Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh vật 8

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh vật 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
	I.Trắc nghiệm :
Cơ quan làm nhiệm vụ bao bọc cơ thể là :
	A/ Tuần hoàn	B/ Thần kinh	C/ Da	D/ Bài tiết
Cơ quan dưới đây không phải nội quan là :
A/ Mắt	B/ Gan	C/ Ruột	D/ Thận
Đơn vị cấu tạo của cơ thể là :
A/ Cơ quan	B/ Hệ cơ quan	C/Tế bào 	D/ Mô
4.Xương đầu được chia làm 2 phần :
A/ Sọ và mặt	B/ Sọ và não	C/ Mặt và não	D/ Đầu và cổ
Đoạn dưới đây của cột sống ở người có số lượng ít nhất là :
A/ Cụt	B/ Lưng	C/ Ngực	D/ Cổ
Loại chất khoáng chiếm chủ yếu trong xương là :
A/ Natri	B/ Canxi	C/ Phốtpho	D/ Kali
Số lượng cơ trên mỗi cơ thể người vào khoảng :
A/ 600 cơ	B/ 500 cơ	C/ 400 cơ	D/ 300 cơ
Tế bào cơ là tên gọi của :
A/ Tơ cơ	B/ Sợi cơ	C/ Bó cơ	D/ Bắp cơ
Tế bào sau đây có vai trò trong sự đông máu là :
A/ Tiểu cầu 	B/ Hồng cầu	C/ Bạch cầu	D/ Limpho T
Loại tế bào máu có số lượng nhiều nhất là :
A/ Hồng cầu 	Bạch cầu	C/ Tiểu cầu	D/ Hồng cầu và tiểu cầu
Tổng thời gian nghỉ ngơi của tâm thất trong 1 chu kì tim là :
A/ 0,2 giây	B/ 0,3 giây	C/ 0,4 giây	D/ 0,5 giây
Vừa tham gia dẫn khí hô hấp vừa là bộ phận của cơ quan phát âm là :
A/ Phế quản	B/ Khí quản 	C/ Thanh quản	D/ Phổi
Chất dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá :
A/ Lưu huỳnh	B/ Nicôtin	C/ Oâxit nitơ	D/ Cả 3 chất trên
Sản phẩm tạo ra từ sự tiêu hoá tinh bột là :
A/ Mantôzơ	B/ Glucô	C/ Săccarôzơ	D/ Galactôzơ
Chất được tiêu hoá ở khoang miệng là :
A/ Muối khoáng	B/ Lipit	C/ Prôtêin	D/ Gluxit
Ở người có mấy loại răng :
A/ 1	B/ 2	C/ 3	D/ 4
Loại enzim thực hiện tiêu hoá hoá học ở khoang miệng là :
A/ Tripsin	B/ Amilaza	C/ pepsin	D/ Mantaza
Thời gian thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày khoảng :
A/ 1 giờ	B/ 2-3 giờ	C/ 3-6 giờ	D/ 6-8 giờ
II. TỰ LUẬN :
Câu 1 : Chứng minh cơ thể là một khối thống nhất .
Câu 2 : Trình bày cấu tạo và tính chất của cơ vân .
Câu 3 : Nêu vai trò của bạch cầu . Giải thích cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu trung tính , bạch cầu mônô , tế bào Limpho B và tế bào Limpho T.
Câu 4 : Trình bày khái niệm đông máu , cơ chế đông máu và ý nghĩa sự đông máu.
Câu 5 : Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông lại ?
Câu 6 : Chứng minh phổi có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó .
Câu 7 : Nêu tác hại của bụi bẩn và các khí độc đối với cơ thể .
Câu 8 : Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng .
Câu 9 : Vẽ và chú thích hình : Cấu tạo tế bào , Tá tràng với gan tiết dịch mật và tuỵ tiết dịch tuỵ .
 TRẢ LỜI :
TRẮC NGHIỆM:
1.C	2.A	3.C	4.A	5.A	6.B	
7.A	8.B	9.A	10.A	11.D	12.C
13.B	14.A	15.D	16.C	17.B	18.C
II. TỰ LUẬN :
Câu 1 : C hứng minh cơ thể là một khối thống nhất :
	Cơ thể là một khối thống nhất . Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau .
	Khi lao động chân tay nặng nhọc , hệ cơ phải hoạt động mhiều , tiêu tốn nhiều oxi và thải ra nhiều cacbonic hơn lúc bình thường . Do đó tim phải đập mạnh và nhanh thì mới kịp đưa oxi đến và mang cacbonic đi, cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn , nhờ đó làm ta cảm thấy mát mẻ ..
	Sự thống nhất này được bảo đảm nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn và xung thần kinh truyền trong hệ thần kinh , làm cho hoạt động giữa các hệ cơ quan trong cơ thể , giữa cơ thể với môi trường chung quanh thống nhất với nhau .
Câu 2 : a ) Cấu tạo của cơ vân :
	*Bắp cơ :
-Ngoài là màng liên kết , 2 đầu thon có gân , phần bụng phình to .
-Trong có nhiều sợi cơ tập trung thành bó cơ .
	*Tế bào cơ (sợi cơ ) : nhiều tơ cơ , gồm 2 loại :
+Tơ cơ dày : có các mấu lồi sinh chất vân tối .
+Tơ cơ mảnh : trơn tạo thành vân sáng .
Tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp xen kẻ theo chiều dọc tạo thành vân ngang ( vân tối , vân sáng xen kẻ ) .
