Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lý Lớp 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lý Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ – LỚP 4 - HỌC KÌ I BÀI 1: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN A. TRẮC NGHIỆM : 1. Nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn là : a. Nghề khai thác rừng. b. Nghề thủ công truyền thống. c. Nghề nông d. Nghề khai thác khoáng sản. 2. Ruộng bậc thang thường được làm ở: a. Đỉnh núi. b. Sườn núi. c. Dưới thung lũng 3. Tác dụng của ruộng bậc thang là: a. Giữ nước b. Chống xói mòn nước c. Cả hai ý trên B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 1, Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn? TL: Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn? + Trồng trọt: Trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, trên nương rẫy, ruộng bậc thang. + Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc + Khai thác khoáng sản: A-Pa-tít, đồng, chì, kẽm, . + Khai thác lâm sản: Gỗ, mây, nứa, 2, Nêu những khó khăn của giao thông đường núi? TL: Khó khăn của giao thông đường núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sạt, lở vào mùa mưa. 3. Xác lập mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người? TL: - Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang. - Miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản. * Ghi nhớ: Nghề nông nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn. Họ trồng lúa ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, trên nương rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra, ở đây còn có các nghề thủ công (dệt, thêu, đan, rèn, đúc, ) và khai thác khoáng sản. BÀI 2: TRUNG DU BẮC BỘ. A. TRẮC NGHIỆM: 1. Trung du Bắc bộ là một vùng : a. Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải. b. Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải. c. Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải. d. Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải. 2. Trung du Bắc Bộ là một vùng : a. Có thế mạnh về đánh cá. b. Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả. c. Có diện tích trồng cà phê lớn nhất đất nước. d. Có thế mạnh về khai thác khoáng sản. B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 1. Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ? TL: Đặc điểm tiêu biểu về địa hình của Trung du Bắc Bộ là: - Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. 2, Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở trung du Bắc Bộ? TL: Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở trung du Bắc Bộ là. - Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du. - Trồng rừng và cây công nghiệp được đẩy mạnh 3, Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ? TL: Tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ là: Che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi. 4. Để phủ xanh đất trống đồi trọc, người dân ở trung du Bắc Bộ đã trồng những loại cây gì? TL : Để phủ xanh đất trống đồi trọc, người dân ở trung du Bắc Bộ đã trồng những cây: cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng. 5 , Nêu quy trình chế biến chè? TL: Quy trình chế biến chè: 1. hái chè, 2.Phân loại chè, 3. Vò, sấy khô, 4. Các sản phẩm chè. * Ghi nhớ: Trung du Bắc Bộ là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải. Thế mạnh ở đây là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, đặc biệt là trồng chè. Đất trống đồi trọc đang được phủ xanh bằng việc, trồng cây công ngiệp lâu năm và trồng cây ăn quả. BÀI 3: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN A. TRẮC NGHIỆM : 1. Những biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ và khôi phục rừng? a. Ngăn chặn nạn đốt phá rừng bừa bãi. b. Khai thác rừng hợp lí. c. Trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc. d. Tất cả những biện pháp trên. 2. Sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh là do : a. Địa hình có độ cao khác nhau. b. Nhiều núi cao. c. Nước sông chảy mạnh d. Mưa theo mùa. B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 1, Nêu một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên? TL: Một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên là: - Sử dụng sức nước sản xuất điện - Khai thác gỗ và lâm sản. 2, Nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất? TL: Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất là: Cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý 3, Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng? TL: Cần phải bảo vệ rừng và trồng rừng lại để tránh xói mòn. Hạn hán, lũ lụt và bảo vệ môi trường và sinh hoạt của con người. 4, Hãy nêu đặc điểm của các con sông ở Tây Nguyên và lợi ích của nó? TL: - Đặc điểm: Có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. - Ích lợi: Người dân tận dụng sức nước để chạy tua bin sản xuất điện phục vụ đời sống con người. 5. Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên? TL: Rừng rậm nhiệt đới: Rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng - Rừng khộp: Rừng rụng lá mùa khô. 6. Kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên? TL: Các con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên là: Sông xê Xan, Sông XRê Pôk, Sông Đồng Nai. 7. Nêu nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá? TL: Nguyên nhân: Khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp không hợp lí và tập quán du canh du cư. * Ghi nhớ: Ở Tây Nguyên, sông thường nhiều thác ghềnh, là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng sức nước làm thuỷ điện. Rừng ở Tây Nguyên có nhiều gỗ, các lâm sản quý khác. Cần phải bảo vệ, khai thác rừng hợp lí và trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc. Bài 4+ 5 : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (2 TIẾT) A. TRẮC NGHIỆM : 1. Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa thứ mấy của cả nước: a. Thứ nhất b. Thứ hai c. Thứ ba. 2. Nguyên nhân làm cho đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn hai cả nước? a. Đất phù sa màu mỡ. b. Có nguồn nước dồi dào. c. Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa. d. Tất cả các ý trên. B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 1. Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ? TL: Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ là: - Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. - Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh. - Nuôi nhiều lợn và gia cầm. 2. Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước? TL: Những thuận lợi: - Đất phù sa màu mỡ - Nguồn nước dồi dào - Người dân có kinh nghiệm trồng lúa 3. Kể tên một số cây trồng vật nuôi chính của đồng bằng Bắc Bộ ? TL: Cây trồng ở đồng bằng Bắc Bộ: Lúa, ngô, khoai, lạc, đỗ, cây ăn quả - Vật nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ: Trâu, bò, lợn, vịt, gà và đánh bắt cá. 4. Em có nhận xét gì về nhiệt độ của Hà Nội? TL: Nhiệt độ của Hà Nội: Tháng lạnh, tháng 1,2,3 nhiệt độ dưới 200C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa lạnh. 5. Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo? TL: Quá trình sản xuất lúa gạo: Làm đất -> gieo mạ -> nhổ mạ -> cấy lúa -> chăm sóc lúa -> gặt lúa -> tuốt lúa -> phơi thóc. * Ghi nhớ: Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúc thứ lớn hai của cả nước. Đây cũng là vùng trồng nhiều rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm. 6. Kể tên một số nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ? TL: Đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: Dệt lục, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ 7. Khi nào một làng trở thành làng nghề? Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công? TL: Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên các làng nghề. - Người làm nghề thủ công giỏi gọi là nghệ nhân. 8. Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm? TL: Quy trình làm ra một sản phẩm gốm: Nhào đất và tạo dáng cho gốm -> Phơi gốm -> vẽ hoa văn -> tráng men -> nung gốm -> các sản phẩm gốm. * Ghi nhớ: Người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công với nhiều sản phẩm nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Nơi có nghề thủ công phát triển tạo nên làng nghề. Cợ phiên ở Đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Hàng hoá bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất tại địa phương.
File đính kèm:
- DE CUONG ON TAP MON DIA LY LOP 4 HOC KI I.doc