Đề cương ôn tập học kì I Môn Ngữ văn 10

doc9 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I Môn Ngữ văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: VĂN HỌC
1. Hãy cho biết các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
Có hai bộ phận: 
- Văn học dân gian. 
- Văn học viết.
2. Thế nào là văn học dân gian? Văn học dân gian có những thể loại chủ yếu nào?
- Là những sáng tác của tập thể nhân dân lao động và được truyền miệng. 
- Có khi được một trí thức nào đó sáng tác, nhưng phải tuân thủ những đặc trưng của văn học dân gian và phải nói được tiếng nói tình cảm chung của quần chúng nhân dân.
	- Những thể loại chủ yếu: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. 
3. Thế nào là văn học viết?
- Là sáng tác văn học được ghi lại bằng chữ viết.
- Là sáng tác của cá nhân hoặc một nhóm tác giả nào đó có tên tuổi cụ thể.
- Tác phẩm mang dấu ấn tác giả.
4. Văn học Việt Nam sử dụng các kiểu chữ viết nào? Kiểu chữ nào được sử dụng sớm nhất?
- Người Việt chủ yếu sử dụng ba kiểu chữ viết sau để sáng tác văn học:
+ Chữ Hán (Văn tự của người Hán được người Việt đọc theo cách riêng gọi là cách đọc Hán Việt).
+ Chữ Nôm (chữ viết cổ của tiếng Việt, dựa vào chữ Hán mà đặt ra).
+ Chữ quốc ngữ (kiểu chữ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt).
- Chữ Hán được sử dụng sớm nhất (khoảng thế kỷ X), sau đó là chữ Nôm (phát triển ở thế kỷ XV, đỉnh cao là vào thế kỷ XVIII) và chữ quốc ngữ (phổ biến rộng rãi vào đầu thế kỷ XX). Ngoài ra, có một số tác phẩm viết bằng tiếng Pháp.
5. Nêu sơ bộ hệ thống thể loại của văn học viết?
 a) Văn học chữ Hán có 3 nhóm thể loại chính:
- Văn xuôi tự sự: truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi.
- Thơ : thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc.
- Văn biền ngẫu: phú, cáo, văn tế. 
 b) Văn học chữ Nôm có 2 nhóm thể loại chính:
- Thơ: thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói.
- Văn biền ngẫu. 
 c) Văn học chữ quốc ngữ có 3 nhóm thể loại chính:
- Loại hình tự sự: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí (bút kí, tuỳ bút, phóng sự).
- Loại hình trữ tình: thơ trữ tình, trường ca. 
- Loại hình kịch: kịch nói.
6. Văn học Việt Nam phát triển qua mấy thời kì ? Thời kì nào được gọi là văn học trung đại ? Văn học hiện đại bao gồm những thời kì nào ?
- Văn học Việt Nam phát triển qua 3 thời kì: 
+ Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kí XIX.
+ Văn học từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX.
- Thời kì đầu được gọi là văn học trung đại và hai thời kì sau thuộc về văn học hiện đại.
7. Chữ Nôm ra đời có ý nghĩa như thế nào? Hãy cho biết các thành tựu của văn học chữ Nôm.
	* ý nghĩa:
 - Là sự vận động tất yếu của nền văn hoá dân tộc nói chung, của nền văn học dân tộc nói riêng nhằm hướng tới việc phản ánh đời sống và diễn tả tâm hồn của người Việt Nam.
- Là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập cho dân tộc ta.
	 * Thành tựu:
 - Nhiều tác gia lớn: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,...
 - Nhiều tác phẩm xuất sắc: thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh khiêm, Hồ Xuân Hương, truyện Nôm đặc biệt Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác bất hủ của mọi thời.
