Đề cương ôn tập học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Tân Hà

doc10 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Tân Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 8 HKI -2012-2013
 CÁC EM NÊN TỰ LÀM SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ NẮM KIẾN THỨC TỐT HƠN:
Gồm 4 tiêu đề chính: 1. Chuyển động cơ học - 2.Lực -3.Áp suất 4-Công cơ học
TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Chuyển động cơ học:Sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác(mốc) gọi là chuyển động cơ học.
2. Tính tương đối của chuyển động:Một vật có thể được xem là chuyển động đối với vật này nhưng lại được xem là đứng yên đối với vật khác. Ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.
- Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm mốc.
3. Các dạng chuyển động thường gặp:là chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
4. Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
5. Công thức tính vận tốc
Công thức tính vận tốc : .Trong đó : s là độ dài quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
Chú ý : Từ công thức ta có thể tính hay .
6. Đơn vị vận tốc:Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian.
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h.
7. Chuyển động đềulà chuyển động mà độ lớn của vận tốc không đổi theo thời gian.
8. Chuyển động không đều là chuyển động mà độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian.
9. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều trên một quãng đường, được tính bằng độ dài quãng đường đó chia cho thời gian để đi hết quãng đường.
Công thức , trong đó : s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
Vận tốc trung bình trên hai quãng đường: 
10. Lực và sự thay đổi vận tốcLực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
Khi vận tốc của vật thay đổi ta có thể kết luận đã có lực tác dụng lên vật.
*Lực là nguyên nhân gây ra biến dạng, là nguyên nhân làm thay đổi chiều chuyển động( như c/đ tròn)
11. Biểu diễn lựcLực là một đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :
 Gốc là điểm đặt của lực.
 Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
 Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.‎
12. Lực cân bằng:Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ghiều ngược nhau.
13. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đng chuyển động
Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
14. Quán tính:Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.Vật có khối lượng càng lớn thì có quán tính lớn.	
15. Khi nào có lực ma sát
a) Lực ma sát trượt : sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của vật khác.
b) Lực ma sát lăn : sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
c) Lực ma sát nghỉ : giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác dụng của lực khác.
Lực ma sát có thể có ích hoặc có hại. 
16. Đo lực ma sát:Để đo lực ma sát người ta có thể dùng lực kế kéo vật chuyển động đều,lúc đó độ lớn lực ma sát bằng lực kéo( hai lực cân bằng), lực kéo // mặt tiếp xúc.
17. Áp lực là là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
18. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Công thức tính áp suất : 
Trong đó : 	p là áp suất, đơn vị là paxcan (Pa), .
	F là áp lực, đơn vị là N. S là diện tích bị ép, đơn vị là .
19. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng:Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
20. Công thức tính áp suất chất lỏngÁp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Công thức tính áp suất chất lỏng : 
Trong đó : 	 p là áp suất ở đáy cột chất lỏng, đơn vị là paxcan (Pa), .
	 d là trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị đo là .
	 h là chiều cao của cột chất lỏng (tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng của chất lỏng), đơn vị đo của h là m	.
21. Bình thông nhau là một bình có hai nhánh nối thông đáy với nhau.
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh của bình đều ở cùng một độ cao.
22. Sự tồn tại của áp suất khí quyển:Do không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất. Áp suất này được gọi là áp suất khí quyển.
23. Độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li. Do đó người ta thường dùng cmHg hoặc mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển. 1 mmHg = 136 Pa
Nói áp suất khí quyển bằng 760mmHg có nghĩa là ASKQ có độ lớn tương đương áp suất cột thủy ngân trong ống tô ri xen li cao 760mm( Bằng 760 x 136Pa = 103 360 Pa)
 Liên quan giữa độ cao và áp suát khí quyển:Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm, cứ lên cao 12m áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg..
24. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó:Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét. = Pclbcc=dl. Vcc
25. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét
Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét : .
	Trong đó :	d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
	V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
26. Khi nào vật chìm, khi nào vật nổi? Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì:
 Vật chìm xuống khi 	.
