Đề cương Ôn tập học kì I – Môn Vật lý lớp 8

doc1 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Ôn tập học kì I – Môn Vật lý lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS HÙYNH KHƯƠNG NINH
Tổ VẬT LÝ – HÓA - SINH
Đề cương ÔN TẬP HK I – Môn Vật lý 8
A-LÝ THUYẾT : ( Soạn tiếp theo đề cương ôn tập đã ra trước khi KT 1 tiết )
- Học thuộc lòng các kết luận và nội dung phần ghi nhớ từ bài 7 đến bài 13.
Soạn và học thuộc lòng các công thức, chú thích các đại lượng và đơn vị tính trong chương I.
- Đọc mục “Có thể em chưa biết “ ở cuối mỗi bài học.
- Trả lời các câu hỏi ôn tập trong bài tổng kết chương I trang 62 – SGK ( giới hạn đến bài 13 ).
- Trả lời các câu hỏi tự luận sau :
1/ Quán tính là gì ? Nêu tính chất của quán tính.
2/ Lực ma sát có đặc điểm gì? Có những loại lực ma sát nào? Khi nào ma sát có lợi, ? Khi nào ma sát có hại? Cho ví dụ? 
3/ Áp suất , áp lực là gì ? Nêu các cách làm thay đổi áp suất ? Cho ví dụ mỗi trường hợp ? 
4/ Viết công thức tính áp suất của chất rắn, chất lỏng ? Nêu tên và đơn vị tính của từng đại lượng trong công thức ?. 
 * Aùp suất của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào ? Nêu các cách làm thay đổi áp suất CLỏng? 
5/ Giải thích sự tạo thành áp suất khí quyển. Nêu cách tính áp suất khí quyển?
6/ Nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa áp suất chất rắn, chất lỏng, chất khí?
7/ Khi một vật bị nhúng chìm trong chất lỏng (khí) thì chịu tác dụng của những lực nào ? Nêu rõ phương, chiều và công thức tính cường độ của mỗi lực trên. Nêu rõ tên và đơn vị tính của từng đại lượng trong công thức.
 Vẽ hình, biểu diễn các lực tác dụng và viết công thức tính hợp lực của hai lực đó ? 
8/ Khi nào vật chìm , vật lơ lửng , vật nổi trong chất lỏng (khí) ? Viết công thức tính lực đẩy Aùc-si-mét khi vật nổi và đứng yên trên mặt thóang chất lỏng (khí) ? 
9/ So sánh công thức này với công thức tính lực đẩy Aùc-si-mét khi vật chìm trong chất lỏng (khí) ? Vẽ hình, biểu diễn các lực tác dụng vào vật khi vật nổi và đứng yên trên mặt thóang chất lỏng (khí)
10/ Khi nào có công cơ học? Những trường hợp nào không có công cơ học ? Viết công thức tính công cơ học ? Công của trọng lực ?
B-BÀI TẬP :
-Làm các BT tự luận trong bài tổng kết chương I trang 63 , 65 – SGK
-Làm lại các bài tập tự luận đã dặn, đã sữa sau mỗi bài học trong SBT Vlý 8 (Tái bản từ năm 2009), từ trang 23 đến trang 38 , chú trọng các dạng BT về áp suất, lực đẩy Ác-si-met ; sự nổi và công cơ học như 7.5; 7.6; 7.9; 7.16; 8.4; 8.6; 8.16; 9.10; 10.3 -> 10.6: 10.11 -> 10.13; 12.2 -> 12.7; 12.14; 13.4; 13.10.
(Mỗi HS phải sọan nội dung trên trong vở BT hoặc vở đại trà, tuần sau Thầy, Cô kiểm tra vở sọan đề cương).

File đính kèm:

  • docDe cuong OT VL 8 HK1.doc