Đề cương ôn tập học kì I (năm 2010 - 2011) - môn Sinh học lớp 7

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I (năm 2010 - 2011) - môn Sinh học lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I ( 2010 - 2011) - MÔN SINH HỌC 7
I/PHẦN TRẮC NGHIỆM: 
Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng.
1.Những đại diện nào sau đây đều thuộc ngành thân mềm? 
a. Mực, Rươi, Ốc anh vũ 	c.Bạch tuộc, Sò, Ốc sên, Trai
b. Ốc vặn, Bạch tuộc, Giun đỏ 	d. Ốc sên, Mực, Rươi
2..Tua miệng của thuỷ tức có nhiều tế bào gai có chức năng :	
a. Tự vệ và bắt mồi 	 c.Tấn công kẻ thù 
b. Đưa thức ăn vào miệng 	d.Tiết ra men tiêu hoá thức ăn
3. Do thói quen nào mà giun kim khép kín được vòng đời?
a. Mút tay bị bẩn 	b. Đi chân không c. Ăn rau sống 	d. Ăn quà vặt 
4. Để phòng tránh bệnh giun móc câu, ta phải:
a. Rửa tay sạch trước khi ăn 	b. Không đi chân không 
c. Không ăn rau sống	d. Tiêu diệt ruồi, nhặng trong nhà 
5.Ngoài ánh sáng trùng roi dinh dưỡng theo lối:
a. Tự dưỡng b. Dị dưỡng c. Vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng d. Không dinh dưỡng
6.Tôm lớn nhanh nhất ở giai đoạn:
a. Vừa lột xác 	b. Trước lột xác	 c. Tôm trưởng thành d. Ấu trùng
7. Trùng sốt rét sinh sản trong:
a.thành ruột 	b. bạch cầu 	c. hồng cầu 	d. Tiểu cầu 
8.Trùng roi, trùng giày, trùng biến hình có diểm giống nhau là: 
a.Cùng có cấu tạo cơ thể là một tế bào	b.Chưa có nhân điển hình 
c. Chưa có cấu tạo tế bào 	d. Hấp thụ chất dinh dưỡng qua bề mặt cơ thể 
9. Trong các lớp của ngành chân khớp đã học,lớp có giá trị lớn nhất về thực phẩm:
a. Sâu bọ 	 b. Hình nhện 	 c. Nhiều chân 	 d. Giáp xác
10.Đặc điểm phân biệt động vật với thực vật là :
a. Dị dưỡng b.Có khả năng cảm ứng c.Có cấu tạo tế bào d.Có sự trao đổi chất với môi trường 
11.Đặc điểm cơ bản phân biệt ngành động vật nguyên sinh là :
a.Kích thước hiển vi b.Sống tự do c. Di chuyển bằng nhiều cách d.Cấu tạo đa bào
12.Giun đũa có đặc điểm gì sau đây :
a.Ruột phân nhánh,có hậu môn b.Có cấu tạo đơn bào c.Kí sinh ở nhiều vật chủ d.Cơ thể hình trụ
13.Nhóm động vật nào thuộc ngành Giun tròn ?
a.Giun rễ lúa , sán dây , giun chỉ 	b.Sán bã trầu , giun móc câu , giun rễ lúa
c.Giun kim , giun đũa , giun chỉ 	d.Giun đỏ , giun đũa , giun kim
14.Nhóm động vật nào thuộc lớp Sâu bọ ?
a.Châu chấu , kiến , tôm sông 	b. Ruồi , mọt ẩm , bướm
c.Dế mèn , ve sầu , nhện 	d.Muỗi , rầy xanh , chuồn chuồn
15.Hải quỳ được xếp vào ngành Ruột khoang vì :
a.Sống cố định 	 	b.Có ruột túi 	c.Có đế bám 	d.Cơ thể đa bào 
16.Khi đất ngập nước , giun đất chui lên mặt đất để làm gì ?
a.Hô hấp 	b.Tìm thức ăn 	c.Tìm nơi ở 	d.Sinh sản
17.Các loài giun sống kí sinh có đặc điểm thích nghi là gì ?
