Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 4 - Năm học 2011-2012

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 4 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - CUỐI HỌC KỲ II - KHỐI 4
Câu 1: Nêu đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung? TL: Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp với những cồn cát và đầm, phá. Mùa hạ, ở đây thường khô, nóng và bị hạn hán. Đất kém màu mỡ hơn đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ. Cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
Câu 2: Vì sao đồng bằng Duyên Hải Miền Trung nhỏ, hẹp?
TL: Các dãy núi ở đây lan ra sát biển và do các con sông ngắn tạo nên.
Câu 3: Người dân ở Đồng Bằng duyên hải miền Trung trồng phi lao để làm gì?  TL:Để ngăn gió di chuyển các cồn cát ven biển vào sâu đất liền, phủ lấp lên nhà cửa, ruộng vườn, đường sá.
Câu 4: Hãy nêu đặc điểm khí hậu vùng duyên hải Miền Trung:
  TL: -  Phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh, Phía nam dãy Bạch Mã nóng quanh năm.
        - Mùa hạ thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và dễ gây ngập lụt.
Câu 5: Điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
 TL: Nhờ có đất màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
Câu 6: Đồng bằng Nam bộ  nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa các sông nào bồi đắp nên?
TL: Đồng bằng Nambộ  nằm ở phía nam nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp tạo nên.
Câu 7: Em hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng nam bộ?
TL:   Là đồng bằng lớn nhất nước ta, diện lớn gấp ba lần diện tích đồng  bằng Bắc Bộ.
-         Phần tây nam bộ có nhiều đất trũng dễ bị ngập nước như đồng Tháp Mười,Kiên Giang, Cà Mau.
-         Có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
-          Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, không có đê ven sông đẻ ngăn lũ như Đồng bằng bắc bộ.
-         Mùa khô kéo dài, đồng bằng rất thiếu nước ngọt.
Câu 8: Ở nước ta, tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là gì? 
TL: Dầu mỏ và khí đốt.
Câu 9: Thành phố Hải Phòng nằm ở phía nào của đồng bằng bắc bộ? Giáp với tỉnh nào?
TL: Thành phố Hải Phòng nằm ở Đông bắc đồng bằng Bắc Bộ.
-         Giáp với Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình
Câu 10:  Em hãy kể các cửa sông ở Hải Phòng.
TL: Cửa Nam Triệu, cửa Cấm, cửa Lạch Tray, cửa văn Ức, cửa Thái Bình.
Câu 11: Hãy nêu điều kiện để thành phố Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn cả nước. TL: Hải Phòng có cảng biển lớn do nằm bên bờ sông Cấm, cách biển khoảng 20 km thuận tiện cho việc ra vào, neo đậu của tàu biển.
-         Có những cầu tàu lớn để cập bến, có bãi rộng và nhà kho chứa hàng và nhiều phương tiện cho việc bốc dỡ hàng hóa dễ dàng, nhanh chóng.
* Là trung tâm du lịch vì: Có bãi biển đẹp; Đồ Sơn, đảo Cát Bà với nhiều phong đẹp và hang động kì thú, các di tích Lịch sử;  các lễ hội như: Hội chọi trâu, hội Đua thuyền trên biển Hệ thộng khách sạn, nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi.
Câu 12: Em hãy nêu tên các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng và các sản phẩm của các nhà máy trên?
TL: Các nhà máy : Bạch Đằng, Cơ khí Hạ Long, Cơ khí Hải Phòng. Các sản phẩm: đóng mới và sửa chữa các loại sà lan, ca nô, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở khách trên sông và trên biển, tàu vận tải hàng vạn tấn
Câu 13: Nêu đặc điểm của thành phố Đà Nẵng?
TL: - Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
 - Đà Nẵng còn là trung tâm công nghiệp và là nơi hấp dẫn khách du lịch.
Câu 14: Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch?
 TL: Đà Nẵng nằm bên bờ biển có nhiều cảnh đẹp: núi Ngũ Hành Sơn, chùa Non Nước, bảo tàng Chăm...có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi, là đầu mối giao thông thuận lợi cho việc đi lại của du khách. 
Câu 15 : Tỉnh Quảng Nam có đảo tên gì ? Thành phố Đà Nẵng có quần đảo nào ?
TL: - Tỉnh Quảng Nam có đảo Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, Thành phố Hội An). 
 - Thành phố Đà Nẵng có quần đảo Hoàng Sa (Huyện đảo Hoàng Sa). 
Câu 16: Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch? TL: Thành phố Huế được xây dựng cách đây trên 400 năm và đã từng là kinh đô của nước ta thời nhà Nguyễn. Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao nên thu hút rất nhiều khách du lịch.