 Vật nổi lên khi 	.
 Vật lơ lửng trong chất lỏng khi 	.
(Với là lực đẩy Ác-si-mét, P là trọng lượng của vật).
27. Độ lớn lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng
 Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như sau: 
Trong đó: V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng.(không phải là thể tích của vật).
	d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
Với ( là trọng lượng riêng của chất làm vật, V là thể tích vật)
 ( là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng).
Vật nổi (cân bằng) thì bằng trọng lượng của vật ta có:= P => dlỏng.Vchìm = drắn.Vrắn
28. Khi nào có công cơ học
 Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
 Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố:
	 Lực tác dụng vào vật. Quãng đường vật dịch chuyển.
29. Công thức tính công Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực là 
Trong đó : 	A là công của lực F, đơn vị của A là J (1J=1Nm, 1kJ=1000J.)
F là lực tác dụng vào vật, đơn vị là N. s là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là m.
 Trường hợp đặc biệt, lực tác dụng vào vật chính là trọng lực và vật di chuyển theo phương thẳng đứng thì công được tính 
Trong đó : 	A là công của lực F, đơn vị của A là J
P là trọng lượng của vật, đơn vị là N. h là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là m.
30. Nêu cấu tạo và nguyên tắc của máy dùng chất lỏng.
Công thức của máy dùng chất lỏng: F/f=S/s
BÀI TẬP LUYỆN TẬP KỸ NĂNG:
Học sinh tự làm để hiểu bài kỹ hơn và rèn kỹ năng tính toán,suy luận.Sau đó mới kiểm tra lại nhé!
ĐỀ 1
Câu 1. Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng vectơ.
Câu 2. Tại sao người ta thường giũ mạnh quần áo giặt xong trước khi phơi lên sào?
Câu 3. Một vật chuyển động từ A đến B cách nhau 360km. Trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc, nửa đoạn đường còn lại vật chuyển động với vận tốc .
	a) Sau bao lâu vật đến B.
	b) Tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường AB.
Câu 4. Treo một vật vào một lực kế trong không khí thì lực kế chỉ 13,8N. Vẫn treo vật bằng lực kế nhưng nhúng chìm vật hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ .
	a) Vì sao có sự chênh lệch này? Giải thích?
	b) Tính thể tích của vật.
	c) Tính khối lượng riêng của vật.
	Biết khối lượng riếng của nước là 
Câu 5. Một xe tải khối lượng 9 tấn có 12 bánh xe, diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt đường là . Tính áp suất của xe lên mặt đường khi xe đứng yên. Coi mặt đường là bằng phẳng.
Câu 6. Một thang máy có khối lượng , được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 80m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp. Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó.
ĐỀ 2
Câu 1. Phát biểu định luật về công.
Câu 2. Nêu ví dụ chứng tỏ một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật kia.
Câu 3. Một người đi xe đạp từ nhà đến nơi làm việc mất 15 phút. Đoạn đường từ nhà đến nơi làm việc dài 3,6km.
	a) Có thể nói người đó chuyển động đều được không? Tại sao?
	b) Tính vận tốc trung bình của chuyển động trên quãng đường đó.
Câu 4. Đặt một bao gạo 50kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 6. 
	Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất
Câu 5. Treo một vật nhỏ vào một lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ . Vẫn treo vật bằng lực kế nhưng nhúng chìm vật hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ . Biết khối lượng riêng của nước là .
	a) Tính thể tích của vật.
	b) Tính trọng lượng riêng của nó.
Câu 6. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo 600N. Trong 5 phút công thực hiện được 360kJ. Tính vận tốc của xe
ĐỀ 3
Câu 1. Khi nào có công cơ học?
Câu 2. Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi?
Câu 3. Hai người đi xe đạp, người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút, người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h.
	a) Người nào đi nhanh hơn.
	b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km?
Câu 4. Một căn phòng rộng 4m, dài 5m, cao 3m.
	a) Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là .
	b) Tính trọng lượng của không khí trong phòng.