a.Có vỏ kitin b.Cơ quan tiêu hoá phân hoá c.Cơ thể mất đối xứng d.Đẻ nhiều
18.Trai sông lọc sạch nước nhờ hoạt động nào ?
a.Sinh sản 	b.Hô hấp 	 c.Dinh dưỡng d.Di chuyển 
19 Nhờ tế bào nào trong cơ thể mà thuỷ tức tiêu hoá được mồi?
a.Tế bào mô bì-cơ. b.Tế bào mô cơ-tiêu hoá. c.Tế bào gai.	 d.Tế bào thần kinh.
20. Nhóm động vật thuộc ngành giun dẹp sống kí sinh gây hại cho động vật và người là:
a.Giun móc câu,giun kim,sán dây, sán lá gan. 	b.Sán lá gan,giun đũa,giun kim,sán lá máu. 
c/Sán bã trầu,giun chỉ,giun đũa,giun móc câu. 	d.Sán lá máu,sán bã trầu,sán dây,sán lá gan.
21.Vỏ trai được hình thành từ?
a. Lớp sừng. b.Bờ vạt áo. c. Thân trai.	 d.Chân trai.
22. Đặc điểm cơ bản nhất để nhận biết động vật thuộc ngành chân khớp là:
a. Các phần phụ phân đốt và khớp động.	b.Hệ tuần hoàn hở.
c. Có hạch não phát triển.	d. Có lớp vỏ kitin.
23 Ở giun đất hệ tuần hoàn đã hoàn thiện hơn những động vật thuộc các ngành giun ở điểm?
a. Có tim.	 b.Hệ tuần hoàn hở. c. Hệ tuần hoàn kín và có tim bên. d. Hệ tuần hoàn hở và có tim
24.Nhóm động vật nào sau đây thuộc lớp sâu bọ?
a. Châu chấu,ve bò, cái ghẻ,muỗi.	b. Nhện,châu chấu,ruồi,ve bò.
c.Ve sầu,mọt gỗ,ruồi,muỗi.	d. Kiến,bướm,ong,ve bò.
25. Trùng roi, trùng giày và trùng biến hình có điểm giống nhau là:
a. Chưa có cấu tạo tế bào.	 	b. Chưa có nhân điển hình
c. Cùng có cơ thể là 1 tế bào.	 	 	d. Hấp thụ chất dinh dưỡng qua bề mặt tế bào.
26. Nguyên nhân truyền bệnh sốt rét là:
a. Muỗi vằn	b. Muỗi Anophen	c. Ruồi, nhặng	d. Vi khuẩn.
27. Trùng giày sinh sản bằng cách:
 a. Phân đôi theo chiều dọc. b. Tiếp hợp 
 c. Tiếp hợp và cả phân đôi theo chiều ngang d. Phân đôi theo chiều ngang 
28.Chất bã sau quá trình tiêu hoá được thuỷ tức thải ra ngoài qua:
a.Miệng b. Lỗ huyệt c. Hậu môn d. Ruột.
29.Lợn gạo là có mang ấu trùng của:
a. Sán dây b. Sán lá máu c. Sán bã trầu d. Sán lá gan.
30.Điều không đúng khi nói về giun đũa là
a. Có khả năng di chuyển nhiều và linh hoạt. 	b. Cơ thể có vỏ cuticun bảo vệ
c. Sống kí sinh trong ruột người và động vật 	d. Thuộc ngành giun tròn
31. Đặc điểm dưới đây không phải của giun đốt là:
a. Có lối sống cố định b. Cơ thể phân đốt c. Đối xứng 2 bên d. Cơ thể có thể xoang.
32 Lợi ích lớn nhất của động vật thân mềm trong đời sống con người là:
a. Cung cấp thực phẩm b. Cung cấp đá với vôi cho xây dựng.
c. Cung cấp nguyên liệu làm thuốc d. Cung cấp sản phẩm làm đồ mỹ nghệ
33 Điều không đúng khi nói về châu chấu là:
a Cơ thể gồm 2 phần: đầu và bụng b. Cơ thể có vỏ kitin bao bọc 
c. Cơ thể hình dài d. Di chuyển bằng chân và bằng cánh.
