Đề cương ôn tập học kì I - Môn Sinh học lớp 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I - Môn Sinh học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 8 A.Hoàn thành các bảng trong bài ôn tập học kì I. B.Một số kiến thức trọng tâm của chương trình sinh học 8: PHẦN LÝ THUYẾT I.Chương nhìn chung cơ thể người. - Xác định được trên cơ thể, mô hình, tranh: + Các phần cơ thể + Cơ hoành + Khoang ngực: Các cơ quan trong khoang ngực + Khoang bụng: Các cơ quan trong khoang bụng - Nêu được các hệ cơ quan và chức năng của chúng - Nêu được đặc điểm ba thành phần chính của tế bào phù hợp với chức năng: - Phân tích mối quan hệ thống nhất của các bộ phận trong tế bào - Nêu được các chất có trong trong tế bào - Nêu các hoạt động sống của tế bào phân tích mối quan hệ với đặc trưng của cơ thể sống - Nêu được định nghĩa mô: Nhóm tế bào chuyên hóa cấu tạo giống nhau đảm nhận chức năng nhất định - Kể được tên các loại mô nêu đặc điểm, chức năng, cho ví dụ: - Nắm được cấu tạo và chức năng của nơron, kể tên các loại nơron - Nắm được thế nào là phản xạ. Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh - Nêu được ví dụ về phản xạ: - Phân tích phản xạ: Phân tích đường đi của xung thần kinh theo cung phản xạ, vòng phản xạ. -Nêu ý nghĩa của phản xạ. 2.Hệ vận động. - Nêu được hệ vận động gồm cơ và xương - Nêu được vai trò của hệ vận động: nâng đỡ, tạo bộ khung cơ thể giúp cơ thể vận động, bảo vệ nội quan. - Xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể, trên mô hình. - Bộ xương người gồm ba phần chính: - Các loại khớp: Đặc điểm, ví dụ - Nêu được cấu tạo, thành phần, tính chất của xương dài: - Nêu được cấu tạo và tính chất của bắp cơ: -Nêu được cơ chế phát triển của xương, liên hệ giải thích các hiện tượng thực tế: - Nêu được cơ co giúp xương cử động tạo sự vận động - Nêu được các điểm tiến hoá của bộ xương người so với thú: xương sọ, tỉ lệ sọ so với mặt, lồi cằm, cột sống, lồng ngực, xương chậu, xương đùi, xương bàn chân, xương gót chân, tỉ lệ tay so với chân - Nêu được các đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với thú: cơ tay đặc biệt cơ ngón cái, cơ mặt, cơ vân động lưỡi - Nêu được đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động. - Nêu được ý nghĩa của các biện pháp luyệ tập cơ. - Nêu được các biện pháp chống cong vẹo cột sống: - Học sinh thấy được sự cần thiết của rèn luyện và lao động để cơ và xương phát triển cân đối. 3.Hệ tuần hoàn. - Nêu được thành phần cấu tạo và chức năng của máu: - Nêu được môi trường trong cơ thể: - Nêu được khái niệm miễn dịch: Khả năng cơ thể không mắc một bệnh nào đó - Nêu được các loại miễn dịch: - Liên hệ thực tế giải thích: Vì sao nên tiêm phòng. - Nêu được khái niệm đông máu : Máu không ở thể lỏng mà vón thành cục -Nắm được cơ chế của hiện tượng đông máu - Nêu được hiên tượng đông máu xảy ra trong thực tế - Nêu được ý nghĩa của hiện tượng đông máu: Bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương chảy máu. - Nêu được các ứng dụng: - Nêu được sơ đồ cho nhận nhóm máu ở người và giải thích được sơ đồ . - Nêu được nguyên tắc truyền máu: - Nêu được ý nghĩa của truyền máu: 1. Phân tích cấu tạo phù hợp với chức năng của tim: - Cấu tạo tim Liên hệ thực tế bệnh hở van tim - Chức năng của tim: Co bóp tống máu đi nhận máu về 2. Hệ mạch : Phân tích cấu tạo: Thành mạch, lòng mạch, van, đặc điểm khác phù hợp với chức năng - Động mạch - Tĩnh mạch - Mao mạch - Nêu được thời gian hoạt động và nghỉ ngơi trong chu kì hoạt động của tim: - Liên hệ thực tế giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không cần nghỉ ngơi - Tính nhịp tim/ phút - Tóm tắt sơ đồ vận chuyển máu: Vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ - Tóm tắt sơ đồ vận chuyển bạch huyết: Phân hệ lớn phân hệ nhỏ - Huyết áp : Áp lực của máu lên thành mạch - Liên hệ thực tế giải thích bệnh huyết áp thấp, huyết áp cao cách phòng tránh - Phân tích