Đơn vị cấu trúc : là giới hạn giữa tơ cơ mảnh và tơ cơ dày ( đĩa tối ở giữa , 2 nửa đĩa sáng ở 2 đầu ) .
	b) Tính chất của cơ vân :
Tính chất của cơ là co và dãn cơ .
Cơ co chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh .
Câu 3 : a) Vai trò của bạch cầu : Tiêu diệt vi khuẩn bảo vệ cơ thể .
	 b) Giải thích cơ chế bảo vệ của :
Bạch cầu trung tính , bạch cầu mônô : bảo vệ cơ thể nhò chúng có khả năng thực bào , tức là : các tế bào bạch cầu tạo ra các chân giả bao lấy dần các vi sinh vật rồi tiêu hóa chúng .
Tế bào Limphô B : tiết ra kháng thể tương ứng với loại kháng nguyên trên bề mặt của vi khuẩn và vỏ vi rút . Các kháng thể này kết hợp với kháng nguyên và vô hiệu hóa các kháng nguyên .
Tế bào Limphô T : Trong các tế bào Limphô T có chứa các phân tử prôtêin đặc hiệu . các tế bào Limphô T di chuyển đến gắn trên bề mặt của vi khuẩn , vi rút tại các kháng nguyên . Sau đó , tế bào T giải phóng phân tử prôtêin đặc hiệu phá hủy tế bào vi khuẩn và vi rút .
Câu 4 : a) Khái niệm đông máu : Đông máu là hiện tượng máu sau khi chảy ra khỏi mạch bị đông lại thành cục .
 b) Cơ chế đông máu : Khi mạch máu bị đứt sẽ dẫn đến tiểu cầu vỡ và giải phóng enzim làm biến đổi chát sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu . Các tơ máu đan kết lại và bao lấy các tế bào máu tạo thành cục máu đông .
 c) Ý nghĩa đông máu : giúp hạn chế sự chảy máu và mất mấu của cơ thể .
câu 5 : Máu chảy trong mạch không bị đông lại vì : Trong mạch máu , kể cả khi có va chạm mạnh vào cơ thể mà mạch không bị đứt , máu không bị đông cục lại , dù có thể có hiện tượng tiểu cầu bị vỡ . Do một số nguyên nhân sau :
Thành trong của mạch máu rất trơn , nhẵn . Do đó , nếu các tơ máu có được tạo ra cũng không có chỗ bám lại để kết mạng với nhau .
Máu tuần hoàn và chảy liên tục trong mạch đẩy các tơ máu đi và sau đó làm tan chúng .
Câu 6 : Phổi là nơi thực hiện chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trương . Các đặc điểm cáu tạo của phổi thích nghi với chức năng nêu trên như sau : 
-Bên ngoài phổi có 2 lớp màng , giữa 2 lớp màng có chất dịch nhờn làm giảm lực ma sát của phổi vào lồng ngực khi hô hấp , tránh tổn thương phổi .
-Số lượng phế nang rất nhiều ( 700 – 800 triệu ) làm tăng lượng khí trao đổi trong hô hấp .
-Mạng mao mạch đến phé nang rất nhiều làm tăng khả năng trao đổi khí giữa máu và phế nang .
Màng của phế nang rất mỏnh giúp khí oxi và cacbonic khuếch tán dể dàng khi trao đổi .
Câu 7 : a) Tác hại của bụi bẩn :
Khi lượng bụi khá nhiều trong không khí sẽ xâm nhập qua đường dẫn khí và có thể vào phổi gây nhiễm bụi phổi 
	b) Tác hại của các khí độc :
Khí ôxit nitơ ( NO2 ) :
Có nguồn gốc từ khí thải của ô tô , xe máy , khi xâm nhập gây viêm và làm xưng lớp niêm mạc của mũi , gây cản trở sự trao đổi khí va nếu nhiễm với nồng độ cao có thể gây chết .
Khí ôxit lưu huỳnh ( SO2 ) :
Khi nhiễm vào đường dẫn khí và phổi , làm trầm trọng hơn các bệnh về hô hấp .
Nicôtin :
Là thuốc độc có nhiều trong khói thuốc lá . Khi xâm nhập làm tê liệt các lông rung động của phế quản , giảm khả năng lọc sạch bụi không khí và ngăn cản các dị vật vào đường hô hấp . Nicôtin xâm nhập vào phổi có thể gây ung thư phổi .
Câu 8 : Các đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng :
Lớp niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp làm tăng bề mặt tiếp xúc của ruột non với các chất dinh dưỡng ; diện tích bề mặt trong tăng lên gấp 600 lần so với bề mặt ngoài của ruột non .
Ruột non rất dài , giúp chất dinh dưỡng được giữ lâu trong ruột non đủ thời gian hấp thu toàn bộ dưỡng chất .
Ruột non có hệ thống các lônh ruột là những đơn vị thực hiện chức năng hấp thu. Trong các lông ruột có mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc để nhận chất dinh dưỡng từ ruột non sang và chuyển đi .
Câu 9 : Vẽ và chú thích như hình 3-1/ sgk/ 11 và hình 28-1/ sgk/ 90 . 

File đính kèm:

  • docdecuongsinh8.doc
Đề thi liên quan