- Văn học chữ Nôm tiếp nhận nhiều thành tựa của văn học dân gian, văn học chữ Hán và thể hiện rõ lòng yêu nước tinh thần nhân đạo, tính hiện thực cũng như phản ánh quá trình dân tộc hoá và dân chủ hoá của văn học trung đại.
8. Văn học hiện đại so với văn học trung đại có những điểm gì
 - Về tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.
 - Về đời sống văn học: sôi nổi, năng động hơn trong các quan hệ tác phẩm đời sống, nhà văn và bạn đọc,...
- Về hệ thống thể loại: xuất hiện thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói,... 
- Về bút pháp thể hiện: tuân thủ lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo và cái tôi của nhà văn,...
9. Hãy tóm lược tiến trình phát triển của văn học hiện đại Việt Nam. 
 - Giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1930: giai đoạn tìm đường hiện đại hoá văn học và hội nhập.
 - Giai đoạn 1930 - 1945: sự bùng nổ văn chương hiện đại Việt Nam, xuất hiện các trào lưu lớn như văn học lãng mạn, văn học hiện thực,...
 - Giai đoạn 1945 - 1975: nền văn học mới ra đời gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
 - Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX: phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam trong công cuộc hội nhập quốc tế. 
10. Con người Việt Nam được văn học thể hiện trong các mối quan hệ nào?
- Quan hệ với thế giới tự nhiên: cho thấy tình yêu thiên nhiên tha thiết của người Việt.
- Quan hệ với quốc gia, dân tộc: cho thấy niềm tự hào dân tộc và sự xả thân vì giống nòi của một chủ nghĩa yêu nước...
- Quan hệ với xã hội: cho thấy một chủ nghĩa hiện thực sâu sắc và một chủ nghĩa nhân đạo cao cả, không khoan nhượng với cái xấu cái ác, bảo về cái thiện, cái tốt đẹp,... 
- Quan hệ với bản thân: cho thấy quá trình đấu tranh kiên trì để khẳng định đạo lý làm người của bản thân, của dân tộc...
11. Thế nào là tính truyền miệng của văn học dân gian?
- Do ra đời từ thời cổ xa, khi nhân loại chưa có chữ viết, nên phương thức lưu truyền là kể lại trực tiếp từ người này sang người khác. Ngay cả khi chữ viết ra đời thì văn học dân gian vẫn tiếp học được sáng tác và truyền miệng.
- Truyền miệng là sự ghi nhớ thuộc lòng và truyền bá bằng lời nói hoặc bằng sự trình diễn cho người khác xem và nghe.
- Truyền miệng theo không gian: sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác theo các nhóm chủng tộc, quốc gia và châu lục.
- Truyền miệng theo thời gian: sự bảo lưu tác phẩm từ đời này qua đời khác thông qua các thế hệ tiếp nối. 
- Do tồn tại, lưu hành bằng phương thức truyền miệng nên tác phẩm văn học dân gian thường ngắn gọn, dễ nhớ và có thể dễ dàng thêm bớt bởi người đời sau.
12. Anh (chị) hiểu tính tập thể của văn học dân gian như thế nào?
- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.
- Quá trình đó làm cho tác phẩm phong phú hơn, hoàn thiện hơn cả về hình thức nội dung lẫn nghệ thuật.
- Văn học dân gian là tài sản chung của tập thể. 
13. Sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian đối với các sinh hoạt cộng đồng được biểu hiện như thế nào?
- Văn học dân gian ra đời chủ yếu từ các sinh hoạt cộng đồng như vui chơi. ca hát tập thể, lễ hội,... và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt cộng đồng. 
- Sinh hoạt cộng đồng là môi trường sinh thành, lưu truyền, biến đổi văn học dân gian, chi phối cả nội dung và hình thức của tác phẩm văn học dân gian.
14. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết.

