Đề cương ôn tập học kì II 2008 - 2009

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII 08-09
 TỔ: NGỮ VĂN Môn: Ngữ Văn 7
 (Lưu hành nội bộ)
I-Phần 1: Văn 
Câu 1 : Tục ngữ là gì ? 
Chép nguyên văn 2 câu tục ngữ đã học trong chương trình lớp 7. Em hiểu như thế nào về 2 câu tục ngữ đó 
Câu 2: Chép 2 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Câu3: Chép một câu tục ngữ về đề tài con người và xã hội. Nêu nội dung.
Câu 4: 	a. Uống nước nhớ nguồn
Góp gió thành bão, góp cây nên rừng.
 Hãy tìm hai câu tục ngữ trong bài “ Tục ngữ về con người và xã hội ” đồng nghĩa với hai câu tục ngữ trên ? 
Câu 5: Chép lại 4 câu tục ngữ về con người xã hội mà em yêu thích nhất ? Nêu trường hợp vận dụng các câu tục ngữ đó trong cuộc sống.
Câu 6: Trong những câu tục ngữ về lao động sản xuất, em thích câu nào nhất ? Vì sao em thích câu tục ngữ đó ?
Câu 7: Trình bày cảm hiểu của em về câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm
Câu 8: Phân tích cách diễn đạt và nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ sau :
 a/ Đói cho sạch, rách cho thơm.
 b/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 c/Thương người như thể thương thân.
Câu 9: Cảm nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ sau khi học xong bài“Đức tính giản dị của Bác Hồ”.
Câu 10: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ.
Câu 11: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?	
Câu 12: Phân tích hai mặt tương phản trong truyện SỐNG CHẾT MẶC BAY của Phạm Duy Tốn. Hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê “ được tác giả khắc họa như thế nào? Em có nhận xét gì về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật của truyện trên?
Câu 13: Nêu chủ đề truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.
Câu 14: Viết đoạn văn ngắn(5-6 dòng) nêu cảm nghĩ cuả em về bọn quan lại trong văn bản” Sống chết mặc bay” cuả Phạm Duy Tốn.(2đ)
Câu 15: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản : Sống chết mặc bay.
II- Phần2: Tiếng Việt
Câu 1: Thế nào là rút gọn câu? Vì sao phải rút gọn câu? Cho ví dụ.
Câu 2: Tìm câu rút gọn trong bài ca dao sau và cho biết các thành phần được rút gọn, nêu tác dụng của việc sử dụng câu rút gọn trong bài ?
 	(1) Con cò mà đi ăn đêm
	(2) Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
	(3) Ông ơi, ông vớt tôi nao
	(4) Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
	(5) Có xáo thì xáo nước trong
	(6) Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Câu 3: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn , cho ví dụ .
Câu 4: Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt? Cho 1 ví dụ để minh hoạ. 
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) tả cảnh quê hương em trong đó có 2 câu đặc biệt?
Câu 6: Nêu những tác dụng của câu đặc biệt.
Câu 7: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 6 – 8 câu ) tả cảnh quê hương em, trong đó có ít nhất 2 câu
đặc biệt và một câu rút gọn.
Câu 8: Liệt kê là gì ? Cho ví dụ ? 
Câu 9: Xác định phép liệt kê, nêu tác dụng phép liệt kê của câu sau: Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
Câu 10: .Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để:
	-Tả một hoạt động trên sân trường trong giờ ra chơi.
	-Nói lên những cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu .
Câu 11: Câu bị động là gì? Cho ví dụ 
Câu 12: Chuyển câu chủ động sau thành hai kiểu câu bị động khác nhau.
“Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim”
“Chúng em chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ giao thông”
Câu 13: Nêu ý nghĩa biểu thị của các trạng ngữ trong câu sau :
 Từ lúc đó , bằng chiếc xe đạp cọc cạch , Lan rất chăm đến trường để học tri thức và học cách làm người .
 Câu 14: Tìm cụm chủ- vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau. Cho biết trong mỗi câu, cụm chủ- vị làm thành phần gì? 
Cái bàn này chân đã gãy.
Câu chuyện ông kể rất hay.
Câu 15: Nêu công dụng của dấu chấm lửng
Viết một đoạn văn (7-8 câu) tả cảnh mùa hè ở quê hương em có sử dụng một dấu chấm lửng (tỏ ý nhiều sự việc chưa liệt kê hết), một câu đặc biệt (xác định thời gian ,nơi chốn )
Câu 16: Viết một đoạn văn( khoảng 10 dòng ) về chủ đề quê hương có sử dụng ba biện pháp tu từ đã học vào đoạn văn đó ?
III-Phần Tập làm văn
Đề1:	 Cho tình huống sau : Có một bộ phim truyện rất hay , liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp muốn đi xem tập thể . Em thay mặt lớp viết một văn bản đề nghị với thầy (cô) giáo chủ nhiệm nguyện vọng trên.
Đề2:	Hãy chứng minh tính đúng đắn cuả câu tục ngữ” Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Đề3:	Dân tộc Việt Nam là một dân tộc luôn coi trọng đạo lí làm người. Một trong những đạo lí đó là lòng biết ơn. Truyền thống tốt đẹp ấy được thể hiện qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy chứng minh nhận định trên.

Đề4:	Ông cha ta thường dạy:
 “ Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Bằng vốn kiến thức và sự hiểu biết của mình, em hãy chứng minh tính đúng đắn của lời dạy trên. Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người
 Đề5:	Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê Nin: “ Học, học nữa, học mãi”	
Đề6: Em hãy chứng minh ca dao là tiếng nói tình cảm của con người Việt Nam .
Đề7:	Chứng minh rằng lòng kiên trì, nhẫn nại là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho học sinh học giỏi
Đề8:	 Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường .
Đề9:	 Hãy chứng minh truyện ngắn “Sống chết mặc bay “ của Phạm Duy Tốn đã sử dụng thành công nghệ thuật tương phản để vạch trần bản chất của tên quan phủ .
 












File đính kèm:

  • docDe cuong on tap van 7 cuoi nam 0809.doc
Đề thi liên quan