Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh 8

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II SINH 8 2012-2013
Trình bày vai trò sự bài tiết và cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu?
Vai trò của sự bài tiết
Giúp cơ thể thải các chất cặn bã do hoạt động trao đỗi chất của tế bào tạo ra và các chất dư thừa.
Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong.
Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận?
Quá trình tạo nước tiểu gồm 3 quá trình
Quá trình lọc máu ở cầu thận tạo ra nước tiểu đầu ở nang cầu thận.
Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng ở ống thận ( H2O, ATP, Na+,Cl- ).
Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã, chất thải ( Axuric, chất thuốc, K+,H+, ) ở ống thận tạo nước tiểu chính thức.
Trình bày các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và biện pháp bảo vệ hệ bài tiết phòng tránh bệnh thận, tiết niệu?
Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu
Các vi khuẩn gây bệnh.
Các chất độc có trong thức ăn.
Khẩu phần ăn không hợp lí.
Bệnh về thận và đường tiết niệu: Thận bị viêm, bệnh sỏi, tiểu đường
Biện pháp bảo vệ phòng tránh các tác nhân gây bệnh cho hệ bài tiết
Thường xuyên vệ sinh để hạn chế vi sinh vật gây bệnh.
Khẩu phần ăn hợp lí để thận không làm việc quá sức, hạn chế các chất độc hại, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu.
Không nhịn tiểu để quá trình tạo sỏi liên tục và hạn chế tạo sỏi.
Trình bày cấu tạo và chức năng của da?
Cấu tạo da: Da gồm 3 lớp.
Lớp biểu bì: tầng sừng và tế bào sống.
Lớp bì: thụ cảm, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh và mạch máu.
Lớp mỡ dưới da gồm các tế bào mỡ.
Chức năng của da
Lớp biểu bì: bảo vệ da.
Lớp bì: tiếp nhận, kích thích điều hòa thân nhiệt, làm cho da mềm mại.
Lớp mỡ dưới da: dự trữ và cách nhiệt.
Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh?
Cấu tạo hệ thần kinh có 2 phần chính.
Bộ phận trung ương gồm não và tủy sống.
Bộ phận ngoại biên gồm dây thần kinh ( bó sợi cảm giác và bó sợi vận động ) và hạch thần kinh.
Chức năng hệ thần kinh
Hệ thần kinh hoạt động điều khiển sự hoạt động của cơ vân 
Hoạt động có ý thức.
Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
Hoạt động không có ý thức
Trình bày cấu tạo của đại não?
Cấu tạo ngoài
Rãnh liên bán cầu chia đại não thành hai nữa.
Rãnh sâu chia đại não thành 4 thùy ( thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy chẩm ).
Khe và rãnh tạo nên khúc cuộn làm tăng diện tích bề mặt não.
Cấu tạo trong
Chất xám tạo thành võ não, dày 2-3mm gồm 6 lớp nhưng chủ yếu là các tế bào hình tháp (ở ngoài).
Chất trắng là các đường thần kinh, hầu hết bắt chéo ở hành tủy và tủy sống
Trình bày các tật về mắt (biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục).
Cận thị
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
Nguyên nhân do bẩm sinh cầu mắt dài hoặc do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách.
Cách khắc phục: đeo kính mặt lõm ( kính phân kì hay kín cận ).
Viễn thị
Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
Nguyên nhân do bẩm sinh cầu mắt ngắn hoặc thể thủy tinh bị lão hóa mất khả năng điều tiết.
Cách khắc phục: Đeo kính mặt lồi ( kính hội tụ hoặc kính viễn thị ).
Trình bày cách vệ sinh tai?
Cần bảo vệ tai.
Không dùng vật sắt nhọn ngoáy tai.
Vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai.
Phòng chống tiếng ồn.
Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho VD?
PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.
VD: Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng lại trước vạch kẽ.
PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
VD: Tay chạm vào vật nóng rụt tay lại.
Nêu rõ tác hại của các chất kích thích, chất gây nghiện đối với hệ thần kinh?
Chất kích thích: Rượu, cà phê, chè,.
Làm cho vỏ não bị rối loạn, trí nhớ kém, kích thích hệ thần kinh gây khó ngủ.
Chất gây nghiện: Thuốc lá, ma túy,
Làm cơ thể suy yếu, dễ mắc bệnh ung thư, khả năng làm việc giảm, suy yếu nòi giống, mất nhân cách, cạn kiệt kinh tế, dễ bị nhiễm bệnh HIV,
Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết?
Tuyến nội tiết: Chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan ( tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận,..).
Tuyến ngoại tiết: Có ống dẫn đổ chất tiết ra ngoài ( tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến mật, tuyến nhờn,..)
Trình bày vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên?
Vị trí: nằm ở nền sọ, liên quan đến vùng dưới đồi.
Cấu tạo gồm 3 thùy: thùy trước, thùy giữa, thùy sau.
Chức năng
Tiết hoocmôn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết.
Tiết hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của cơ thể ( trao đỗi glucôzơ, chất khoáng, trao đỗi nước và co thắc cơ trơn).
Trình bày chức năng của tuyến tụy và vai trò của các hoocmôn tuyến tụy?
Chức năng của tuyến tụy là vừa làm chức năng ngoại tiết và nội tiết. Tuyến tụy là tuyến pha.
Chức năng nội tiết: do các tế bào đảo tụy thực hiện, tế bào a tiết glucagôn và tế bào b tiết insulin.
Chức năng ngoại tiết: do các tế bào tiết dịch tụy ® ống dẫn.
Vai trò của hoocmôn: nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hoocmôn insulin và glucagôn mang tỉ lệ đường huyết luôn ổn định đảm bảo quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
Trình bày quá trình điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết?
Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết.
Tuyến yên tiết ra các hoocmôn điều khiển hoạt động của các tuyến nội tiết.
Hoạt động của tuyến yên chịu sự ảnh hưởng do các tuyến nội tiết, tiết ra.
Đó chính là cơ chế tự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược.
Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.
Sự phối hợp của 
Glucagôn ( tuyến tụy ).
Cooctizôn ( vỏ tuyến trên thận ).
Đường huyết tăng
Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động có tác dụng duy trì cơ thể ổn định môi trường trong đảm bảo quá trình sinh lý diễn ra bình thường.

File đính kèm:

  • docon tap sinh 8 1213 ki 2.doc
Đề thi liên quan