£ Cả hai ý trên đều đúng. Câu 6 : Lê Hoàn lên ngôi vua lấy tên gọi là gì ? a.£ Lê Long Đĩnh ; b.£ Lê Đại Hành ; c.£ Lê Thánh Tông. Câu 7 : Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào ? a.£ Lý Chiêu Hoàng nhường ngồi cho Trần Thủ Độ ; b.£ Lý Chiêu Hoàng nhường ngồi cho Trần Quốc Toản ; c.£ Lý Chiêu Hoàng nhường ngồi cho Trần Quốc Tuấn ; d.£ Lý Chiêu Hoàng nhường ngồi cho Trần Cảnh. Câu 8 : Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật ? a. £ Vì đạo Phật mang đến cho nhân dân ta rất nhiều vàng bạc. b. £ Vì đạo Phật có thể làm cho con người trường sinh bất tử. c. £ Vì đạo Phật dạy con người biết yêu thương đồng loại, biết giúp đỡ nhau, không đối xử tàn ác với loài vật Câu 9 : Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. a. Khởi nghĩa Bà Triệu. 1. Năm 550 b. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. 2. Năm 905 c. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ. 3. Năm 248 d. Khởi Nghĩa của Triệu Quang Phục. 4. Năm 722 Câu 10 : Điền các từ ngữ đến đánh, đặt chuông lớn, oan ức, cầu xin, các quan, vua vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp : Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để dân đến đánh khi có điều gì cầu xin hoặc oan ức. Trong các buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan cùng nắm tay nhau, hát ca vui vẻ. B. PHẦN TỰ LUẬN : (Mỗi câu đúng 1đ) Câu 11 : Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ ? Trả lời : Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. Câu 12 : Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô ? Trả lời : Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô vì vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú, tốt tươi. Câu 13 : Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai. Trả lời : Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai là : Sau hơn ba tháng đặt chân lên đất nước ta, số quân Tống bị chết đến quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp. Lý thường Kiệt đã chủ động giảng hòa để mở lối thoát cho giặc. Quách Quỳ vội vàng chấp nhận và hạ lệnh cho tàn quân rút về nước. Nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững. Câu 14 : Khi thế giặc mạnh, nhà Trần đã đối phó với chúng như thế nào ? Trả lời : Khi thế giặc mạnh, nhà Trần đã đối phó với chúng bằng kế sách : Cả ba lần , trước cuộc tấn công của hàng vạn quân giặc, vua tôi nhà Trần đều chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long, Quân Mông – Nguyên vào được Thăng Long, nhưng không tìm thấy một bóng người , một chút lương ăn. Chúng điên cuồng phá phách, nhưng chỉ thêm mệt mỏi và đói khát. ĐÁP ÁN LỊCH SỬ Câu 2 3 4 5 6 7 8 9 Ý đúng a c a b b d c a-3 ; b-4 ; c-2 ; d-1 Duy Sơn, ngày 02 tháng 12 năm 2012 Người lập đề cương Trần Kim Lan TRƯỜNG TH SỐ 2 DUY SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ-KHỐI 4 CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC : 2012- 2013 A. PHẦN TRẮC NGHIÊM : (Mỗi câu đúng 0,5đ) Đánh dấu x vào £ trước câu trả lời đúng nhất : Câu 1 : Đỉnh núi Pan-xi-păng có độ cao bao nhiêu mét ? a.£ 3134 mét ; b.£ 3143 mét ; c.£ 3314 mét. Câu 2 : Nghề chính của người dân Hoàng Liên Sơn là gì ? a.£ Nghề nông ; b.£ Nghề thủ công truyền thống ; c.£ Nghề khai thác khoáng sản. Câu 3 : Thế mạnh của vùng trung du Bắc Bộ là gì ? a.£ Trồng cây ăn quả và trồng cà phê ; b.£ Trồng cà phê và trồng chè. c.£ Trồng cây ăn quả và trồng chè. Câu 4 : Nhà Rông ở Tây Nguyên dùng để làm gì ? a.£ Dùng để sinh hoạt tập thể như lễ hội, tiếp khách của cả buôn b.£ Dùng để cất giữ những vật quý giá nhất của buôn làng. c.£ Dùng để ở khi dân làng bị thú dữ tấn công Câu 5 : Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ? a.£ Lâm viên ; b.£ Buôn Mê Thuột ; c.£ Kon Tum. Câu 6 : Người dân ở miền Bắc đắp đê để làm gì? a.£ Để giữ phù sa cho ruộng ; b.£ Để ngăn lũ lụt ; c.£ Để làm đường giao thông. Câu 7 : Nhờ đâu mà đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ? a.£ Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào ; b.£ Nhờ người dân có kinh nghiệm trồng lúa ; c.£ Cả hai ý trên đều đúng. Câu 8 : Trường đại học đầu tiên ở nước ta có tên là gì ? a.£ Quốc Tử Giám (ở Hà Nội) ; b.£ Sư phạm Hà Nội ; c.£ Đại học Thái Nguyên. Câu 9 : Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. Cao nguyên Tỉnh (Thành phố). a.Đăk Lăk. 1. Lâm Đồng b.Plâyku. 2. Buôn Mê Thuột c.Lâm Viên, Di Linh. 3. Gia Lai Câu 10 : Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống : a. Tên 5 dân tộc ít người ở vùng núi phía Bắc là : Dao, Mông, Thái, Mường, Tày, Nùng,... b. Tên 5 dân tộc ít người ở Tây Nguyên là : Gia-rai, Ê-đê, Xơ-đăng, Ba-na, Tà-ôi,... B. PHẦN TỰ LUẬN : (Mỗi câu đúng 1đ) Câu 11 : Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm nghề gì ? Nghề nào là chính ? Trả lời : Nghề nông là nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn. Họ trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,... trên nương rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra, ở đây còn có các nghề thủ công (dệt, thêu, đan, rèn, đúc,...) và khai thác khoáng sản. Câu 12 : Tây Nguyên gồm những cao nguyên nào ? Khí hậu ở đây có mấy mùa ? Đó là những mùa nào ? Trả lời : Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau như cao nguyên Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh,... Ở đây khí hậu có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô. Câu 13 : Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ. Trả lời : Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của nước ta, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Đồng bằng có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi. Vào mùa hạ mưa nhiều, nước các sông dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng ; ven các sông có đê ngăn lũ. Câu 14 : Hãy giới thiệu những nét cơ bản về Thủ đô Hà Nội. Trả lời : Những nét cơ bản về Thủ đô Hà Nội là : Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ , nơi có sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong nước và thế giới. Các phố cổ nằm ở gần hồ Hoàn Kiếm. Hà Nội đang được mở rộng và hiện đại hơn. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta. ĐÁP ÁN ĐỊA LÍ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Ý đúng b a c a a b c a a-2 ; b-3 ; c-1 Duy Sơn, ngày 01 tháng 12 năm 2012 Người lập đề cương Trần Kim Lan
File đính kèm:
- De cuong SU va Dia HKI.doc