Đề cương ôn tập học kì I (năm 2013 – 2014) môn: Sinh học 7

docx3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I (năm 2013 – 2014) môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I (2013 – 2014)
MÔN: SINH HỌC 7
I. LÝ THUYẾT
CÁC NGÀNH GIUN
1. Nêu những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống một số loài giun dẹp kí sinh?
Hướng dẫn trả lời: 
Đa số giun dẹp sống kí sinh, gây hại. Sán lá máu trong máu người. Sán bã trầu kí sinh ở ruột lợn. Sán dây kí sinh ở ruột người và trong cơ của trâu, bò, lợn.
Phòng tránh: 
Giữ vệ sinh ăn uống cho người và động vật, giữ vệ sinh môi trường.
-Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm. Không ăn thịt lợn bò gạo 
2. Mô tả hình thái, cấu tạo và dinh dưỡng của Giun đũa?
Hướng dẫn trả lời: 
I. Cấu tạo ngoài: - Dài bằng chiếc đũa (25cm)
	 - Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể căng tròn.
II. Cấu tạo trong và di chuyển:
- Cấu tạo trong: Thành cơ thể có lớp biểu bì, lớp cơ dọc phát triển.
Chưa có khoang cơ thể chính thức
Ống tiêu hóa thẳng, có lỗ hậu môn.
Tuyến sinh dục dài cuộn khúc
- Di chuyển: Hạn chế, cơ thể cong duỗi chui rúc
III. Dinh dưỡng: Hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều 
NGÀNH THÂN MỀM
3. Trình bày các đặc điểm đặc trưng của ngành Thân mềm?
Hướng dẫn trả lời: 
Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa.
4. Nêu vai trò cơ bản của ngành Thân mềm đối với con người?
Hướng dẫn trả lời: 
-Ích lợi :
+Làm thực phẩm cho con người 
+Làm nguyên liệu xuất khẩu 
+Làm thức ăn cho động vật 
+Làm sạch môi trường nước 
+Làm đồ trang trí trang sức 
-Tác hại :
+Là vật trung gian truyền bệnh 
+Ăn hại cây trồng
NGÀNH CHÂN KHỚP
5. Trình bày tính đa dạng của lớp Giáp xác?
Hướng dẫn trả lời: 
Giáp xác có số lượng loài lớn, có các cấu tạo khác nhau thích nghi với các môi trường khác nhau, có lối sống phong phú.
6. Mô tả hình thái cấu tạo và hoạt động của nhện? Nêu một số tập tính của nhện?
Hướng dẫn trả lời: 
- Cơ thể nhện chia làm 3 phần rõ rệt: Đầu, ngực, bụng. Có 4 đôi chân bò
-Bảng 1
-Tập tính: Chăng lưới bắt mồi sống, hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
7. Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của châu chấu?
Hướng dẫn trả lời: 
Cấu tạo ngoài
+Đầu: Rầu, mắt kép, cơ quan miệng
+Ngực:Ba đôi chân, hai đôi cánh 
+Bụng: Nhiều đốt mỗi đốt có một đôi lỗ thở 
Cấu tạo trong:
Cấu tạo trong của châu chấu gồm có các hệ cơ quan: 
Hệ tiêu hoá: Miệng -> hầu -> diều -> dạ dày -> ruột tịt -> ruột sau -> trực tràng -> hậu môn. Có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày.
Hệ hô hấp: Có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở, phân nhánh chằng chịt đem oxi tới tế bào.
Hệ tuần hoàn: Đơn giản, tim hình ống nhiều ngăn ở mặt lưng, hệ mạch hở.
Hệ thần kinh: Dạng chuỗi hạch, hạch não phát triển
8. Giải thích vì sao châu chấu phải lột xác mới lớn lên trưởng thành?
Hướng dẫn trả lời: Vì có vỏ ngoài cứng không có khả năng co dãn.
9. Nêu đặc điểm chung của lớp Sâu bọ?
Hướng dẫn trả lời: Đặc điểm chung của sâu bọ:
-Cơ thể gồm 3 phần: Đầu, ngực, bụng.
-Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh 
-Hô hấp bằng ống khí 
LỚP CÁ
10. Trình bày cấu tạo hệ tiêu hóa, thần kinh của cá chép?
Hướng dẫn trả lời:
Hệ tiêu hóa có sự phân hoá gồm: 
+Ong tiêu hoá: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn.
+Tuyến tiêu hoá: Gan, mật, tuyến ruột.
-Chức năng: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và thải chất cặn bã 
-Bóng hơi thông với thực quản giúp cá chìm, nổi trong nước.
Hệ thần kinh 
- Trung ương thần kinh: Não, tuỷ sống 
- Dây thần kinh: Đi từ trung ương thần kinh đến các cơ quan.
- Cấu tạo não cá: +Não trước: Kém phát triển 
+Não trung gian 
+Não giữa: Lớn có trung khu thị giác 
+Tiểu não: Phát triển: phối hợp các cử động phức tạp 
+Hành tuỷ: Điều khiển nội quan 
- Giác quan: +Mắt: Không có mi nên chỉ nhìn gần 
+Mũi: Đánh hơi tìm mồi 
+Cơ quan đường bên: Nhận biết áp lực tốc độ dòng nước và vật cản.
II. THỰC HÀNH
Mổ và quan sát tôm sông
Quan sát cá chép.

File đính kèm:

  • docxDE CUONG SINH 7 HKI 20132014.docx
Đề thi liên quan