34. Loại tế bào làm nhiệm vụ che chở và bảo vệ cho thuỷ tức là:
a. Tế bào mô bì- cơ. b. Tế bào thần kinh. c. Tế bào hình túi. d. Tế bào hình sao.
35. Đặc điểm của ruột khoang khác với động vật nguyên sinh là: 
a. Cấu tạo đa bào. b. Cấu tạo đơn bào. c. Sống trong nước. d. Sống thành tập đoàn.
36. Cấu tạo có ở giun đất và không có ở giun dẹp và giun tròn là:
a. Hệ tuần hoàn. b. Cơ quan tiêu hoá. c. Hệ hô hấp. d. Hệ thần kinh.
37. Trùng sốt rét gây ra bệnh ở người là:
a. Bệnh sốt rét. b. Bệnh tả. c. Bệnh kiết lị. d. Bệnh sốt xuất huyêt. 
38.Câu nào sau đây không đúng :
a. Thủy tức đã có tế bào tuyến tiết ra dịch tiêu hóa . b. Thủy tức đã có hệ thần kinh mạng lưới .
c. Thủy tức đã có cơ quan hô hấp . d. Thủy tức có tế bào gai là cơ quan tự vệ và bắt mồi
39.Động vật có quá trình phát triển ấu trùng phải ký sinh trong ốc là :
a. Sán lá gan .	b. Sán dây .	c. Giun đũa 	d. Giun kim .
40. Con gì sống cộng sinh với tôm ở nhờ mới di chuyển được :
a. Thủy tức .	b. Sứa .	c. San hô .	d. Hải quỳ .
41. Mang là cơ quan hô hấp của :
a. Trai 	 b. Giun đất 	c.Thuỷ tức 	d. Sán lá gan
42. Đặc điểm cơ bản nhất để nhận biết động vật thuộc ngành chân khớp là :
a. Có hạch não phát triển .	b. Có lớp vở ki tin .
c. Hệ tuần hoàn hở .	d. Các phần phụ phân đốt và khớp động .
43. Đặc điểm nào sau đây có ở lớp sâu bọ ?
a. Có hệ tuần hoàn kín .	b . Hô hấp bằng mang .
c. Quá trình phát triển có giai đoạn biến thái .	d. Có đối xứng tỏa tròn .
44. Loài động vật nào sau đây : tế bào đã phân hoá thành nhiều bộ phận :
a. Trùng giày c. Trùng roi b. Trùng biến hình d. Trùng kiết lị và trùng sốt rét
45.Động vật kí sinh ở thành ruột và truyền bệnh qua đường tiêu hoá 
a. Trùng kiết lị c. Trùng sốt rét b. Trùng biến hình d.Trùng roi cộng sinh
46.Cơ thể đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, thành cơ thể gồm hai lớp tế bào là đặc điểm của ngành động vật nào ?
a Ruột khoang. c. Giun dẹp b. Giun đất d.Động vật nguyên sinh 
47. Người ta xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm vì :
a. Thân mềm có khoang áo. c.Thân mềm có tầng keo.	
b. Thân mềm có vỏ đá vôi . d.Thân mềm mất đối xứng .
48. Nhóm động vật nào sau đây thuộc ngành thân mềm ?
a.Ốc sên, sò ,vẹm b. Mực, đĩa, hến c.Trai, bào ngư, rươi d. Sò huyết, hầu, con sun 
49. Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm 
A. Làm đồ trang trí c. Có giá trị về mặt địa chất b. Có giá trị xuất khẩu d. Sản xuất vôi 
50.Trong số các tập tính của mực, tập tính nào là để tự vệ?
a. Mực phun chất lỏng màu đen 	c. Mực rình mồi 	
b. Mực phun nước vào trứng 	d. Mực giấu mình trong rong rêu 
51.Động vật nào sau đây có khoang cơ thể chính thức? 
