Đề cương ôn tập học kì II môn Khoa học Lớp 4 - Năm học 2012-2013

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Khoa học Lớp 4 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC CUỐI KỲ 2 – LỚP 4
NĂM HỌC 2012 - 2013
1. Cần tích cực phòng tránh bão bằng cách:
	a. Theo dõi bản tin thời tiết
	b. Tìm cách bảo vệ nhà cửa, tài sản; dự trữ thức ăn, nước uống
	c. Đề phòng tai nạn do bão gây ra (trú ẩn an toàn, cắt điện khi có bão, ...)
	d. Thực hiện tất cả các việc làm trên
2. Việc nên làm để phòng tránh tai nạn khi đun nấu ở nhà là:
a. Tắt bếp khi sử dụng xong.
	b. Tranh thủ đi ra ngoài làm việc khác khi đang đun nấu.
	c. Để trẻ em chơi đùa gần bếp.
	d. Để bình xăng gần bếp.
3. Nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm?
a. Do các loại bụi.
b. Do khói nhà máy và các phương tiện giao thông.
c. Do sự phân hủy xác chết của động vật, súc vật.
d. Tất cả các ý trên.
4. Không khí bị ô nhiễm có chứa những thành phần nào?
a. Khói, bụi.	
b. Khí độc.	
c. Vi khuẩn.
d. Tất cả các ý trên.
5. Không khí bị ô nhiễm gây tác hại cho con người, động vật và thực vật là:
a. Gây bệnh ung thư phổi, lao phổi.
b. Gây các bệnh cho con người, làm cho các loại hoa và quả không lớn được,....
c. Gây các bệnh về mắt.
d. Tất cả các ý trên.
6. Chúng ta làm gì để chống ô nhiễm không khí? 
	a. Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí; 
b. Giảm lượng khí thải độc hại của xe động cơ và của nhà máy, khói đun bếp
c. Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh 
d. Cả ba ý trên
7. Âm thanh truyền được qua các chất nào dưới đây?
	a. Chất lỏng
b. Chất rắn
c. Chất khí
d. Tất cả các ý trên
8. Vật phát ra âm thanh khi nào?
a. Khi uốn cong vật.	
b. Khi làm vật rung động.	
c. Khi nén vật.	
d. Khi di chuyển vật.	
9. Âm thanh có lợi gì trong cuộc sống?
a. Dùng để báo hiệu.
b. Dùng để giao tiếp trong học tập, lao động
c. Dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, giải trí.
d. Tất cả các ý trên.
10. Biện pháp để phòng chống tiếng ồn?
a. Có những quy định chung về không gây tiếng ồn nơi công cộng.
b. Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn.
	c. Bịt tai khi nghe âm thanh quá to.
	d.Tất cả các ý trên.
11. Các thùng đựng kem thường có một lớp xốp để:
	a. Giữ cho kem không bị cứng
	b. Giữ cho kem không bị mất mùi vị
	c. Ngăn sự truyền nhiệt từ ngoài vào trong thùng kem.
	d. Trang trí làm cho thùng đẹp hơn.
12. Nguyên nhân nào gây ra gió?
a. Không khí chuyện động từ nơi lạnh đến nơi nóng.
b. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí.
c. Sự chuyển động của không khí.
d.  Tất cả các ý trên.
13. Nhờ đâu lá cây lay động được?
	a. Nhờ có gió 
b. Nhờ có khí ô-xi
c. Nhờ có hơi nước 
d. Nhờ có khí các-bô-níc
14. Gió được chia làm mấy cấp?
	a. 11 cấp	
	b. 12 cấp 
	c. 13 cấp 	
	d. 14 cấp
15. Khi nào mắt ta nhìn thấy vật?
a. Khi mắt ta phát ra ánh sáng chiếu vào vật.
b. Khi vật phát ra ánh sáng.
c. Khi vật được chiếu sáng.
d. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt.