Văn học dân gian
Văn học viết
Sự ra đời và phát triển 
Ra đời khi chưa có chữ viết và tiếp tục phát triển khi chữ viết xuất hiện, tồn tại song song với văn học viết.
Ra đời khi có chữ viết.
Bối cảnh xã hội.
Ra đời trong xã hội có giai cấp, chủ yếu thuộc về tầng lớp bình dân.
Ra đời trong xã hội có giai cấp, chủ yếu thuộc về tầng lớp trí thức.
Tác giả
Tập thể
Cá nhân
Phương thức sáng tác thể hiện.
Sáng tác bằng ngôn ngữ nói, thể hiện bằng các phương thức kể, hát, nói, trình diễn.
Sáng tác bằng ngôn ngữ viết. Thể hiện bằng các văn bản viết.
Cách lưu giữ
Lưu giữ bằng trí nhớ
Lưu giữ bằng chữ viết.
Cách truyền bá
Truyền miệng.
Bằng ấn phẩm.
Cách thức phản ánh.
Tư tưởng , tình cảm của cộng đồng qua lăng kính cộng đồng
Tư tưởng , tình cảm của cộng đồng qua lăng kính cá nhân.
Thể loại
Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo...
Truyện ngắn, kí (bút kí, tuỳ bút, phóng sự), tiểu thuyết chương hồi, thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc, thơ Nôm, Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói, thơ trữ tình, trường ca, kịch nói,...
15. Văn học dân gian có ảnh hưởng như thế nào đến văn học viết? 
- Tinh thần nhân đạo và lạc quan, niềm tin bất diệt vào chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa, tinh thần yêu nước, thương nòi trong văn học viết đều được kế thừa từ văn học dân gian. 
- Hình thức thơ lục bát. nghệ thuật kể chuyện,... trong văn học viết chủ yếu cũng là sự phát triển từ văn học dân gian.
- Văn học viết còn vay mượn các hình tượng từ văn học dân gian để phản ánh
hiện thực thời đại mình, chẳng hạn hình tượng Thạch Sanh, Mị châu,... trong thơ Tố Hữu ...
16. Thế nào là văn học trung đại? Văn học trung đại gồm mấy thành phần? Nêu đặc điểm của những thành phần đó?
 - Là những sáng tác văn học ra đời trong xã hội phong kiến Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.
 - Bao gồm hai thành phần chủ yếu: Văn học chữ Hán và Văn học chữ Nôm.
 + Văn học chữ Hán xuất hiện sớm, tồn tại hong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại. Các thể loại chủ yếu tiếp thu từ văn học Trung Quốc như chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, thơ Đường luật,... 
 + Văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn văn học chữ Hán (xuất hiện khoảng cuối thế kỷ XIII). Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, ít có văn xuôi; xuất hiện các thể thơ dân tộc như ngâm khúc. truyện thơ. hát nói và các thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc đã được dân tộc hoá phần nào như thơ Nôm việt theo thể Đường luật, thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn,...
 - Hai thành phần văn học này không hề đối lập nhau mà bổ sung, tác động lẫn nhau trong suốt quá trình phát triển.
17. Vãn học trung đại phát triển qua mấy giai đoạn? 
*4 giai đoạn:
- Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV. 
- Từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII. 
- Từ thế kí XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. 
- Nửa cuối thế kỷ XIX.
18. Những đặc điểm lớn vế nội dung của văn học trung đại là gì?
a) Chủ nghĩa yêu nước.
b) Chủ nghĩa nhân đạo. 
c) Cảm hứng thế sự.
19. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học trung đại là ?
a) Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.
b) Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
c) Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.