Câu 5. Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hỏa, thấy ½ thể tích của vật bị chìm trong dầu.
	a) Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu biết khối lượng riêng của dầu là .
	b) Biết khối lượng của vật là 0,2kg. Tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật.
Câu 6. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.
ĐỀ 4
Câu 1. Định nghĩa chuyển động đều? Chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều? Đơn vị?
Câu 2. Hãy giải thích vì sao khi lặn người ta cảm thấy tức ngực?
Câu 3. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m. Trong 12s đầu đi được 30m, đoạn dốc còn lại đi với vận tốc 18km/h. Tính vận tốc trung bình trên đoạn dốc đầu và trên cả dốc.
Câu 4. Một vật treo vào lực kế, lực kế chỉ 10N. Nếu nhúng vật chìm trong nước, lực kế chỉ 6N
	a) Hãy xác định lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật?
	b) Nhúng chìm vật trong một chất lỏng khác thì số chỉ của lực kế là 6,8N. Hỏi chất lỏng đó là chất gì?
Câu 5. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất . Diện tích tiếp xúc của chân với mặt sàn là . Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?
Câu 6. Để đo độ cao của một đỉnh núi người ta sử dụng khí áp kế để đo áp suất. Kết quả các phép đo cho thấy:
	- Ở chân núi, áp kế chỉ 75cmHg.
	- Ở đỉnh núi, áp kế chỉ 70cmHg.
	Biết trọng lượng riêng của không khí là và trọng lượng riêng của thủy ngân là . Xác định độ cao của đỉnh núi?
ĐỀ 5
Câu 1. Nói áp suất khí quyển tại mặt biển có độ cao 0m là 760mmHg có nghĩa là gì? Áp suất này bằng bao nhiêu Pa ?
Câu 2. Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công? Cho biết tên của các đại lượng trong công thức và đơn vị đo?
Câu 3. a) Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét?
	Treo một vật để ngoài không khí lực kế chỉ 12N, nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước lực kế chỉ 8N. Tìm độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật?
	b) Khi vật nổi lên và nằm cân bằng trên mặt chất lỏng thì khi đó độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào?
Câu 4.Nói tốc độ của ôtô là 36km/h là có ý nghĩa gì? Tính quãng đường ôtô đi được trong 2,5 giờ?
Câu 5. Một thùng có độ cao 1,6m chứa đầy nước. (cho )
	a) Tính áp suất của nước tác dụng lên một điểm ở thành thùng cách đáy 40cm.
	b) Nếu điểm trên cách đáy thùng 0,3m thì áp suất trên tăng hay giảm? Tại sao?
BÀI GIẢI – GỢI Ý
ĐỀ 1
Câu 1. Giải:Lực là một đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :
	 Gốc là điểm đặt của lực.
	 Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
	 Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.
Câu 2. Giải:Người ta thường giũ mạnh quần áo giặt xong trước khi phơi lên sào vì theo quán tính khi ta dừng tay lại đột ngột thì nước trong quần áo vẫn tiếp tục chuyển động văng ra ngoài. Nước trong quần áo bớt đi thì đồ phơi mau khô hơn.
Câu 3 Giải:
	, , , 
	a) Thời gian vật đi từ A đến B
	, .
	Vậy thời gian vật đi từ A đến B là : 
	b) Vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường AB
Câu 4. Giải:
	a) Vì sao có sự chênh lệch này? Giải thích?Có sự chênh lệch số chỉ lực kế vì khi nhúng vật chìm trong nước vật chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet.
	b) Tính thể tích của vật Khi hệ thống đặt trong không khí : .
	Khối lượng vật: .
	Khi nhúng vật trong nước : .
	Lực đẩy Acsimet .
	Thể tích của vật : 
	c) Tính khối lượng riêng của vật 
Câu 5. Giải:
	Diện tích tiếp xúc của cả 12 bánh xe : .
	Áp lực của xe xuống mặt đường bằng trọng lượng xe :.