rút ra nhận xét tốc độ vận chuyển máu giảm dần từ động mạch tới tĩnh mạch và tới mao mạch. Giải thích sự giảm dần của huyết áp ở các vị trí mạch máu khác nhau, sự phù hơp chức năng trao đổi chất qua mao mạch. - Nêu các tác nhân gây hại cho tim mạch và các biện pháp phòng tránh tương ứng - So sánh khả năng làm việc của tim ở vận động viên so với nguời bình thường - Nêu biện pháp rèn luyện tim mạch và ý nghĩa: Làm tăng khả năng làm việc của tim. - Nắm được đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. - Có ý thức luyện tập thường xuyên vừa sức để tăng khả năng làm việc của tim. 4. Hệ hô hấp. - Nêu được ý nghĩa của hô hấp: Cung cấp ôxy cho tế bào tạo ATP cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể và thải cácbonic ra khỏi cơ thể. -Nêu được cấu tạo phù hợp chức năng của: - Nêu được hoạt động của các cơ, và sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào và thở ra - Nêu được khái niệm dung tích sống: là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra. - Phân tích được các yếu tố tác động tới dung tích sống : - Nêu và giải thích biện pháp rèn luyện tăng dung tích sống - So sánh lượng khí bổ sung, lượng khí lưu thông, lượng khí dự trữ, lượng khí cặn giữa thở sâu và thở bình thường rút ra ý nghĩa của thở sâu. - Nêu được cơ chế và mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và tế bào - Phân tích sự tăng cường hoạt động của cơ thể như lao động năng hay khi chơi thể thao với sự thay đổi của hoạt động hô hấp - Nêu được các tác nhân gây bệnh đường hô hấp, các bệnh đường hô hấp thường gặp đề ra biện pháp bảo vệ hệ hô hấp - Nêu được các biện pháp để có hệ hô hấp khỏe mạnh. 5. Hệ tiêu hóa. - Nêu cấu tạo phù hợp chức năng biến đổi thức ăn của các cơ quan tiêu hóa: - Nêu những biến đổi thức ăn ở:Miệng,dạ dày,ruột non. - Nêu được đặc điểm cấu tạo ruột non phù hợp hấp thụ các chất dinh dưỡng: - Nêu được hai con đường vận chuyển các chất và các chất được vận chuyển theo từng con đường: -Nêu vai trò của gan: - Nêu tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa, bệnh lây qua đường tiêu hóa, đề ra biện pháp phòng tránh phù hợp - Nêu được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và cơ sơ khoa học của các biện pháp. - Vận dụng thực tế xây dựng thói quen ăn uống tự bảo vệ hệ tiêu hoá của bản thân. - Phân biệt được trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào: - Nêu được mối quan hệ giữa hai cấp độ trao đổi chất - Nêu được quá trình chuyển hóa - Phân tích mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa: Trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau - Phân biệt trao đổi chất và chuyển hóa - Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa. PHẦN THỰC HÀNH 1. Quan sát tế bào và mô. -Các bước tiến hành: + Chuẩn bị dụng cụ + Chuẩn bị mẫu vật + Cách làm tiêu bản, cách chọn tiêu bản có sẵn. + Cách quan sát + Chọn vị trí rõ, đẹp để quan sát và vẽ + Vẽ các loại mô + Nhận xét các đặc điểm các loại mô 2. Sơ cứu khi bị gãy xương. - Nắm được nguyên nhân gãy xương để tự phòng tránh - Nắm được cách sơ cứu khi gãy xương - Biết cách băng bó cố định cho nguời gãy xương: + Chuẩn bị dụng cụ + Các thao tác băng bó + Nhận xét 3. Sơ cứu cầm máu. - Thực hiện theo các bước: + Chuẩn bị phương tiện + Các bước băng bó khi chảy máu mao mạch, tĩnh mạch, động mạch + Những lưu ý khi băng bó cầm máu. 4. Hô hấp nhân tạo. -Các bước tiến hành sơ cứu : + Chuẩn bị dụng cụ + Nêu được các tác tác nhân gây gián đoạn hô hấp và biện pháp loại bỏ tác nhân,vai trò của việc hô hấp nhân tạo. + Các bước thao tác hô hấp nhân tạo Hà hơi thổi ngạt Ấn lồng ngực + Nêu được cách thở sâu 5. Tìm hiểu điều kiện hoạt động của enzim trong nước bọt. - Trình tự tiến hành: + Chuẩn bị đồ dùng + Các bước thí nghiệm + Kiểm tra kết quả thí nghiệm + Nhận xét vai trò và các điều kiện hoạt động của enzim trong dịch tiêu hoá.
File đính kèm:
- de cuong on tap sinh 8(1).doc