Câu 17: Đặc điểm, vị trí của thành phố Hồ Chí Minh .
 TL:  Ở phía Đông bắc của đồng bằng Nam Bộ.
-    Giáp biển đông và các tỉnh: Bà Rịa, vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
-    Từ thành phố Hồ Chí Minh đi đến các tỉnh khác bằng đường Ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường không.
Câu 18: Hãy kể tên các ngành công nghiệp chính ở thành phố Hồ Chí Minh.
TL: Điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng.
Câu 19: Một số nơi vui chơi giải trí ở thành phố Hồ Chí Minh.
TL: Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên.vv
Câu 20: Thành phố Sài Gòn được mang tên Bác năm nào? TL: -  Năm 1976
Câu 21: Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên con sông nào? TL: - sông Sài Gòn
Câu 22: Vùng nào có ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta? TL: Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có nhiều ngành công nghiệp như điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng...
Câu 23: Vì sao nói Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, khoa học, văn hóa lớn?
TL: Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều ngành công nghiệp đa dạng như điện, điện tử, hóa chấtHoạt động thương mại rất phát triển, nhiều chợ và siêu thị lớn, có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn và cảng biển lớn bậc nhất cả nước.
-         Có nhiều viện nghiên cứu, trường Đại học,có nhiều khu vui chơi giải trí hấp dẫn như: Đầm sen, suối Tiênvv
Câu 24: Tại sao nói thành phố Hồ Chí Minh kinh tế lớn nhất của nước ta ?
TL: Các ngành công nghiệp phát triển rất đa dạng: điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất...; có nhiều chợ lớn, siêu thị lớn, có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, có cảng lớn, có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học.
Câu 25: Nêu vai trò của biền Đông đối với nước ta? 
 TL: Biển Đông là kho muối vô tận, đồng thời có nhiều khoáng sản, hải sản quý và có vai trò điều hoà khí hậu. Ven bờ có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.
Câu 26: Biển Đông bao bọc các phía nào của nước ta ? TL: Đông, nam, tây nam.
Câu 27:   Tại sao còn gọi sông Mê Kông là sông Cửu Long ? Vì nó đổ ra biển bằng chín nhánh (9 cửa).
 Câu 28: Em hãy nêu thứ tự từ bắc đến nam các đồng bằng duyên hải miền Trung.
TL: ĐB Thanh Nghệ- Tĩnh; ĐB Bình- Trị - Thiên; ĐB Nam- Ngãi; ĐB Bình Phú- Khánh Hòa; ĐB Ninh Thuận- Bình Thuận.
Câu 1 : Hải Phòng nằm ở phía nào của đồng bằng Bắc Bộ ?
£ Tây Bắc. 
£ Đông Bắc.
£ Bắc.
Câu 2 : Đồng bằng Nam Bộ do hệ thống của các sông nào bồi đắp nên ?
£ Sông Tiền và sông Hậu.
£ Sông Mê Kông và sông Sài Gòn.
£ Sông Mê Kông và sông Đồng Nai.
Câu 3 : Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là :
£ Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
£ Kinh, Ba Na, Ê-đê.
£ Kinh, Thái, Mường.
Câu 4 : Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây lớn nhất cả nước ?
£ Nhờ thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động.
£ Có nhiều dân tộc sinh sống.
£ Nhờ các thần linh phù hộ cho được mùa.
Câu 5 : Các ngành công nghiệp nổi tiếng ở đồng băng Nam Bộ là ?
£ Khai thác dầu khí, sản xuất điện, hoá chất, phân bón, cao su.
£ Chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, may mặc.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 6 : Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên bờ sông nào của nước ta ?
£ Sông Mê Kông.
£ Sông Sài Gòn.
£ Sông Đồng Nai.
Câu 7 : Sắp xếp các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Nam ra Bắc.
£ ĐB Ninh Thuận- Bình Thuận; ĐB Bình Phú – Khánh Hòa ; ĐB Nam Ngãi ; ĐB Bình –Trị – Thiên ; ĐB Thanh – Nghệ – Tĩnh.
£ ĐB Thanh – Nghệ – Tĩnh; ĐB Bình –Trị – Thiên ; ĐB Nam Ngãi; ĐB Bình Phú – Khánh Hòa; ĐB Ninh Thuận- Bình Thuận.
£ ĐB Ninh Thuận- Bình Thuận ; ĐB Nam Ngãi; ĐB Bình Phú – Khánh Hòa ; ĐB Bình –Trị – Thiên ; ĐB Thanh – Nghệ – Tĩnh.
Câu 8 : Thành phố Huế thuộc tỉnh nào ?
£ Thừa Thiên Huế.