	Áp suất tác dụng lên mặt đường:
Câu 6. Giải:Muốn kéo thang máy lên thì lực căng F tối thiểu bằng trong lượng của thang máy
	.Công nhỏ nhất: .
ĐỀ 2
Câu 1..Giải: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Câu 2. Giải:Tàu hỏa chuyển động so với nhà ga nhưng đứng yên so với hành lí của hành khách.
Câu 3Giải:a) Có thể nói người đó chuyển động đều được không? Tại sao?
	Không thể nói người đó chuyển động đều được vì trong thời gian chuyển động, vận tốc có thay đổi. Chẳng hạn lúc mới khởi động thì vận tốc thấp.
	Thông thường chuyển động của người đi xe đạp, xe máy, ôtô, là những chuyển động không đều.
	b) Tính vận tốc trung bình của chuyển động trên quãng đường đó
	15 phút = 0,25 giờ.
	Vận tốc trung bình của người đó : 
	Câu 4 Giải:
	Tổng khối lượng gạo và ghế : .
	Trọng lượng của gạo và ghế : .
	Diện tích tiếp xúc của 4 chân ghế là : .
	Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất : 
Câu 5. Giải:a) Tính thể tích của vật
	Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật : .
	Tính thể tích của vật: 
	.
	b) Tính trọng lượng riêng của nó
	Trọng lượng vật : . Khối lượng vật : .
	Khối lượng riêng của vật: .
	Trọng lượng riêng của vật .
Câu 6. Giải:, 
	.Vận tốc của xe ngựa : 
ĐỀ 3
Câu 1. Giải: Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
Câu 2. Giải:Khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường nhằm làm tăng diện tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên đường nên khi đi không bị lún.
Câu 3. Giải:a) Người nào đi nhanh hơn?
	; .
	; .
	 nên người thứ nhất đi nhanh hơn.
	b) Sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km? .
	. .
	.Vậy sau 20 phút, hai người cách nhau 1km
Câu 4Giải:a) Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng
	Thể tích khối không khí trong phòng: .
	Khối lượng của không khí chứa trong phòng: .
	b) Tính trọng lượng của không khí trong phòng 
Câu 5. Giải:a) Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu
	Gọi D’ là khối lượng riêng của chất làm vật.
	Trọng lượng của vật : 
	Lực đẩy Acsimet : 
	Khi vật nổi ta có : hay .
	b) Tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật
	Khi vật nổi , lực đẩy Acsimet đúng bằng trọng lượng của vật:
	.
Câu 6. Giải:Trọng lượng thùng hàng : .
	Công thực hiện : .
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chuyển động cơ học là: 
A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác	B. sự thay đổi phương chiều của vật
C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác	D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật ắckhác
Câu 3 :Hai chiếc tàu hỏa chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất sẽ:
A. chuyển động so với tàu thứ hai	B. đứng yên so với tàu thứ hai
C. chuyển động so với tàu thứ nhất.	D. chuyển động so với hành khách trên tàu thứ hai
Câu 4: Một canô đang chạy trên biển và kéo theo một vận động viên lướt ván. Vận động viên lướt ván chuyển động so với:
A. Ván lướt	 B. Canô	C. Khán giả	D. Tài xế canô
Câu 5: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?
A. m/s	B. km/h	C. kg/m3	D. m/phút
Câu 6: 15m/s = ... km/h
A. 36km/h	B.0,015 km/h	C. 72 km/h 	D. 54 km/h
Câu 7: 108 km/h = ...m/s
A. 30 m/s	B. 20 m/s	C. 15m/s	D. 10 m/s
Câu 8: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là:
A. 19,44m/s	B.	15m/s	C. 1,5m/s	D. 2/3m/s
Câu 9: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là:
A. 	39 km	B.	45 km	C.2700 km	D.	10 km
Câu 10: Nhà Lan cách trường 2 km, Lan đạp xe từ nhà tới trường mất 10 phút. Vận tốc đạp xe của Lan là:
A. 0,2 km/h	B. 200m/s	C. 3,33 m/s	D. 2km/h
Câu 11: Mai đi bộ tới trường với vận tốc 4km/h, thời gian để Mai đi từ nhà tới trường là 15 phút. Khoảng cách từ nhà Mai tới trường là:
A. 1000m	B. 6 km	C. 3,75 km	D. 3600m
Câu 12: Đường từ nhà Nam tới công viên dài 7,2km. Nếu đi với vận tốc không đổi 1m/s thì thời gian Nam đi từ nhà mình tới công viên là:
A. 0,5h	B.1h	 C.1,5h	D.2h
Câu 14: Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2 là:
