Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Khối 4

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Khối 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO
(NĂM 938)
1. Em hãy kể đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng? 
TL: Người lãnh đạo trận Bạch Đằnglà Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm – Ông là con rể của Dương Đình Nghệ. Ông là người có tài, yêu nước. 
2. Em hãy nêu nguyên nhân diễn ra trận Bạch Đằng? 
TL: Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán – Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. 
3. Nêu những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng? 
TL: Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng là: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch. 
4. Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào? 
TL: Trận Bạch Đằng diễn ra trên cửu sông Bạch Đằng, ở tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 938. 
5. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng? 
TL: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kỳ nước ta bị phong kiến phương bắc đô hộ, mở ra thời kỳ độc lap lâu dài cho dân tộc. 
* Ghi nhớ: Quan Nam Hán kéo sang đánh nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhữ giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938).
Ngô Quyền lên ngôi vua đã kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương bắc và mở đầu cho thời kỳ độc lập lâu dài của nước ta. 
BÀI 2: DINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
1. Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào? 
TL: Sau khi Ngô Quyền mất đất nước ta rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực căn cứ điạ phương nổi dậy chia cắt đất nước. 
2. Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh? 
TL: Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân. 
3. Đinh Bộ Lĩnh có công gì? 
TL: Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. 
4. Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? 
TL: Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được giang sơn, lên ngôi Hoàng đế (Vua) lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình. 
* Ghi nhớ: Ngô Quyền mất – Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lực phong kiến gây nên trong hơn hai mươi năm. 
Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước (năm 968). 
BÀI 3: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981)
1. Việc Lê Hoàn lên ngôi Vua có được nhân dân ủng hộ không? 
TL: Lê Hoàn lên ngôi Vua là phù hợp với yêu cầu của đất và hợp với lòng dân
2. Em hãy trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân tống của dân ta?
TL: Đầu năm 981 quân tống theo hai đường thủy tiến vào xâm lược nước ta . quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thủy) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi. 
 3. Kể đôi nét về Lê Hoàn ? 
TL. Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương Và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng Đế (Nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. 
4. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất thắng lợi ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? 
TL: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất đã giữ vững được nền độc lập nước nhà. 
Đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh của dân tộc. 
* Ghi nhớ: Lợi dụng tình hình không ổn định của triều đình nhà Đinh, năm 981 quân Tống sang xâm lược nước ta. 
Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống, độc lập, giữ vững. Nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc. 
BÀI 4: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
1. Nêu những lý do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La? 
TL: Vua thấy đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, cư dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. 
2. Tại sao Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long? 
TL: Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long là vì: 
Hoa Lư là vùng rừng núi hiểm trở, chật hẹp, không phải là trung tâm đất nước. 
- Thăng Long là vùng đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ và là trung tâm của đất nước. 
3. Nêu vài nét công lao của Lý Công Uẩn? 
TL: công lao của Lý Công Uẩn là: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long. 
* Ghi nhớ: Được tôn lên làm Vua, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) dời kinh đô ra Đại La và đổi tên là Thăng Long. Sau đó Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.
Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân cư tụ họp về Thăng Long ngày một đông. 
BÀI 5: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 – 1077)
1. Em hãy kể lại trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt? 
TL: Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt. 
+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công. 
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. 
+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy. 
2. Nêu kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai? 
TL: Sau 3 tháng đặt chân lên nước ta, quân Tống chết quá nữa, số còn lại tinh thần suy sụp, Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa để mở lối thoát cho giặc, Quách Quỳ vội vàng chấp nhận và hạ lệnh cho quân rút lui về nước. Nền độc lập nước Đại Việt giữ vững. 
3. Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến? 
TL: Nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm, thông minh, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt. 
4. Nêu vài nét công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai? 
TL: Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi. 
* Ghi nhớ: Dưới thời nhà Lý, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước trước sự xâm lược của nhà Tống. 
BÀI 6: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
1. Nhà Trần ra đời vào hoàn cảnh nào? 
TL: Đến cuối thế kỷ 12 nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập. 
+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô Thăng Long, tên nước Đại Việt. 
2. Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố xây dựng đất nước? 
TL: Chú ý xây dựng lực lượng quân đội. 
- Chăm lo bảo vệ đê điều. 
- Khuyến khích nông dân sản xuất. 
* Ghi nhớ: đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần đựơc thành lập. 
Nhà Trần rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp và phòng thủ đất nước. 
BÀI 7: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
1. Nhà Trần có những biện pháp gì trong việc đắp đê phòng lụt? 
TL: Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt 
- Lập hà đê sứ
- Năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lốn đến cửa biển. 
- Khi có lũ, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê. 
2. Theo em, vì sao nhà Trần được gọi là “Triều đại đắp đê”? 
TL: Nhà Trần được gọi là “Triều đại đắp đê” vì: 
- Nhà Trần đặt ra chức quan hà đê sứ để trong coi việc đắp đê và bảo vệ đê. 
- Nhà Trần huy động nhân dân cả nước vào việc sửa đê, đắp đê và bảo vệ đê. 
- Các Vua nhà Trần cùng có khi tự mình trong nom việc đắp đê. 
* Ghi nhớ: Nhà Trần coi trọng việc đắp đê phòng chống lũ lụt. Nhờ vậy nền kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no. 

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap lich su lop 4.doc