£ Quảng Trị.
£ Quảng Nam.
Câu 9 : Nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ?
£ Do ven bờ nước cạn nên hải sản không vào được.
£ Do đánh bắt bừa bãi.
£ Cả hai ý trên đều đúng. 
Câu 10 : Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
Địa điểm du lịch.	Tên tỉnh.
Sầm Sơn.	1. Đà Nẵng
Lăng Cô.	2. Khánh Hoà
Mĩ Khê, Non Nước.	3. Bình Thuận
Nha Trang.	4. Thanh Hoá
Mũi Né.	5. Thừa Thiên - Huế  
TRƯỜNG TH .
Họ và tên:.
Lớp :4..
Thứ ngày tháng 4 năm 2012
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2011-2012
MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ LỚP 4
Thời gian 40 phút – không kể thời gian giao đề
ĐIỂM:
XT:
ĐỀ RA
I. PHẦN LỊCH SỬ (5Đ)
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ đặt trước ý trả lời đúng (2 đ)
1. Bia đá dựng ở Văn Miếu là để khắc tên tuổi người ? 
 a. Đỗ cử nhân	 b. Đỗ tiến sĩ	 c. Đỗ tú tài
2. Nhà văn, nhà khoa học lớn thời Hậu Lê là ? 
	a. Lê Lợi	 b. Nguyễn Trãi	 c. Lương Thế Vinh
3. Những thành thị nổi tiếng ở thế kỷ XVI - XVII là ? 	
 a. Thăng Long, Hội An, Sài Gòn. b. Thăng Long, Phố Hiến, Quy Nhơn.
 c. Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
4. Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm nhằm ?
a. Phát triển kinh tế. b. Bảo tồn và phát triển chữ viết dân tộc. c. Bảo vệ chính quyền.
Câu 2. Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập ?(1,5đ)
Câu 3.(1,5đ) Hãy điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ dấu chấm:
	Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lên vùng Tây Sơn.................., ..........., dựng cờ ..........................Trước khi tiến ra Thăng Long , Nguyễn Huệ đã làm chủ.................. Đàng trong  chính quyền ...................
II. PHẦN ĐỊA LÝ (5Đ)
Câu 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
1.Ở đồng bằng duyên hải miền Trung : 
A. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người kinh, người chăm.
B. Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người kinh, người chăm.
C. Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người kinh.
2.Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước ? 
A. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. B. Có nhiều đất chua, đất mặn. C. Người dân cần cù lao động.
3. Ở nước ta tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là?
A. Đồng, sắt. B. Nhôm, dầu mỏ và khí đốt.	 C. Dầu mỏ và khí đốt. 
4.Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta? 
 A. Phía bắc và phía tây. B. Phía đông , phía nam và phía tây nam. C. Phía đông và phía tây
Câu 2: Em hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta. 
Câu 3: (2đ) Điền tiếp các tữ ngữ còn thiếu vào chỗ dấu chấm cho phù hợp : 
	Chợ nổi thường họp ở những đoạn ............... thuận tiện cho việc gặp gỡ của ...........,  Việc mua bán ở............................diễn ra.......................Các hàng hoá bán ở chợ là............................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ- LỊCH SỬ- KHỐI BỐN
I.PHẦN LỊCH SỬ: 5 điểm
Câu 1: 2 điểm ( Đúng mỗi ý: 0.5 điểm) 
 Câu 1: b ; Câu 2: b
Câu 3: c ; Câu 2: b
Câu 2. 1,5 điểm : Nhà Lê đã khuyến khích việc học tập là:
- Lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám đào tạo nhân tài, trường có lớp học, chỗ ở,
kho sách, thu nhận cả con em thường dân học giỏi.
- Ở địa phương có các trường công do nhà nước mở.
Câu 3. 1,5 điểm
Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lên vùng Tây Sơn thượng đạo, lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.Trước khi tiến ra Thăng Long, Nguyễn Huệ đã làm chủ vùng đất Đàng trong , lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
II. PHẦN ĐỊA LÝ: 5 điểm
Câu 1: 1,5 điểm ( 0,5 điểm/ 1 ý đúng)
ý1: b Ý2: b Ý3: a Ý4: b
Câu 2: 1,5 điểm
Điều hoà khí hậu
Là kho muối vô tận
Khoáng sản, hải sản quý
Có bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch, xây dựng các cảng biển.
Câu 3:
Chợ nổi thường họp ở những đoạn sơng thuận tiện cho việc gặp gơ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về . Việc mua bán ở chợ nổi diễn ra tấp nập .Các hàng hoá bán ở chợ là rau quả, thịt, cá, quần áo...

File đính kèm:

  • docDe cuong HKII Dia Li lop 4.doc