20. Lập sơ đồ về văn học trung đại Việt Nam.
Văn học trung đại Việt Nam
Thành phần văn học
Giai đoạn 
văn học
Đặc điểm 
nội dung
Đặc điểm nghệ thuật
Văn chữ Hán
Văn chữ Nôm
TK X đến TK XIV
TK XV đến hết TK XVII


TK XVIII đến nửa đầu TK
XIX

Nửa cuối thế
 kỷ XIX

CN yêu nước
CN nhân đạo
Cảm hứng thế sự
Tính trang nhã
Tính quy phạm
Tiếp thu và dân tộc hoá vhọc.





 ngoài




 











 PHẦN II: TIẾNG VIỆT

1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
2. Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

PHẦN III: TẬP LÀM VĂN

 A. ÔN TẬP VÀ KĨ NĂNG LÀM CÁC BÀI VĂN TỰ SỰ, BIỂU CẢM.
 I. Ôn tập và kĩ năng làm bài văn tự sự:
 *. Một số lưu ý khi viết bài văn tự sự :
	1. Tìm hiểu đề :
	- Đề bài yêu cầu tạo lập kiểu văn bản nào (kể chuyện hay miêu tả ) ? Để tạo lập văn bản ấy cần sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? 
	- Nội dung cần biểu đạt là gì? 
	- Để thực hiện yêu cầu của đề bài, cần chuẩn bị những tri thức và kỹ năng gì? 
	2. Lập dàn ý :
	- Mở bài 
	Mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp ? Xác định những nội dung biểu đạt trong phần mở bài. 
	+ Đối với đề bài kể chuyện: Giới thiệu câu chuyện (Tên câu chuyện, chủ đề truyện…) 
	+ Đối với đề bài miêu tả: Giới thiệu khái quát về đối tượng miêu tả 
	Trong trường hợp đề bài viết đoạn văn thì giới thiệu đối tượng miêu tả ở câu mở đoạn. 
	- Thân bài 
	+ Đối với đề bài kể chuyện: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự mở đầu, diễn biến, kết thúc
	Chú ý: Phát huy trí tưởng tượng để xây dựng nội dung kể phong phú, sinh động; lựa chọn ngôi kể cho hợp lý (khi nhập vai nhân vật để tự kể về mình thì ngôi kể phải là "tôi" ) có thể kết hợp giữa kể với tả hoặc biểu cảm để câu chuyện thêm sinh động, bộc lộ được thái độ, suy nghĩ của mình về sự việc, chi tiết. 
	+ Đối với đề bài miêu tả: Tả lại đối tượng theo trình tự nhất định. Đối với văn tả người, chú ý tả từ đặc điểm về chân dung, hành động đến tiếng nói, có thể điểm xuyết khung cảnh. 
	Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn, thì đây là phần thân đoạn. 
	- Kết bài
	+ Đối với đề bài kể chuyện: Có thể kết bài bằng chính sự kết thúc của câu chuyện hoặc kết bài theo kiểu mở rộng. Tuy nhiên, tốt nhất là biết đưa ra những suy nghĩ, đánh giá của mình về câu chuyện vừa kể đồng thời có thể mở rộng liên tưởng, tưởng tượng. 
	+ Đối với đề bài miêu tả: Nêu cảm nghĩ của mình về đối tượng vừa tả
	Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn văn, có thể phần này tương ứng với câu kết đoạn. 
	3. Gợi ý thực hành :
	Đề: Viết đoạn văn miêu tả nhà tù trưởng Đăm Săn khi chiến thắng Mtao Mxây. 
Bài viết
	Đăm Săn là một tù trưởng giàu mạnh nhất trong những tù trưởng giàu mạnh. Với sức mạnh bạt núi ngăn sông chàng đã chiến thắng được tù trưởng Mtao Mxây. Và làng của Đăm Săm đã mạnh lại càng mạnh hơn. Mừng chiến thắng buôn làng đã mở hội, đó là một ngày hội thật vui vẻ, thật nô nức và đầy tự hào. Cả buôn làng âm vang tiếng chiêng quý, tiếng vòng bạc rung, cỏ cây, núi rừng và con ngươi cùng ca khúc khải hoàn. Rượu tràn ra khắp nhà, gương mặt mọi người đều hân hoan và đầy tự hào. 
	Nhà Đăm Săn đông nghịt khách, tôi tớ chật ních nhà, thức ăn đầy nhà, hoa nở khắp buôn. Họ vui mừng trong chiến thắng, họ tự hào vì tù trưởng của họ là người anh hùng và buôn làng của họ ngày càng giàu mạnh
	Nổi bật trong ngày mừng chiến thắng ấy là hình ảnh oai hùng như bậc thánh thần của Đăm Săn, Chàng là biểu tượng cho sức mạnh của cả cộng đồng Đăm Săn thật oai phong, chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới là một cái nong hoa", "Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, nói không biết chán". Đăm Săn đẹp như một dũng tướng "Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến. Đăm San vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ". Đăm Săn oai hùng và được buôn làng trân trọng như một vị thần. Cả buôn làng của Đăm Săn đã ăn mừng chiến thắng suốt cả mùa khô. Họ vui mừng và tự hào về vị tù trưởng can trường của mình. 
	Đăm Săn là biểu tượng văn hóa đầy tự hào của nhân dân Tây Nguyên. Đó là một trong những hình tượng nghệ thuật đẹp nhất của Văn Học dân gian Việt Nam. 