a. Rươi b.Giun chỉ c.Thuỷ tức d.Sán lông 
52. Khi mổ giun sẽ thấy giữa thành cơ thể và thành ruột có một khoang trống chứa dịch đó là: 
a.Dịch thể xoang b.Thể xoang c. Dịch ruột d.Máu của giun 
53. Đây là đặc điểm quan trọng để xếp nhóm động vật vào ngành ruột khoang.
a.Ruột dạng túi. b. đối xứng toả tròn. c. tự vệ nhờ tế bào gai. d.Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
54. Nhóm động vật thuộc ngành giun dẹp, sống kí sinh, gây hại cho động vật và người là:
a. Sán lá máu, sán bã trầu, sán dây, sán lá gan. b. Sán lá gan, giun đũa, giun kim, sán lá máu.
c. Giun móc câu, sán dây, sán lá gan, giun kim,. d.. Sán bã trầu, giun chỉ, giun đũa, giun móc câu.
55. Câu nào sau đây sai?
a) Ốc sên là động vật đơn tính. b) Ốc sên là động vật lưỡng tính.
c) Ốc sên có hình thức sinh sản hữu tính.
d) Ốc sên có tuyến sinh tinh, tuyến sinh trứng, nhiều loại tuyến phụ và nhiều loại ống dẫn.
56.Những động vật thuộc lớp Giáp xác - ngành CK là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao: 
a. Tôm, cua, ghẹ, cấy, tép, ruốt. b.Tôm, cua, cá, mực, ghẹ, tép.
c.Tôm, tép, trai, ốc, cua, mực d. Cua, cá, mực, trai, ốc, hến.
57.Ở phần đầu ngực của nhện, bộ phận nào có chức vụ bắt mồi và tự vệ.?
a.Đôi kìm có tuyến độc. b. Đôi chân xúc giác. c Núm tuyến tơ. D. Bốn đôi chân dài.
58. Cá chép là động vật :
a.Biến nhiệt b.Thấp nhiệt c. Cao nhiệt d. Hằng nhiệt
59. Điều không đúng khi nói về động vật chân khớp.
a. Không có vỏ kitin 	b. Sống ở nhiều môi trường khác nhau.
c. Ấu trùng trãi qua biến thái. 	d. Có hệ thần kinh chuỗi.
60.Sâu bọ hô hấp bằng:
a.Ống khí 	b.Phổi 	 c.Mang d. Da
61.Trên mỗi đốt bụng của châu chấu đều có .
a.Đôi lỗ thở b. Chân nhảy 	c. Trung bình khứu giác 	d. Cánh mỏng 
62.Nhện bắt mồi theo kiểu :
a.Chăng tơ 	 b.Săn tìm c. Đuổi bắt 	 d. Đớp mồi 
63. Cơ quan bài tiết của tôm nằm ở:
a. Gốc râu 	b. Khoang miệng c. Bụng d. Đuôi.
64. Sản phẩm dưới đây có giá trị làm thuốc là:
a. Mai mực 	b. Vỏ ốc c Vỏ sò 	d. Vỏ nghêu.
65. Con rươi sống trong môi trường:
a. Nước lợ 	b. Nước ngọt c. Ao hồ 	 d. Sông suối.
66. Hình thức sinh sản ở giun đất là:
a Ghép đôi 	 b. Mọc chồi 	 c. Hữu tính 	d. Vô tính.
67. Loài giun ký sinh ở tá tràng của người là:
a. Giun móc câu b. Giun đũa c. Giun kim d. Giun chỉ
68.Cá sinh sản theo kiểu:
A. Thụ tinh ngoài b. Thụ tinh trong c. không thụ tinh d. Thụ tinh ngoài và thụ tinh trong
69.. Động vật gây hại cho mùa màng:
a. Ốc bươu vàng 	 b Ốc vặn c Trai sông d. Nghêu.
