Đề cương ôn tập học kì I môn: Sinh học 7

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Môn: SINH HỌC 7
Trình bày đặc điểm cơ thể và dinh dưỡng của trai sông?
Cơ thể Trai : Dưới vỏ trai là áo trai, mặt ngoài tiết ra lớp vỏ đá vôi.
- Ngoài: Có áo Trai tạo thành khoang áo, ống hút, ống thóat
- Giữa: Tấm mang 
- Trong: Thân Trai, chân rìu.
Dinh dưỡng: Thức ăn (ĐVNS và vụn hữu cơ) àlọc hút, thụ động .
- Động lực chính hút nước là do 2 đôi tấm miệng phủ đầy lông luôn rung động tạo ra.
2. Kể tên các đại diện thuộc Ngành Thân Mềm? Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm?
- Bạch tuộc, trai, ốc sên, ốc vặn, ốc anh vũ, mực, ốc bươu, 
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THÂN MỀM.
- Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi.
- Có khoang áo phát triển.
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
- Cơ quan di chuyển đơn giản
* Riêng mực và bạch tuộc có vỏ tiêu giảm, cơ quan di chuyển phát triểnàsăn mồi và di chuyển tích cực.
VAI TRÒ. a.Có lợi: Làm thức ăn cho người và động vật (mực, trai, hến). Làm đồ trang sức, trang trí (vỏ trai, ốc). Làm sạch môi trường nước (trai ). Nguyên liệu xuất khẩu (mực, bạch tuộc). Nghiên cứu địa chất
 b. Có hại: Phá hại cây trồng (ốc bươu vàng, ). Vật chủ trung gian truyền bệnh: các loài ốc ruộng.
3. Trình bày cấu tạo ngoài và chức năng các bộ phận phụ của tôm sông?
Cấu tạo ngoài:
-Vỏ tôm bằng chất kitin, ngấm canxi cứng chứa sắc tố àbảo vệ và là chỗ bám cho các cơ. 
Cơ thể tôm gồm hai phần:
- Phần đầu - ngực có: mắt ,râu, miệng, chân hàm, chân ngực.
+ mắt ,râu: định hướng, phát hiện mồi.
+ chân hàm: giữ và xử lí mồi
+ chân ngực: bò và bắt mồi.
- phần bụng phân đốt có: chân bụng, tấm lái.
+ Chân bụng: bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng.
+ Tấm lái: lái, giúp tôm bơi giật lùi.
4. Trình bày đặc điểm đời sống của một số giáp xác khác. 
Trả lời dựa vào thông tin hình 24.1à24.7 sgk/79,80
5. Trình bày cấu tạo ngoài và chức năng các bộ phận phụ của nhện?
-Phần đầu - ngực : + Đôi kìm: bắt mồi, tự vệ.
 + đôi chân xúc giác: cảm giác về khứu giác và xúc giác.
 + 4 đôi chân bò: di chuyển và chăng lưới.
-Phần bụng: + Đôi khe thở: hô hấp.
 + lỗ sinh dục: sinh sản
 + Núm tuyến tơ: sinh ra tơ nhện.
6. Cấu tạo trong của châu chấu:
Hệ tiêu hoá: có ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài
Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng
Hệ tuần hoàn hở, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng.
Hệ thần kinh: dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển
7. Đặc điểm chung và vai trò của lớp sâu bọ:
Cơ thể có 3 phần: Đầu, ngực, bụng
Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
Hô hấp bằng ống khí
Phát triển qua biến thái
Vai trò thực tiễn của sâu bọ:
 - Ích lợi: làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, thụ phấn cho cây trồng, diệt sâu hại khác.
 - Tác hại:đ ộng vật trung gian gây bệnh, gây hại cho cây trồng
8. Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp
 - Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ
 - Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau
 - Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác
Vai trò thự tiễn của ngành chân khớp:
 * Lợi ích: Cung cấp thực phẩm cho con người, là thức ăn của động vật khác, làm nguồn thuốc chữa bệnh, thụ phấn cho cây trồng, làm sạch môi trường 
 * Tác hại: Làm hại cây trồng, làm hại cho nông nghiệp, hại đồ gỗ tàu thuyền , là vật trung gian truyền bệnh
9. Đặc đểm cấu tạo ngoài cá chép thích nghi môi trường sống:
Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:Thân hình thoi, vảy xương xếp lợp như mái ngói được phủ một lớp da tiết chất nhầy, Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang. Thụ tinh ngoài. Là động vật biến nhiệt.
10. Chức năng của vây cá?
* Vây chẵn: Vây ngực, vây bụng: giữ thăng bằng, rẽ phải, rẽ trái, lên, xuống, dừng lại, bơi đứng. 
* Vây lẻ:
Vây lưng, vây hậu môn: giữ thăng bằng theo chiều dọc.
Vây đuôi: đẩy nước làm cá tiến lên phía trước.
11. Cấu tạo trong của cá chép:
* Hệ tiêu hóa phân hóa gồm:
 + ống tiêu hóa: Miệng→ hầu → thực quản→ dạ dày→ ruột → hậu môn
 + Tuyến tiêu hóa: Gan mật tuyến ruột 
 - Chức năng: biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải chất cặn bã
 - Bóng hơi thông với thực quản→ giúp cá chìm nổi trong nước.
* Hô hấp: bằng mang
* Tuần hoàn: Tim 2 ngăn (1 tâm nhĩ, 1 tâm thất). Một vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
* Bài tiết: 2 dải thận màu đỏ, nằm sát sống lưng→ lọc từ máu các chất độc để thải ra ngoài
* Thần kinh: Não 5 phần gồm Trung ương thần kinh (não, tủy sống) và Dây thần kinh
* Giác quan: mắt, mũi, cơ quan đường bên

File đính kèm:

  • docDE CUONG SINH 7 HOC KI I.doc
Đề thi liên quan