Đề cương ôn tập học kì II Địa lí Lớp 4 - Tạ Ngọc Hậu
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II Địa lí Lớp 4 - Tạ Ngọc Hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN ÔN TẬP LÍ THUYẾT MÔN ĐỊA LÍ HỌC KÌ II - LỚP 4 Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn 1. Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào? ( Ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn khí hậu lạnh quanh năm, nhất là vào những tháng mùa đông, đôi khi có tuyết rơi. Từ độ cao 2000m đến 2500m trở lên, khí hậu càng lạnh hơn, gió thổi mạnh. Trên đỉnh các dãy núi, mây mù hầu như bao phủ quanh năm. ) -------------------------------------------------- Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn 1. Nêu tên một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. Kể về lễ hội, trang phục và chợ phiên của họ ? ( Dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Dao, Mông, Thái. Chợ phiên ở vùng núi Hoàng Liên Sơn họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui.Đối với một số dân tộc, chợ không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa và gặp gỡ, kết bạn của thanh niên , nam nữ. Lễ hội: Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, thi hát, múa sạp, ném còn,....) 2. Mô tả nhà sàn và hãy giải thích tại sao người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở? ( Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa, .v.v. . Bếp được đặt ở giữa nhà không chỉ là nơi đun nấu mà còn để sưởi ấm khi mùa đông giá rét. Họ làm nhà sàn để tránh thú giữ. ) -------------------------------------------------------- Bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn 1. Kể tên một số mặt hàng thủ công chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn ? ( Dệt vải, may mặc, thêu, đan lát. ) 2. Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Kể tên một số sản phẩm thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn . ( Nghề nông là nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn. Họ trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, ... trên nương rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra, ở đây còn có các nghề thủ công (dệt, thêu, đan, rèn, đúc,...) và khai thác khoáng sản. ) ----------------------------------------------- Bài 4: Trung du Bắc Bộ 1. Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ ? ( Trung du Bắc Bộ là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải nằm giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ.) 2. Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì? ( Chanh, Vải, Dứa, Xoài cát, Cam, Chè ) 3. Nêu tác dụng việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ? ( Ở vùng trung du Bắc Bộ có những nơi rừng đã bị khai thác cạn kiệt làm cho diện tích đất trống đồi trọc tăng lên. Để che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đai đang bị xấu đi, người dân ở đây đã tích cực trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. ) ---------------------------------------------- Bài 5 : Tây Nguyên 1. Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặt điểm của từng mùa. ( Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xóa. Vào mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở. ) 2. Mùa mưa ở Tây Nguyên vào những tháng nào? ( Tháng 5, 6, 7, 8, 8, 10. ) 3. Mùa khô ở Tây Nguyên vào những tháng nào? ( Tháng 1, 2, 3, 4, 11, 12. ) 4. Em hãy nêu khái quát đặc điểm của Tây Nguyên? ( Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau như cao nguyên Kon Tum, Đắk Lăk, Lâm Viên, Di Linh, ... Ở đây khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. ) --------------------------------------------------- Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên 1. Em hãy nêu một số lễ hội đặc sắc của người dân Tây Nguyên? ( Lễ hội cồng chiêng, Lễ hội đâm trâu, Lễ hội đua voi, Lễ hội xuống đồng, Lễ ăn cơm mới. ) 2. Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên? ( Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng. ) 3 Nêu một số nét về trang phục và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên ? ( Người dân Tây Nguyên, nam thường đóng khố, nữ quấn váy. Trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. gái trai đều thích mang đồ trang sức bằng kim loại. ) ------------------------------------------------------ Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên 1. Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò? ( Nhiều đồng cỏ. ) 2. Ở Tây Nguyên, voi được nuôi để làm gì? ( Vận chuyển lâm sản, Phục vụ du lịch. ) 3. Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở tây Nguyên? ( Trên các cao nguyên ở Tây Nguyên có những vùng đất ba dan rộng lớn, được khai thác để trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, chè và có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu, bò. ) ------------------------------------------- Bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên 1. Nêu một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó. ( Các sông ở Tây Nguyên chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh người ta đã đắp đập, ngăn sông tạo thành hồ lớn và dùng sức nước chảy từ trên cao xuống để chảy tua-bin sản xuất ra điện Các hồ chứa này còn có tác dụng giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường. ) 2. Đặc điểm dòng chảy của các con sông ở Tây Nguyên như thế nào? Điều đó có tác dụng gì? ( Các con sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác, nhiều ghềnh. Người dân đã tận dụng sức nước để chạy tua-bin sản xuất ra điện, phục vụ đời sống con người. ) 3. Tại sao phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng? ( Việc khai thác rừng bừa bãi đốt phá rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp một cách không hợp lí, không chỉ làm mất rừng mà còn làm cho đất bị xói mòn, hạn hán và lũ lụt tăng, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạt của con người. Vì vậy cần phải trồng lại rừng và bảo vệ rừng. ) ------------------------------------------------------ Bài 9: Thành phố Đà Lạt 1. Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? ( Cao Nguyên Lâm Viên ) 2. Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét? ( Trên 1000m ) 3. Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu như thế nào? ( Mát mẻ ) 4. Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát ? ( Nhờ có không khí trong lành mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp nên Đà Lạt đã là thành phố nghỉ mát , du lịch từ hàng trăm năm nay. Nhiều công trình phục vụ cho việc nghỉ ngơi và du lịch đã được xây dựng như: khách sạn, sân gôn, biệt thự với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau. ) 5. Tại sao ở Đà Lạt có nhiều hoa quả, rau xứ lạnh? ( Nhờ có không khí trong lành, mát mẻ như ở các nước xứ lạnh khác nên Đà Lạt có nhiều loại rau, quả xứ lạnh như: bắp cải, súp lơ, cà chua, dâu tây, đào mơ ... Rau ở đây được trồng với diện tích lớn. Quanh năm rau Đà Lạt được chở đi cung cấp cho nhiều nơi ở miền Trung và Nam Bộ. ) -------------------------------------------------------- Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ 1. Em hãy cho biết đê có tác dụng chính là gi? ( Để ngăn lũ lụt ) 2. Đồng bằng Bắc Bộ do những con sông nào bồi đắp nên? (Sông Thái Bình và Sông Hồng ) 3. Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ? ( Sông Hồng và sông Thái Bình là hai hệ thống sông lớn nhất của miền Bắc. Khi đổ ra gần biển, nước sông chảy chậm đã làm cho phù sa lắng đọng thành các lớp dày. Qua hàng vạn năm, các lớp phù sa đó đã tạo nên đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Đây là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta. ) ---------------------------------------------- Bài 12: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ 1. Em hãy kể về nhà ở và làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ ? ( Làng Việt cổ thường có lũy tre xanh bao bọc. Mỗi làng có một ngôi đình thờ thành hoàng. Thành hoàng là người có công với làng, với nước. Đình còn là nơi diễn ra các hoạt động chung của dân làng . Một số làng còn có các đền, chùa, miếu. ) 2. Em hãy nêu tình hình dân cư ở đồng bằng Bắc Bộ ? ( Đồng bằng Bắc Bộ là vùng có dân cư tập trung đông thứ hai ở nước ta. ) 3. Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào các thời gian nào? Để làm gì? Trong lễ hội có những hoạt động nào? ( Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu để cầu cho một năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu, ... Trong lễ hội, người dân mặc các trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. Hội Lim, hội Chùa Hương, Hội Gióng, ... là những lế hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ. ) -------------------------------------------------- Bài 13: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ 1. Em hãy kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ ? (rau riếp, súp lơ, su hào, Rau su su, Rau bắp cải, Rau cải ) 2. Em hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gaọ của người dân đồng bằng Bắc Bộ? ( 1. Làm đất; 2. Gieo mạ; 3. Nhổ mạ; 4. Cấy lúa; 5. Chăm sóc lúa; 6. Gặt lúa; 7. Tuốt lúa; 8. Phơi thóc. ) 3. Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ? ( Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên đồng bằng Bắc Bộ trỏ thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. ) -------------------------------------------------- Bài 14: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ 1. Hãy kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà em biết ? ( Đồ gỗ Đồng kị, Lụa Vạn Phúc, Gốm sứ Bát Tràng, Chạm bạc Đồng Sâm, Chiếu cói Kim Sơn . ) 2. Sản phẩm chủ yếu của các làng nghề truyền thống là gì? ( Làng Bát Tràng ở Hà Nội chuyên làm gốm, làng Vạn Phúc ở Hà Tây chuyên dệt lụa, làng Đồng Kị ở Bắc Ninh chuyên làm đồ gỗ. ) 3. Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? ( Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Hàng hóa bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất ở các địa phương. Chợ phiên ở các địa phương gần nhau thường không trùng nhau, nhằm thu hút được nhiều người dân đến chợ mua và bán. ) -------------------------------------------------- Bài 15: Thủ đô Hà Nội 1. Dựa vào kiến thức lịch sử, hãy cho biết Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào? ( Khi đó kinh đô được đặt tên là gì? ( Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ Năm 1010, khi đó Kinh đô được đặt tên là Thăng Long ) 2. Nêu những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta? ( Hà Nội là Thủ đô của nước ta. Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo hàng đầu của nước ta. Ngày nay, Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước. Hà Nội còn có các nhà máy làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội, như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện,... ) ------------------------------------------------------ Bài 17 : Đồng bằng Nam Bộ 1. Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của các sông nào bồi đắp nên? ( Sông Mê Công và Sông Đồng Nai ) 1. H·y nªu ®Æc ®iÓm cña ®ång b»ng Nam Bé ? ( §ång b»ng Nam Bé n»m ë phÝa nam níc ta. §©y lµ ®ång b»ng lín nhÊt cña ®Êt níc, do phï sa cña hÖ thèng s«ng Mª C«ng vµ s«ng §ång Nai båi ®¾p. §ång b»ng cã m¹ng líi s«ng ngßi, kªnh r¹ch ch»ng chÞt. Ngoµi ®Êt phï sa mµu mì, ®ång b»ng cßn nhiÒu ®Êt phÌn, mÆn cÇn ph¶i c¶i t¹o . ) 3. Nêu nhận xét về hệ thống sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ? ( Ở đồng bằng Nam Bộ có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên mạng lưới sông ngòi, kênh rạch rất chằng chịt và dày đặc. ) --------------------------------------------------- Bài 18: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ 1. Nhà ở của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì? ( Ở Tây Nam Bộ người dân thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ. Xuồng, ghe là phương tiện chủ yếu của người dân nơi đây. ) 2. Kể tên một số dân tộc và những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ? ( - Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là Kinh, Khơ - Me, Chăm, Hoa. - Những lễ hội đặc trưng của người dân ở đồng bằng Nam Bộ là: Lễ hội bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng, đua thuyền, lễ tế thần Cá Ông, ...) ------------------------------------------------------------ Bài 19 : Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Nam Bộ 1. Kể tên những loại trái cây đặc trưng ở đồng bằng Nam Bộ? ( Soài, Măng cụt , Chôm chôm, Mãng cầu, sầu riêng, Thanh long) 2. Em hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất của cả nước? ( Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu nắng nóng quanh năm, người dân cần cù lao động nên đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước. Vùng biển có nhiều cá, tôm và các hải sản khác, mạng lưới sông ngòi dày đặc là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt thủy sản ở đồng bằng Nam Bộ. ) 3. Phương tiện đi lại phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ là gì? Vì sao? ( Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân đồng bằng Nam Bộ là ghe, xuồng. Vì đồng bằng Nam Bộ có hệ thống kênh, rạch, sông ngòi chằng chịt.) ------------------------------------------------------ Bài 20 : Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Nam Bộ (tiếp) 1. Nêu dẫn chứng cho thấy đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển nhất nước ta? ( Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đồng bằng nam Bộ đã trở thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh. Hằng năm, đồng bằng Nam Bộ tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta. ) 2. Hãy mô tả chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ? ( Chợ nổi trên sông thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. Ở các chợ nổi ngay từ sáng sớm việc mua bán đã diễn ra tấp nập. Mọi thứ hàng hóa như rau quả, thịt cá, quần áo,... đều có thể mua bán trên xuồng, ghe. ) --------------------------------------------- Bài 21 : Thành phố Hồ Chí Minh 1. Thành phố Sài Gòn (cũ) được đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh từ năm nào? ( Năm 1976 ) 2. Thành phố Hồ Chí Minh có một số ngành công nghiệp nào? (Điện, Luyện kim, Cơ khí, Điện tử, Hóa chất , Vật liệu xây dựng. ) 3. Thành phố Hồ Chí Minh có những nơi vui chơi giải trí nào? ( Thảo cầm viên , Đầm Sen, Suối Tiên, Địa đạo Củ Chi.) 4. Từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các tỉnh khác bằng những loại