70.Giun dẹp sống kí sinh có đặc điểm
a. Phát triển giác bám và cơ quan sinh sản 
b. Cơ quan di chuyển phát triển
c. Có vỏ Cuticun
d. Có vỏ Cuticun và giác bám phát triển
71. Thí nghiệm mổ giun đất ta tiến hành mổ:
a. Mặt lưng b. Mặt bụng
c. Bên hông d. Tự sau đến trước
72. Động vật nào sau đây có khoang cơ thể chính thức:
a. Giun đất b. Giun đũa
c. Giun dẹp d. San hô
73. Nhóm động vật nào sau đây thuộc ngành giun tròn :
a. Giun chỉ , giun móc câu , giun rể lúa 	 b. Sán lông , sán lá gan , sán bả trầu 
c. Giun đũa , giun kim , rươi 	 d. Giun đất , giun đỏ , đĩa 
74 Trai hô hấp nhờ:
a. Mang b. Phổi c.Hệ thống ống khí 
d. Da
75. Đặc điểm cơ bản nhất của ngành chân khớp:
a. Phần phụ phân đốt khớp động với nhau
b. Có vỏ Kitin
c.Thở bằng mang hoặc bằng ống khí
d.Phát triển qua biến thái
76. Những động vật nào sau đây thuộc lớp sâu bọ:
a.Ve sầu, mối, muỗi
b.Châu chấu, muỗi, cái ghẻ
c.Nhện, châu chấu, ruồi
d.Kiến, ve bò, ong.
77. Đặc điểm đặc trưng nhất của sâu bọ khác với các chân khớp khác là:
78. Sán lông và sán lá gan được xếp chung một ngành giun dẹp vì:
a. Cơ thể dẹp có đối xứng 2 bên. 	 c.Có lối sống tự do.
b. Có lối sống kí sinh. 	 d. Sinh sản hữu tính hoặc vô tính.
a.1đôi râu, 3 đôi chân, 2 đôi cánh
b.1 đôi râu, 2 đôi chân, 2 đôi cánh
c.2 đôi râu, 3 đôi chân, 2 đôi cánh
d.2 đôi râu, 2 đôi chân, 2 đôi cánh
79 Không bào co bóp trùng giày có:
a.1 không bào b. 2 không bào.
c.3 không bào d.2 không bào ở vị trí xác định
80. Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ:
a.Có diệp lục b.Có roi 
c.Có thành xenlulôzơ. d.Có điểm mắt
B/PHẦN TỰ LUẬN: 
1.Nêu đặc điểm cấu tạo khiến chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống?
2: Vẽ và chú thích sơ đồ hệ tiêu hóa của giun đất.
3 Hãy nêu đặc điểm chung của lớp sâu bọ ?Nêu lợi ích của chúng đối với con người ?
4 Giun đất có vai trò gì đối với đất trồng ? Giun đất ăn gì?
5 Theo em châu chấu có những giai đoạn biến thái nào ?Muốn tiêu diệt châu chấu ta phải tiêu diệt ở giai đoạn nào là tốt nhất ?Bằng cách nào?
6.Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?
7.Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào? Vì sao lại nói “ giun đất là bạn của nhà nông”. 
8.Dựa vào đâu mà khoa học có nhận định “ Cơ thể trai giống như những máy lọc sống” ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm?. 
9. Nêu tác của giun sán kí sinh? Biện pháp phòng chống giun sán kí sinh trong cơ thể người là gì? 
10. Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường ? 
11. Nêu đặc điểm chung của ngành giun dẹp.
12 Vẽ và chú thích đầy đủ sơ đồ cấu tạo của trùng roi . 
13 Nêu đặc điểm chung của ngành Chân khớp, ngành Chân khớp có lợi gì cho con người. 
14 Nêu vòng đời của giun đũa . 
15 Trình bày đặc điểm chung của ngành Giun đốt và vai trò của giun đất trong sản xuất nông nghiệp. 
16 Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khoẻ con người và biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người 
17 Nêu các biện pháp phòng chống bệnh giun sán kí sinh 
18 Vì sao cần hạn chế tiêu diệt sâu bọ có hại bằng biện pháp hoá học ? 	 	
************************************

File đính kèm:

  • docDe cuong SH7 HK1.doc
Đề thi liên quan