Đề cương ôn tập học kì I môn sinh học 8 năm học : 2012-2013

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I môn sinh học 8 năm học : 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8
Năm học : 2012-2013
Giáo viên : Trương Thị Thủy Tiên
I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
- TẾ BÀO gồm: màng, tế bào chất và nhân à là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể.
- MÔ tập hợp các tb chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau à tham gia cấu tạo nên các cơ quan.
- CƠ QUAN: tập hợp các mô khác nhau à tham gia cấu tạo và thực hiện 1 chức năng sống nhất định của cơ thể.
- BỘ XƯƠNG: xương + khớp xươngà bảo vệ và nơi bám của các cơ.
- HỆ CƠ: tb cơ à co, dãn giúp cho các cơ quan hoạt động.
è giúp cơ thể hoạt động thích ứng với môi trường.
- TUẦN HOÀN:
-Tim : Có van tim ,co bóp theo chu kì 
à giúp máu vận chuyển liên tục theo 1 chiều từ TN àTT và từ TT à ĐM.
 - Hệ mạch: ĐM – MM – TM à vận chuyển máu khắp cơ thể.
- HÔ HẤP:
- Thở: hoạt động phối hợp của lồng ngực + các cơ hô hấp à TĐK ở phổi.
- TĐK ở phổi: khuếch tán khí từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp à tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ CO2 trong máu.
- TĐK ở tế bào: cung cấp O2 cho tế bào và loại thải CO2.
- TIÊU HÓA 
- Cấu tạo của các cơ quan tiêu hóa gồm : Ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa .
- Những biến đổi thức ăn ở khoang miệng , dạ dày , ruột gồm: Biến đổi lí học và biến đổi hóa học 
- Cấu tao của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng 
- Các chất dinh dưỡng được vân chuyển theo 2 con đường : máu và bạch huyết .
- Vai trò của gan trong tiêu hóa 
II. CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt khi cấp cứu người chết đuối.
HD: 	- Đặt nạn nhân nằm ngữa, đầu ngửa ra phía sau. - Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Tự hít hơi đầy lồng ngực, thổi hết sức vào miệng nạn nhân.
- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp. - Thổi liên tục từ 12 – 20 lần/1 phút.
Câu 2: Phản xạ lá gì? Lấy một ví dụ về phản xạ? Phân tích cung phản xạ đó?
HD: - Ví dụ về phản xạ: Sờ tay vào vật nóng, rụt tay lại. 	
- Cơ quan thụ cảm: Da báo qua nơron hướng tâm → truyền về trung ương thần kinh qua nơron trung gian, trung ương thần kinh chỉ đạo nơron ly tâm qua nơron trung gian → cơ quan vận động: rụt tay lại
Câu 3: Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch?
HD: - Ở tĩnh mạch, huyết áp tim rất nhỏ, sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch được hỗ trợ chủ yếu sức đẩy do sự co bóp các cơ bắp bao quanh thành mạch, sức hút lồng ngực khi hít vào, sức hút tâm nhĩ khi dãn ra. 	
Câu 4: Trình bày vai trò của gan?
HD: - Gan tham gia vào điều hòa nồng độ các chất trong máu được ổn định, khử bỏ chất độc, tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa lipit.	
Câu 5: Hệ hô hấp gồm những bộ phận nào và nêu chức năng của các bộ phận đó?
Câu 6. Trình bày quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào?
* Trao đổi khí ở phổi:
 Gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.
* Trao đổi khí ở tế bào:
Gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.
Câu 7: Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là:
	- Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện.
	- Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu limphô B thực hiện.
	- Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào limphô T thực hiện.
Câu 8: Với khẩu phần ăn đầy đủ và sự tiêu hoá diễn ra thuận lợi, những chất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột non là những chất nào?
HD: Những chất dinh dưỡng được hấp thu tại ruột non gồm:
 	Đường đơn ( Là sản phẩm biến đổi từ tinh bột và đường đôi )
	Axit amin ( là sản phẩm từ prôtêin )
	Nuclêôtit ( sản phẩm của axits Nuclêic )
	Axit béo và Glyxerin ( từ Lipít )
	Vitamin ; muối khoáng.
Câu 9: Nêu các biện pháp rèn luyện và bảo vệ hệ tim mạch. 
( Tập TDTT, không dùng các chất … )
Câu 10: Thở sâu có lợi gì? Làm thế nào để có hệ hô hấp khoẻ mạnh.
HD: - Lợi: tăng hiệu quả hô hấp, lượng khí được trao đổi nhiều hơn; lượng khí cặn giảm đi, lượng khí lưu thông nhiều hơn …
- Thường xuyên luyện tập TDTT đúng cách và hợp lý. Luyện tập để thở bình thường được sâu hơn và giảm số lượng nhịp thở trong 1 phút. Luyện tập theo nguyên tắc từ từ, liên tục và nâng cao dần.
Câu 11: Cần phải lảm gì để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo tiêu hóa có hiệu quả? 
Câu 12: Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này được biến đổi như thế nào?
HD: - Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị enzim amilaza phân giải thành đường mantozo.
 - Với sữa: thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ở khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là protein và đường đôi hoặc đường đơn.

File đính kèm:

  • docde cuong sinh hoc 8.doc