đường giao thông nào? ( Từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông như: đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường biển và đường hàng không. ) ---------------------------------------------- Bài 22: Thành phố Cần Thơ 1. Thành phố Cần Thơ tiếp giáp với các tỉnh nào ? ( An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp . ) 2. Từ thành phố Cần Thơ có thể đi đến các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào? ( Đường ô tô, Đường sông, Đường hàng không, Đường sắt, Đường biển . ) 3. Em hãy nêu nhận xét về hệ thống kênh rạch của thành phố Cần Thơ, hệ thống kênh rạch này tạo điều kiện thuận lợi gì cho kinh tế của thành phố Cần Thơ? ( Hệ thống kênh rạch của thành phố Cần Thơ chằng chịt, chia cắt thành phố ra nhiều phần. Hệ thống này tạo điều kiện để thành phố Cần Thơ tiếp nhận và xuất đi các hàng hóa nông sản, thủy sản. ) ------------------------------------------------ Bài 24: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung 1. Nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng Duyên hải miền Trung ? ( Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm, phá. Mùa hạ tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh. ) 3. Em ®· lµm g× ®Ó ñng hé ®ång bµo miÒn trung khi bÞ lò lôt? ( Hµng n¨m chóng em quyªn gãp tiÒn, quÇn ¸o, s¸ch vë ®Ó ñng hé c¸c b¹n miÒn trung khi bÞ lò lôt.......) -------------------------------------------------- Bài 25 : Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung 1. Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì: ( Dãy Núi lan ra sát biển. ) 2. Vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung trồng lúa, lạc, mía, làm muối và đánh bắt thủy sản? ( Đất phù sa tương đối màu mỡ, khí hậu nóng ẩm Đất cát pha, khí hậu nóng - Nước biển mặn. - Nhiều nắng. - Biển, đầm phá, sông. - Người dân có kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản.) 3 . Vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung? ( Dân cư tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung vì: Tuy đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp song có điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất. ) ---------------------------------- Bài 26: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung ( tiếp ttheo ) 1. Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung? ( Ở vị trí sát biển, vùng duyên hải miền Trung có nhiều bãi biển đẹp, bằng phẳng, phủ cát trắng, rợp bóng dừa, phi lao với nước biển trong xanh. Đây là những điều kiện lí tưởng thu hút nhiều khách du lịch. ) --------------------------------------------- Bài 27: Thành phố Huế 1. Từ thành phố Huế có thể đi tới các nơi khác bằng những phương tiện giao thông nào? ( Đường ô tô, Đường sắt, Đường hàng không, Đường thủy. ) 2. Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch? ( Thành phố Huế được xây dựng cách đây trên 400 năm và đã từng là kinh đô của nước ta thời nhà Nguyễn. Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao nên thu hút rất nhiều khách du lịch. ) ---------------------------------------------- Bài 28 : Thành phố Đà Nẵng 1. Từ thành phố Đà Nẵng, có thể đi tới các nơi khác bằng những phương tiện giao thông nào? ( Đường ô tô, Đường sắt, Đường hàng không, Đường thủy. ) 2. Qua bảng ghi tên hàng chuyên chở từ Đà Nẵng đi nơi khác, em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của Đà Nẵng ? ( Dầu khí, Đóng tàu, thuyền, Vật liệu xây dựng, Chế biến nông sản, Chế biến thực phẩm. ) 2. Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch? ( Đà Nẵng hấp dẫn khách du lịch bởi có nhiều bãi biển đẹp liền kề núi non nước (còn gọi là Ngũ Hành Sơn) có bảo tàng Chăm với những hiện vật của người Chăm cổ xưa. ) --------------------------------------------------- Bài 29 : Biển, đảo và quần đảo Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta? ( Phía Đông, phía Nam và Tây Nam ) 2. Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta? ( Nước ta có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo. Biển đảo và quần đảo có nhiều tài nguyên quý. Biển Đông có vai trò điều hòa khí hậu và đem lại nhiều giá trị cho nước ta như muối , khoáng sản.....) Em hãy nêu vai trò của biển Đông đối với nước ta? ( Biển Đông là kho muối vô tận, có nhiều khoáng sản, hải sản quý và có vai trò điều hoà khí hậu. Ven biển có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển. ) ---------------------------------------------------- Bài 30 : Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam 1. Nêu những dẫn chứng cho thấy biển của nước ta rất phong phú về hải sản ? ( Biển nước ta có hàng chục loại tôm trong đó có một số loại có giá trị như tôm hùm , tôm he...... Biển nước ta rất giàu hải sản. Riêng cá cũng có tới hàng nghìn loài, trong đó có những loài cá ngon nổi tiếng như chim, thu, nhụ, hồng, song..... Có nhiều loài hải sản quý khác như hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò, ốc hương.....) 2. Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ? ( Nguyên nhân đẫn tới can kiệt nguồn hải sản ven bờ là do: Hoạt động đánh bắt hải diễn ra khắp vùng biển từ bắc vào nam. Do đánh bắt bừa bãi nên nhiều vùng ven biển ven bờ đã có nguy cơ cạn kiệt các loài hải sản.....) -------------------------------------------------------- Đề bài tham khảo : I-/ Phần Trắc nghiệm: Ở đồng bằng duyên haỉo miền Trung: Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh. b.Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm. c. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc ít người. d. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc ít người. 2) Những địa danh sau đây là của thành phố Huế : a. Chợ Đông Ba, Ngọ Môn, lăng Tự Đức, sông Hương, cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình. b. Chợ Bến Thành, sông Hương, hồ Hoàn Kiếm, phố cổ Hội An, lăng Tự Đức. c. Chợ Đông Ba, sông Hương, hồ Hoàn Kiến, phố cổ Hội An, cảng biển Tiên Sa. d. Cả 3 ý trên đều đúng. 3. Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để phát triển hoạt động du lịch ở Duyên Hải miền Trung ? a. Bãi biển đẹp b. Khí hậu mát mẻ quanh năm. c. Nước biển trong xanh d. Khách sạn, điểm vui chơi ngày càng nhiều. 4. Ở nước ta, đồng bằng có nhiều đất chua, đất mặn là: a. Đồng bằng duyên hải miền Trung b. Đồng bằng Bắc Bộ. c. Đồng bằng Nam Bộ. 5. Ở duyên hải miền Trung : a. Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh. b. Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm. c. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Kinh, người Chăm. d. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc ít người. 6. Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây ? a. Đất đai màu mỡ. b. Khí hậu nắng nóng quanh năm. c. Có nhiều đất chua, đất mặn. d. Người dân tích cực sản xuất. 7. Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì: a. Đồng bằng nằm ở ven biển. c. Núi lan ra sát biển. b. Đồng bằng có nhiều cồn cát. d. Đồng bằng có nhiều đầm, phá. 8. Thành phố Huế thuộc tỉnh nào ? a. Quãng Nam. b. Thừa Thiên - Huế . c. Quảng Trị . d. Quảng Bình. 9. Biển đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta ? a. Phía Bắc và phía Tây. b. Phía Đông và phía Tây. c. Phía Nam và phía Tây d. Phía Đông, phía Nam và Tây Nam 10. Nước ta đang khai thác những loại khoáng sản nào ơ Biển Đông ? a. A- pa – tít, than đá, muối. b. Dầu khí, cát trắng, muối. c. Than, sắt, bô-xít, muối. 11. H·y ®iÒn vµo « trèng ch÷ § tríc ý ®óng vµ ch÷ S tríc ý sai: o a) §ång b»ng Nam Bé lµ ®ång b»ng lín thø hai c¶ níc o b) §ång b»ng Nam Bé do phï sa cña hÖ thèng s«ng Mª C«ng vµ s«ng §ång Nai båi ®¾p ¨ c) C¸c ®ång b»ng duyªn H¶i miÒn trung nhá, víi nh÷ng cån c¸t vµ ®Çm ph¸. ¨ d) NghÒ chÝnh cña c d©n ®ång b»ng duyªn h¶i MiÒn Trung lµ khai th¸c dÇu khÝ vµ trång c¸c lo¹i rau xø l¹nh. §¸p ¸n: a) S b) §, c) §, d) S Phần II-/ Trả lời những câu hỏi sau: 1. Quan sát bảng số liệu dưới đây, hãy cho biết: a) Năm 2003, thành phố Cần Thơ có diện tích và số dân là bao nhiêu? b) Thành phố Cần Thơ có diện tích và số dân đứng thứ mấy so với các thành phố có trong bảng? Thành phố Diện tích ( Km2 ) Số dân ( người) Hà Nội 921 2 800 000 Hải Phòng 1503 1 700 000 Đà Nẵng 1247 700 000 Thành phố Hồ Chí Minh 2090 5 400 000 Cần Thơ 1389 1 112 000 Trả lời: a) Năm 2003, thành phố Cần Thơ có diện tích 1389 km2 và số dân là 1 112 000 người. b) Thành phố Cần Thơ có diện tích đứng thứ 3 và số dân đứng thứ 4 so với các thành phố có trong bảng. 2. Em hãy nêu vai trò của biển Đông đối với nước ta? ( Biển Đông là kho muối vô tận, có nhiều khoáng sản, hải sản quý và có vai trò điều hoà khí hậu. Ven biển có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển. ) 3. Vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung? ( Dân cư tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung vì: Tuy đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp song có điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất. ) 3. Ở ngoài khơi biển mièn Trung nước ta có những quần đảo nào và các quần đảo này thuộc tỉnh ( Thành phố) nào? (Quần đảo Hoàng Sa thuộc Thành phố Đà Nẵng; Quần Đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà ) . 4. Nêu những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta? ( Hà Nội là Thủ đô của nước ta. Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo hàng đầu của nước ta. Ngày nay, Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước. Hà Nội còn có các nhà máy làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội, như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện,... ) ------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- De cuong on tap mon Dia li Hoc ki II lop 4.doc