16. Làm gì để bảo vệ đôi mắt?
a. Nhìn thẳng vào Mặt Trời.
b. Đeo kính râm và đội mũ rộng vành khi đi ngoài trời nắng; viết, đọc đủ ánh sáng.
c. Xem ti vi liên tục trong một thời gian dài
d. Đọc viết dưới ánh sáng yếu. 
17. Con người sử dụng ánh sáng vào những việc gì sau đây?
	a. Sản xuất	
b. Giải trí
c. Học tập	
d. Tất cả các việc trên
18. Loài vật cần ánh sáng để làm gì?
a. Di chuyển
 	b. Tìm thức ăn, nước uống
 	c. Phát hiện những nguy hiểm cần tránh
 	d. Tất cả các ý trên
19. Nước và các chất lỏng khác sẽ như thế nào khi nóng lên, khi lạnh đi?
a. Nở ra
b. Co lại
c. Nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
d. Co lại khi nóng lên và nở ra khi lạnh đi
20. Vật dẫn nhiệt tốt gồm:
	a. Đồng, nhôm, chì, cao su
b. Nhôm, chì, nhựa, đồng
c. Nhôm, đồng, sắt, chì
d. Nhôm, gỗ, đồng, chì
21. Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa, một lúc sau em thấy thìa nào nóng hơn?
	a.Thìa bằng nhựa nóng hơn
b. Thìa bằng kim loại nóng hơn
c.Cả hai thìa đều nóng như nhau
d.Cả hai thìa đều không nóng
22. Vật nào không phải là nguồn tỏa nhiệt ?
a. Mặt trời
b. Bóng đèn đang sáng
c. Bếp điện, lò sưởi
d. Ga, củi, than bị cháy hết
23. Làm gì để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nhiệt?
a. Không để lửa quá to, theo dõi khi đun nước, không để nước sôi đến cạn.
b. Tắt điện bếp khi không dùng.
c. Đậy kín phích giữ cho nước nóng
d.Tất cả các ý trên
24. Loài cây, con vật có thể sống được ở xứ lạnh là:
	a. Cây thông, gấu Bắc cực
b. Cây thông, lạc đà.
c. Xương rồng, chim cánh cụt.
d. Cây bạch đàn, gấu Bắc cực.
25. Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
a. Gió sẽ ngừng thổi, Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá
b. Nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa
c. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống
d. Tất cả các ý trên
26. Trong hoạt động hô hấp, con người cần khí gì để thở?
	a. Các-bô-níc	
b. Ni-tơ
c. Ô-xi	
d. Hơi nước
27. Nhiệt độ cơ thể của người khoẻ mạnh vào khoảng:
a. 360C 	
b. 370C 	
c. 380C	
d. 390C
28. Để sống và phát triển bình thường, thực vật cần?
a. Có đủ nước, ánh sáng và không khí.
b. Có đủ nước, ánh sáng, chất khoáng và không khí.
c. Có đủ nước, ánh sáng và chất khoáng.
d. Có đủ không khí.
29. Cây lúa cần nhiều nước vào giai đoạn nào?
a. Mới cấy
b. Đẻ nhánh
c. Làm đòng
d. Chín
30. Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đủ chất khoáng, cây sẽ:
a. Không ra hoa kết quả.
b. Phát triển nhưng không tốt.
c. Phát triển kém, không ra hoa kết quả nếu có thì năng suất thấp.
d. Phát triển và ra quả bình thường.
31. Lúa, ngô, cà chua cần nhiều:
a. ni-tơ
b. phốt-pho
c. ka-li
d. Tất cả các ý trên
32. Ý kiến nào sau đây là không đúng về thực vật?
a. Thực vật lấy khí các-bô-níc và thải ô-xi trong quá trình quang hợp.
b. Thực vật cần ô-xi để thực hiện quá trình hô hấp.
c. Hô hấp ở thực vật chỉ xảy ra vào ban ngày.
d. Tất cả các ý trên.
33. Tại sao không nên để nhiều hoa, cây cảnh trong phòng ngủ?
a. Vì hoa tươi tỏa ra mùi hương làm ta mất ngủ.
b. Vì hoa, cây cảnh sẽ hút khí ô-xi, thải ra khí các-bô-níc làm không khí ngột ngạt.
c. Vì cây hấp thụ khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi
d. Tất cả các ý trên.
34. Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ khí nào và thải ra khí nào ?
a. Hấp thụ khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi.
b. Hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
c. Hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí ni-tơ.
d. Tất cả các ý trên.
35. Thực vật dùng năng lượng ánh sáng mặt trời để làm gì?
a. Trao đổi chất
b. Hô hấp
c. Quang hợp
d. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ
36. Thực vật tạo ra chất dinh dưỡng để nuôi cây từ:
a. Ánh sáng, nước và khí các-bô-níc
	b. Ánh sáng, nước và chất hữu cơ
	c. Ánh sáng, nước, khí các-bô-níc và chất khoáng
	d. Ánh sáng, khí các-bô-níc và chất khoáng
37. Để sống và phát triển bình thường, động vật cần?
a. Có đủ nước, ánh sáng và không khí.
b. Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn và không khí.
c. Có đủ nước, ánh sáng và thức ăn.
d. Có đủ không khí.
38. Động vật cần có ánh sáng để làm gì ?
a. Di chuyển, tìm thức ăn, nước uống, tránh kẻ thù. 
b. Thấy được các vật khác. 
c. Có thức ăn, sưởi ấm, sức khỏe.
d. Tất cả các ý trên
39. Trong các con vật dưới đây, con vật nào ăn thực vật?
	a. Hổ
b. Báo 
c. Chó sói
d. Hươu
40. Một số động vật ăn tạp là:
	a. Hổ, cá mập, rắn.
b. Nai, chim gõ kiến, hươu.
c. Cá, chuột, gà.
d. Gấu, hổ, cáo
41. Trong quá trình sống, động vậy hấp thụ vào cơ thể những gì?
a. Khí ô-xi
b. Nước
c. Các chất hữu cơ có trong thức ăn
d. Tất cả các ý trên
42. Trong quá trình sống, động vật thải ra những gì?
a. Khí các-bô-níc
b. Nước tiểu
c. Các chất thải
d. Tất cả các ý trên
43. Tại sao người ta phải sục khí vào trong nước ở bể cá?
	a. Để cung cấp khí các-bô-níc cho cá.	
b. Để cung cấp khí ô-xi cho cá.
	c. Để cung cấp khí ni-tơ cho cá.	
d. Để cung cấp hơi nước cho cá.
44. Thức ăn của cây ngô là gì?
	a. Nước
b. Các chất khoáng
c. Khí các-bô-níc, ánh sáng
d. Tất cả các ý trên
45. Sơ đồ nào thể hiện thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa lá ngô, châu chấu và ếch.
a. Cây ngô 	à 	Châu chấu 	à 	Ếch
b. Ếch	à 	Châu chấu 	à 	Cây ngô
c. Ếch	à 	Cây ngô 	à 	Châu chấu 
d. Châu chấu	à	Ếch 	à 	Cây ngô
46. Các chuỗi thức ăn trong tự nhiên thường bắt đầu từ đâu?
	a. Từ động vật
b. Từ thực vật
c. Từ nước
d. Từ các chất khoáng
47. “Thức ăn” của cỏ trong bãi chăn thả bò là gì?
	a. Phân bò
	b. Vi khuẩn
	c. Chất khoáng (được tạo thành do vi khuẩn phân hủy phân bò)
	d. Nước
48. Sinh vật có khả năng dùng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ:
a. Con người
b. Động vật
c. Thực vật
d. Tất cả các ý trên
49. Chuột đồng không phải là thức ăn của động vật nào dưới đây?
a. Gà
b. Cú mèo
c. Rắn hổ mang
d. Đại bàng
50. Bộ phận có khả năng hấp thụ các chất khoáng cần cho cây và thải ra các chất khoáng khác:
a. Lá
b. Thân
c . Rễ
d. Cành
---------------------------------- Hết ----------------------------------

File đính kèm:

  • docDe cuong khoa hoc HKII.doc