A. B. C. D. 
Câu 15: Trong trận đấu giữa Đức và Áo ở EURO 2008, Tiền vệ Mai-Cơn BaLack của đội tuyển Đức sút phạt cách khung thành của đội Áo 30m. Các chuyên gia tính được vận tốc trung bình của quả đá phạt đó lên tới 108km/h. Hỏi thời gian bóng bay?
A. 1s	B. 36s	C. 1,5s	D. 3,6s
Câu 25: Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc. D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.
Câu 26: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.
A. Gió thổi cành lá đung đưa 	B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennít bị bật ngược trở lại
C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống	D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.
Câu 27: Hãy chọn câu trả lời đúng
Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố :
A. Phương, chiều	B. Điểm đặt, phương, chiều
C. Điểm đặt, phương, độ lớn	D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn
Câu 31: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Xe đột ngột tăng vận tốc	B. Xe đột ngột giảm vận tốc
C. Xe đột ngột rẽ sang phải	D. Xe đột ngột rẽ sang trái
Câu 33: Khi có lực tác dụng lên một vật thì... Chọn phát biểu đúng.
A. Lực tác dụng lên một vật làm vật chuyển động nhanh lên
B. Lực tác dụng lên một vật làm vật chuyển động chậm lại
C. Lực tác dụng lên một vật làm vật biến dạng và biến đổi chuyển động của vật
D. Lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật
Câu 1: Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát?
A. Tăng thêm vòng bi ở ổ trục	 B. Rắc cát trên đường ray xe lửa
C. Khi di chuyển vật năng, bên dưới đặt các con lăn	 D. Tra dầu vào xích xe đạp
Câu 2: Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?
A. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn B. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn
C. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt	D. Để tiết kiệm vật liệu
Câu 3: Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát.
A. Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống	B. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén
C. Lực xuất hiện làm mòn lốp xe	D. Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động
Câu 4: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào không cần tăng ma sát.
A. Phanh xe để xe dừng lại	B. Khi đi trên nền đất trơn.
C. Khi kéo vật trên mặt đất	D. Để ô tô vượt qua chỗ lầy
Câu 5:	Ý nghĩa của vòng bi là:
A. thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt	B. thay ma sát trượt bằng ma sát lăn
C. thay ma sát lăn bằng ma sát trượt	D. thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt
Câu 6: Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 500N. Độ lớn của lực ma sát là:
A. 500N	B. Lớn hơn 500N	C. Nhỏ hơn 500N	D. Chưa thể tính được
Câu 7: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là: 
A. Fms = 35N	B. Fms = 50N	C. Fms > 35N	D. Fms < 35N
Câu 8: Một đoàn tàu khi vào ga, biết lực kéo của đầu máy là 20000N. Hỏi độ lớn của lực ma sát khi đó là:
A. 20000N B. Lớn hơn 20000N	C. Nhỏ hơn 20000N	D.Không thể tính được
Câu 1 : Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào ?
A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu	B. Trọng lực của tàu
C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray	D. Cả ba lực trên
Câu 2: Đơn vị của áp lực là:
A.	 N/m2	B.	Pa	C.	N	D.	N/cm2
Câu 3: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:
A. phương của lực	B. chiều của lực	
C. điểm đặt của lực	D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Câu 4: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau
A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép	B. Đơn vị của áp suất là N/m2
C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép	D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực
Câu 5: Muốn tăng áp suất thì:
A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực
C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực
Câu 7: Đơn vị đo áp suất là:
A. 	N/m2	B. 	N/m3	C. 	kg/m3	D. 	N
Câu 8: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất ?