 II. Ôn tập và kỹ năng làm bài văn biểu cảm:
 * Một số lưu ý khi viết bài văn biểu cảm: 
	1. Tìm hiểu bài :	
	- Đề bài yêu cầu tạo lập kiểu văn bản nào? Để tạo lập văn bản ấy cần sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? 
	- Nội dung cần biểu đạt là gì? Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới. 
	- Để thực hiện yêu cầu của đề bài, cần chuẩn bị những tri thức và kỹ năng gì? 
	2. Lập dàn ý
	a. Mở bài 
	Giới thiệu khái quát về đối tượng cần bIểu cảm
	b. Thân bài 
	Triển khai nội dung cần biểu cảm :
	- Phát biểu cảm tưởng về một tác phẩm văn học: cần nêu được lý do biểu cảm (Cái hay, cái đẹp, ấn tượng cụ thể) về tác phẩm đó. 
	- Nếu suy nghĩ (hay cảm xúc) Về một sự vật, hiện tượng , vấn đề: cần nêu được bối cảnh nảy sinh cảm xúc, diễn biến cảm xúc 
	c. Kết bài 
	Đưa ra nhận định, đánh giá tổng quát về nội dung biểu cảm. 
	3. Gợi ý thực hành :
	 Đề 1 : Từ một số bài ca dao than thân đã học hoặc đã đọc, hãy phát biểu cảm nghĩ của anh ( chị ) về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
	- Em đã được học hoặc đọc những bài ca dao than thân nào? Thân phận của nguời phụ nữ trong xã hội cũ được tác giả dân gian khắc họa ra sao ?
	- Em đã có những hiểu biết gì về xã hội cũ ( xã hội phong kiến ) ? trong xã hội ấy, người phụ nữ phải chịu những áp lực, ràng buộc gì ?
	- Người phụ nữ trong xã hội ngày nay ra sao ?
	Chú ý : Cần tập trung vào chủ đề nỗi khốn khổ, tủi nhục của thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và sự bất công, thiếu bình đẵng, thái độ xem thường của xã hội xưa kia đối với họ; mở rộng liên hệ, so sánh với quan niệm về bình đẳng nam - nữ, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội ngỳ nay. Bài viết phải thể hiện được thái độ của em đối với quan niệm của xã hội trước kia về người phụ nữ: sự đồng cảm, thương cảm trước số phận tủi cực của người phụ nữ đồng thời phê phán tư tưởng bất công, thiếu bình đẳng, coi thuờng nguời phụ nữ.
 	 Đề 2 : Cảm nghĩ về một bài ca dao, dân ca mà anh (chị) yêu thích.
	- Chọn một bài ca dao mà em yêu thích nhất.
	- Bài ca dao đó nói lên điều gì ? Nghệ thuật của bài ca dao đó đặc sắc ra sao ?
	- Bài ca dao đó gợi cho em những suy nghĩ, cảm uc gì ?
 Đề 3 : Cảm tưởng của anh ( chị ) về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
	- Ôn lại những kiến thức đã học và những điều em đã thu hoạch được khi - đọc - hiểu tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
	- Tập trung phát biểu suy nghĩ riêng của mình về giá trị của bài thơ, đồng thời bộc lộ thái độ tình cảm của mình đối với tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài thơ.

