Đề cương ôn tập học kì II môn: Công nghệ

doc2 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn: Công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
	-Môn: Công Nghệ	-Lớp: 8/6
I. Lý thuyết:
	Câu1: Nêu đặc điểm và nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
_ Đèn sợi đốt:
 + Đặc điểm: Đèn phát ra ánh sáng liên tục, hiệu suất phát quang thấp, tuổi thọ thấp.
 + Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng.
_ Đèn huỳnh quang:
 + Đặc điểm: Đèn không phát ra ánh sáng liên tục, hiện tượng nhấp nháy, hiệu suất phát quang cao, tuổi thọ cao, cần mồi phóng điện.
 + Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng. Màu của ánh sáng phụ thuộc vào chất huỳnh quang.
Câu2: Nêu đặc điểm, yêu cầu và cấu tạo của mạng điện trong nhà.
_ Đặc điểm: 
 + Có điện áp định mức là 220V;
 + Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà rất đa dạng;
 + Điện áp định mức của các thiết bị, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp mạng điện.
_ Yêu cầu:
 + Đảm bảo cung cấp đủ điện;
 + Đảm bảo an toàn cho người và ngôi nhà;
 + Sử dụng thuận tiện, chắc, đẹp;
 + Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.
_Cấu tạo: Gồm các phần tử:
 + Công tơ điện;
 + Dây dẫn điện;
 + Các thiết bị điện: đồng – cắt, bảo vệ lấy điện;
 + Đồ dùng điện.
Câu3: Hãy kể tên các vật liệu kĩ thuật điện.
- Vật liệu dẫn điện là: vật liệu cho dòng điện chạy qua, có điện trở suất nhỏ, dùng để chế tạo các phần tử dẫn điện của các thiết bị điện.
- Vật liệu cách điện là: vật liệu không cho dòng điện chạy qua, có điện trở suất lớn, dùng để chế tạo các phần tử cách điện.
- Vật liệu dẫn từ là: vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua được, dùng để chế tạo làm lõi dẫn từ của các thiết bị điện. 
Câu4: Hãy kể tên các thiết bị của mạng điện trong gia đình.
- Thiết bị đóng – cắt điện (công tắc điện, cầu dao,...)
- Thiết bị bảo vệ mạng điện (cầu chì, aptomat,...)
- Thiết bị lấy điện (ổ điện, phích cắm điện,...)
II. Bài tập:
	 Bài 1: Một máy biến áp một pha có N1 =1650 vòng, N2 =90 vòng. Dây cuốn sơ cấp nối với nguồn điện áp 220V. 
Xác định điện áp đầu ra của dây cuốn thứ cấp U2. 
Máy biến áp này là loại máy tăng áp hay giảm áp? Tại sao?
Muốn điện áp U2 = 36 V thì số vòng dây cuốn thứ cấp bằng bao nhiêu ?
Bài giải:
a) Điện áp đầu ra của dây cuốn thứ cấp U2 là:
U2 = (U1 x N2): N1 = (220 x 90): 1650 = 12 (V)
b) Máy biến áp này là máy loại giảm áp, vì U2 < U1
c) Số vòng dây của dây quấn thứ cấp là: 
N2 = (U1 x N1): U1 = (36 x 1650): 220 = 270 (vòng).
 Câu 5: Tính điện năng tiêu thụ trong tháng (30ngày ) của các dụng cụ điện sau: 
TT
Tên đồ dùng 
Công suất điện P (W)
số lượng 
Thời gian sử dụng trong ngày (h)
Điện năng sử dụng trong ngày A (Wh)
1
Đèn sợi đốt 
65
2
2
2
Đèn huỳnh quang
45
10
6
3
Quạt bàn 
65
6
4
4
Tủ lạnh
130
2
24
5
Ti vi
70
3
8
Tính điện năng sử dụng của một số đồ vật trong ngày?
Tính điện năng tiêu thụ của gia đình sử dụng trong ngày?
Tính điện năng gia đình sử dụng trong tháng, biết tháng đó có 30 ngày?
Tính số tiền điện gia đình phải trả trong tháng biết mỗi kWh giá 900 đồng?
Bài giải:
a) Trong một ngày, điện sử dụng của:
- 2 Đèn sợi đốt: 	 	A = p.t = 65 x 2 x 2 = 260 (Wh)
- 8 Đèn huỳnh quang: 	A = p.t = 45 x 6 x 10 = 2700 (Wh)
- 6 Quạt bàn:	A = p.t = 65 x 4 x 6 = 1560 (Wh)
- 2 Tủ lạnh:	A = p.t = 130 x 24 x 2= 6240 (Wh)
- 3 Ti vi:	A = p.t = 70 x 8 x 3 = 1680 (Wh)
Vậy sẽ điền vào bảng trên như sau:
TT
Tên đồ dùng 
Công suất điện P (W)
số lượng 
Thời gian sử dụng trong ngày (h)
Điện năng sử dụng trong ngày A (Wh)
1
Đèn sợi đốt 
65
2
2
260
2
Đèn huỳnh quang
45
10
6
2700
3
Quạt bàn 
65
6
4
1560
4
Tủ lạnh
130
2
24
6240
5
Ti vi
70
3
8
1680
b) Trong một ngày điện năng tiêu thụ của gia đình là:
	260 + 2700 + 1560 + 6240 + 1680 = 12440 (Wh)
c) Trong một tháng(tháng đó có 30 ngày), điện năng tiêu thụ của gia dình là:
	12440 x 30 = 373200 (Wh) = 373,2 (kWh)
e) Tiền điện tháng đó phải trả, biết mỗi kWh giá 900 đồng là :
	373,2 x 900 = 335 880 (đồng)

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap Cong Nghe 8 hay.doc