A.	N/m2	B.	Pa	C.	N/m3	D.	kPa
Câu 10: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì:
A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất	B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất
C. để tăng áp suất lên mặt đất	D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất
Câu 11: Vật thứ nhất có khối lượng m1 = 0,5 kg, vật thứ hai có khối lượng 1kg. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.
A. p1 = p2	B. p1 = 2p2	C. 2p1 = p2	D. Không so sánh được.
Câu 12: Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm x 5cm được đặt trên mặt bàn nằm ngang.Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là d=2.104 N/m3. Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu ?
A. Pmax=4000Pa ; Pmin=1000Pa	B. Pmax=10000Pa ; Pmin =2000Pa
C. Pmax=4000Pa ; Pmin=1500Pa	D. Pmax=10000Pa ; Pmin=5000Pa
Câu 13: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Trọng lượng của người đó là:
A. 	51N	B.	510N	C.	5100N	D.	5,1.104N.
Câu 14: Biết thầy Giang có khối lượng 60 kg, diện tích một bàn chân là 30 cm2. Tính áp suất thầy Giang tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân
A. 1Pa	B. 2 Pa	C. 10Pa	D. 100.000Pa
Câu 1: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên	B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên
C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên	D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên
Câu 3: Công thức tính áp suất chất lỏng là:
A. 	B. p= d.h	C. p = d.V	D. 
1
2
3
Câu 5 : Ba bình chứa cùng 1 lượng nước ở 40C. Đun nóng cả 3 bình lên cùng 1 nhiệt độ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ta thấy:
A. p1 = p2 = p3;	B. p1> p2 > p3;
C. p3> p2 > p1;	D. p2 > p3 > p1.
°M
°N
°P
°Q
Câu 6: Một bình đựng chất lỏng như bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất?
A. Tại M	B. Tại N
C. Tại P	D. Tại Q
 (3)
 (2)
H×nh 1
 (1)
H×nh 1
 (4)
H×nh 1
Câu 7: Bốn bình 1,2,3,4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?
A. Bình 1
B. Bình 2
C. Hình 3
D. Bình 4
(1)
(2)
(2)
(3)
Câu 8: Trong hình bên, mực chất lỏng ở 3 bình ngang nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng thuỷ ngân.Gọi p1, p2, p3 là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Chọn phương án đúng:
A. p1> p2 > p3;	B. p2> p3 > p1;
C. p3> p1 > p2;	D. p2> p1 > p3.
Câu 9 : Khi thiết kế đập chắn nước, căn cứ các quy luật áp suất chất lỏng, yêu cầu đập kiên cố, an toàn và tiết kiệm vật liệu thì các phương án nào ở hình 8 là hợp lí:
a
b
c
d
A. Hình a	
B. Hình b	
C. Hình c	
D. Hình d
Câu 10 : Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875 000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1 165 000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tàu đang lặn xuống	B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang
C. Tàu đang từ từ nổi lên	D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang
Câu 13 : Một ống chứa đầy nước đặt nằm ngang như hình vẽ. Tiết diện ngang của phần rộng là 60cm2, của phần hẹp là 20cm2. Hỏi lực ép lên pít tông nhỏ là bao nhiêu để hệ thống cân bằng lực nếu lực tác dụng lên pittông lớn là 3600N. 
A. F = 3600N 	B. F = 3200N	C. F = 2400N	D. F = 1200N.
Câu 14 : Cho trọng lượng riêng của thuỷ ngân 136000N/m3, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Ở độ sâu bao nhiêu trong nước thì áp suất của nước bằng áp suất ở độ sâu 75cm trong thuỷ ngân?
A. 136m	B. 102m	C. 1020m	D. 10,2m
Câu 1: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì:
A. việc hút mạnh

File đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 8 HKI.doc