B. MỘT SỐ ĐỀ VĂN THAM KHẢO:
ĐỀ 1 
Câu 1. Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ dựa theo nhân vật An Dương Vương. 
Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) về một bài thơ ( hoặc một bài ca dao) đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 10.
GỢI Ý
Câu1: 
 - Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dưong Vương.
 - Lai lịch của nhân vật.
 - Các hành động, lời nói và việc làm trong mối quan hệ với những sự việc chính và diễn biến của cốt truyện.
 - Quan hệ giữa An Dương Vương với các nhân vật khác trong truyện .
 - Viết văn bản bằng lời văn của mình.
 Câu 2:
 - Bài thơ hoặc bài ca dao phải nằm trong chương trình Ngữ văn 10.
- Về nội dung và nghệ thuật àHS cần làm toát lên đựơc vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm.
ĐỀ 2:
Câu1: Người anh hùng Đăm Săn trong sử thi Đăm Săn có những phẩm chất cơ bản gì?
Câu 2. Em có suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám ở cuối truyện cổ tích Tấm Cám? Câu 3: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em về tình cảm gia đình theo ngôi kể thứ nhất. 
GỢI Ý
Câu 1: 
 - Dũng cảm trong chiến trận. 
 - Quan tâm đến việc xây dựng đời sống ấm no, thịnh vượng của cộng đồng 
Câu 2:
 - Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích thần kì. Đặc trưng quan trọng của truyện là thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong cuộc sống…
 - Các yếu tố thần kì tham gia vào sự phát triển của câu chuyện có ý nghĩa bảo vệ cho lẽ phải.
 	- Trong câu chuyện “Tấm Cám”, từ đầu cho đến khi bị mẹ ghẻ giết chết, Tấm đều cam chịu (ngồi khóc)
 	- Tấm hoá thân vào các chi tiết như:chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và gián tiếp đấu tranh với Cám . Đó là sự vận động của bước đầu về mặt ý thức đ ấu tranh của người lao động.
 	- Tấm hoá thân vào quả thị là sự gửi linh hồn cho đợt tái sinh khác, chuẩn bị trở lại làm người, chuẩn bị cuộc đấu tranh một mất một còn.
 	- Vì vậy, việc trả thù của Tấm theo diễn biến của câu chuyện là hợp lí (nguyện vọng của người bình dân).
 	- Trường hợp ngược lại là tiêu cực, cuộc đời của người nông dân sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn… 
Câu 3: 
 	- Xác định đúng ngôi kể. Ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi, chúng tôi.
 	- Giới thiệu được kỉ niệm mà bản thân cho là sâu sắc nhất:. Kỉ niệm (vui hoặc buồn) gắn với ai (gia đình hay bè bạn)? Kỉ niệm diễn ra ở đâu? Thời gian, không gian…?
 	- Biết chọn các chi tiết, sự việc và sắp xếp một cách hợp lí để kể. Tránh kể tản mạn, dây dưa.
 	- Người kể phải tỏ ra thể hiện được tình cảm chân thành với câu chuyện được kể.Tránh gượng ép, giả tạo.
 	- Rút ra được ý nghĩa, bài học cho bản thân hoặc cộng đồng.
ĐỀ 3
Câu 1: Sử thi anh hùng Việt Nam, cụ thể là sử thi ở vùng Tây Nguyên, có những đặc điểm gì?
Câu 2: Hãy viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới . 
Câu 3:. Sáng tác một truyện ngắn (đề tài tự chọn, mang ý nghĩa xã hội) có tác dụng giáo dục thiết thực đối với tuổi trẻ hiện nay.
 GỢI Ý
Câu 1: 
- Sử thi ra đời vào lúc xã hội chớm bước vào chế độ chiếm hữu nô lệ.
 	- Sử thi anh hùng Tây Nguyên thường có ba mảng đề tài chính:hôn nhân, chiến tranh và lao động xây dựng.
- Số phận người anh hùng gắn bó, phản ánh số phận của cả cộng đồng. 
- Có hình thức văn xuôi nhưng có nhịp, vần... 
Câu 2: Khi viết chú ý đến sự phù hợp giữa lời thông báo với đối tượng giao tiếp, nội dung, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp 
Câu 3:
 - Giới thiệu được câu chuyện (hoàn cảnh ,không gian, thời gian,nhân vật...)
 - Biết chọn các chi tiết, sự việc và sắp xếp một cách hợp lí để kể. Tránh kể tản mạn dây dưa.
 - Người viết phải tỏ ra thể hiện được tình cảm chân thành với câu chuyện được kể.Tránh gượng ép, giả tạo.
ĐỀ 4
Câu 1. Hãy viết đoạn văn để phân tích tầm vóc kì vĩ của người anh hùng trong khí thế hào hùng của thời đại thể hiện ở hai câu đầu bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão.
Câu 2. Phát biểu cảm nghĩ của anh (chi) về bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du
GỢI Ý
Câu 1: 
	- Tầm vóc của người anh hùng được khẳng định, khắc hoạ trong sức mạnh và khí thế của dân tộc và thời đại
- Người anh hùng mang vẻ đẹp hiên ngang của đất trời, sông núi, vượt qua mọi thử thách của thời gian (ở câu thứ nhất)
- Thủ pháp so sánh vừa tái hiện sức mạnh vật chất vừa khái quát hoá sức mạnh tinh thần của đội quân nhà Trần. Từ đó thể hiện được sức mạnh và khí thế hùng tráng ngất trời của thời đại.
- Vẻ đẹp của người anh hùng hài hoà trong vẻ đẹp của dân tộc và thời đại đã làm nên vẻ đẹp của hào khí Đông A (hào khí thời Trần)
Câu 2:
 - Nội dung: 
 + Trân trọng vẻ đẹp, tài năng và cảm thông với thân phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh cùng với những người tài hoa bạc mệnh:
 + Trân trọng lòng nhân đạo cao đẹp của Nguyễn Du với những kiếp người bạc mệnh nhưng cũng cảthông với chính bị kịch đau xót của ông.
Nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ trang trọng, cô động.
ĐỀ 5
Câu 1: Viết một bài văn ngắn nêu cảm nghĩ sâu sắc của em sau khi học xong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Câu 2: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
GỢI Ý
Câu1: Bài làm viết về cái gì ? Cho ai ? Nhằm mục đích gì ?...khi viết phải bộc lộ cảm nghĩ.
Câu2:
 - Giới thiệu được câu chuyện (hoàn cảnh ,không gian, thời gian,nhân vật...)
 - Biết chọn các chi tiết, sự việc và sắp xếp một cách hợp lí để kể. Tránh kể tản mạn dây dưa.
 - Người viết phải tỏ ra thể hiện được tình cảm chân thành với câu chuyện được kể. Tránh gượng ép, giả tạo.
ĐỀ 6
 Câu 1: Điểm giống nhau giữa Xi-ta (Trích Ra- ma buộc tội-sử thi Ra-ma-ya-na) và Pê- nê-lốp (Trích Uy-lít-xở trở về- sử thi Ô-đi –xê.
Câu 2: Tóm tắt ngắn gọn truyện Tấm Cám dựa theo nhân vật Tấm Cám.
Câu 3: Hãy kể những điều có ý nghĩa trong cuộc sống hiện tại và mơ ước tương lai của anh (chị).
GỢI Ý
Câu1: - Cùng xinh đẹp, thông minh.
 - Cùng thủy chung, can đảm. 
Câu 2: 
 - Lai lịch của nhân vật.
 - Các hành động, lời nói và việc làm trong mối quan hệ với những sự việc chính và diễn biến của cốt truyện.
 - Quan hệ giữa Tấm Cám với các nhân vật khác trong truyện .
 - Viết văn bản bằng lời văn của mình.
.Câu3: 
 - Chọn các chi tiết tiêu biểu, đặc sắc để kể về cuộc sống hiện tại (sinh hoạt hằng ngày, việc học tập, các mối quan hệ xã hội, đặc biệt từ đó người viết phải rút ra được những điều ý nghĩa từ cuộc sống của chính mình).
 - Mơ ước tương lai ( ước mơ điều gì, vì sao có ước mơ đó, làm thế nào để thực hiện)
ĐỀ 7
 Câu 1. Viết một bài văn ngắn, kể lại một tiết học hoặc một buổi học đáng nhớ nhất của anh (chị)?
 Câu 2. Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật Uy-lít-xơ qua đoạn trích "Uy -lít-xở trở về" sử thi Ô-đi- xê của Hô-me-rơ ? 
GỢI Ý
Câu 1: Chọn các chi tiết tiêu biểu, đặc sắc để kể về một tiết học hoặc một buổi học đáng nhớ của người viết về thời gian, địa điểm, giờ của ai, môn gì, hoàn cảnh và diễn biến giờ học đó có gì đăc biệt gây cho người viết ấn tượng khó quên. 
Câu 2: 
 - Nhật vật Uy-lít -xơ được xây dựng như một hình tượng mang vẻ đẹp lí tưởng cho sức mạnh kì diệu của trí tuệ và tâm hồn con người;qua đó, thể hiện khát vọng, lí tưởng thời đạicủa người hi Lap:khám phá, chinh phục thế giới tự nhiên, làm chủ cuộc sống. 
 - Trong đoạn trích, nhân vật Uy-lít-xơ mang vẻ đẹp tiêu biểu cho sức mạnh bên trong của con người: vẻ đẹp lí tưởng của trí tuệ- vẻ đẹp lí tưởng của tình yêu.
 - Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật: miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ và hành động ;sử dụng hình ảnh chọn lộc,trau chuốt;ngôn ngữ trang trọng, tao nhã,... 
ĐỀ 8:
Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè (bài 43) của Nguyễn Trãi?
 GỢI Ý
 - Nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân của Nguyễn trãi:
 + Cảnh vật ngày hè sống động : động từ: đùn đùn, giương, phun; âm thanh: tiếng ve inh ỏi, tiếng lao xao chợ cá; màu sắc: :xanh, đỏ, hồng...
 + Cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan khác nhau: xúc giác, thị giác, thích giác.
 + Khát vọng của nhà thơ có chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ngợi ca cảnh ấm no, hạnh phúc. 
 - Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, đan xen câu thơ lục ngôn vào thơ thất ngôn.
ĐỀ 9
Hãy nêu suy nghĩ của em về những phẩm chất cần có của một người học sinh tốt trong thời đại ngày nay?
 GỢI Ý
 - Giải thích:
 +Học sinh là những người còn ở độ tuổi đi học. Phải học tập, rèn luyện sau này trở thành một công dân hữu ích.
 +Phẩm chất: Là những đức tính tốt đẹp, ta luôn luôn phấn đấu có được để hoàn thiện bản thân và mang đến những điều 

File đính kèm:

  • docde cuong.doc