Đề cương ôn tập học kì II môn Văn – Khối 11 Trường THPT Trung Văn

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Văn – Khối 11 Trường THPT Trung Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Trường THPT Trung Văn


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN VĂN – KHỐI 11
I. Văn học:

1.Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương ” của Phân bội Châu?
2. Ý nghĩa của hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn “Người trong bao” của Sê- Khôp.

II. Làm Văn:

Hình ảnh người chiến sĩ trong buổi xuất dương ra đi tìm đường cứu nước qua bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu.
Khổ thơ cuối trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận.
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
Bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.
 Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.













HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
Văn học:

Câu 1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương ” của Phân Bội Châu.
- Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh đất nước đầu thế kỉ XX.
- Đôi nét về Phan Bội Châu – một nhà Nho có tư tưởng tiến bộ, ông chủ trương đưa thanh niên Việt Nam ra nước ngoài học tập để trở về phục quốc, nơi ông cũng như các nhà yêu nước lúc bấy giờ hướng tới là Nhật Bản.
- Hoàn cảnh sáng tác: Trong buổi chia tay đồng chí để lên đương xuất dương sang Nhật Bản tìm đường cứu nước vào năm 1905, Phan Bội Châu đã sáng tác bài thơnày để từ giã bạn bè, đông chí.
- Bài thơ thể hiện rõ bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng của Phan Bội Châu trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.


Câu 2. Ý nghĩa hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn “Người trong bao” của Sê- khôp.

- Đôi nét về xã hội Nga cuối thế kỉ XIX: Ngột ngạt,bế tắc, sinh ra những kiểu người kì quái.
- Đôi nét về hình tượng nhân vật Bê-li-côp, nhân vật điển hình cho một kiểu người.
 + Một trí thức Nga. 
 + Sống thu mình, luôn sợ sự tác động từ bên ngoài nên luôn cố tạo ra cho mình một cái vỏ bọc vô hình để ngăn cách, bảo vệ.
 + Sống lập dị trong môi trường xung quanh anh ta.
 + Nhút nhát, sợ hãi trước hiện tại nhưng lại ca ngợi, tôn sùng quá khứ, sợ sự tiến bộ, sợ cái mới.
 + Chỉ thích sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều như một cái máy vô hồn, sợ cấp trên. 
Hắn sống cô độc, luôn lo lắng, sợ hãi, luôn tự cho mình là mẫu mực, bảo thủ. Bêlicốp không hề biết mọi người xung quanh ghê sợ hắn, khinh ghét hắn, chế giễu hắn. Hắn trở nên kì quái, cổ hủ hắn là sự hiện thân của một kiểu người, một bộ phận trí thức Nga đương thời. 
Lối sống của Bêli côp có ảnh hưởng tới xã hội lúc bấy giờ, kìm hãm sự tiến bộ xã hội. 
- Ý nghĩa hình tượng nhân vật:
 + Phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát,bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX, đã kìm hãm sự phát triển của xã hội.
+ Thức tỉnh con người trước hiện thực xã hội.

Câu 3: Khổ thơ cuối trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận.
MB: 
- Giới thiệu đôi nét về hồn thơ Huy Cận và vị trí của bài Tràng giang trong thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám.
- Giới thiệu khái quát về nội dung bao trùm trong bài thơ và vị trí, ý nghĩa của khổ thơ cuối.
TB: 1. Hình ảnh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ qua 2 câu thơ:
 “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
 - Hình ảnh hùng vĩ, sống động, rợn ngợp. Hình ảnh mang phong vị thơ Đường.
Hình ảnh cánh chim nhỏ gợi sự nhỏ bé, cô đơn, bất lực, cánh chim chở nặng tâm trạng => đối lập với cảnh ở câu trên.
Cảnh vật buồn nhưng mang vẻ đẹp kì vĩ, ẩn chứa tâm trạng nhà thơ.
2. Nỗi nhớ quê hương da diết của một cá nhân đang lạc lõng bơ vơ.
 - Cách dùng từ “lòng quê”, “dợn dợn”, “con nước”.
- Trước cảnh hoàng hôn buông xuống sông nước mênh mang nỗi buồn càng thêm da diết, gợi nỗi nhớ quê hương.
- “Dợn dợn” không chỉ gợi không gian mà cong diễn tả sự rợn ngợp của lòng người.
- Câu cuối mang phong vị thơ Đường, liên tương tới câu thơ của Thôi Hiệu
=> Thể hiện nỗi buồn của Huy Cận, “nhớ nhà ” vừa cụ thể, vừa trừu tượng, đó không chỉ là một mái nhà, một quê hương mà còn là nỗi khát khao tìm một chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống vắng của tác giả.
KL: Nhận xét chung về khổ thơ.
Thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết, thể hiện tình yêu nước thầm kín.
Khổ thỏ mangvẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại.


II. Làm Văn:

Câu 1.Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu
MB:
- Giới thiệu đôi nét về Phan Bội Châu: Nhà cách mạng, nhà thơ, dung văn chương để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần cách mạng.
- Giới thiệu về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương:
+ Hoàn cảnh sáng tác.
+ Nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật, nhấn mạnh hình tượng nhân vật trữ tình.
 TB: - Hình tượng nhân vật trữ tình chính chân dung của Phan Bội Châu.
 - Hình tượng nhân vật trữ tình bộc lộ quan niệm về con người trong cuộc đời.
+ Làm người phải sống có lí tưởng - ở đây là chí làm trai.
+ Phải có trách nhiệm với đất nước, với xã hội.
+ Chủ động trước mọi hoàn cảnh.
+ Khẳng định cái Tôi đầy trách nhiệm trước thời cuộc, ý thức về vai trò của cá nhân.(Quan niệm tiến bộ)
 - Nhận thức và quyết tâm của nhân vật trữ tình trong buổi lên đường.
+ Suy nghĩ đúng đắn lối sống của cá nhân trước tình hình đất nước.
+ Thái độ trước lối học xưa cũ.
+ Khát vọng hành động của nhân vật trữ tình.(phân tích hình ảnh trong 2 câu thơ cuối bài).
KL:
 Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trữ tình cũng là vẻ đẹp của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong buổi xuất dương.


Câu 2: Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử?
MB: 
Giới thiệu đôi nét về Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hoàn cảnh sáng tác, vị trí của bài thơ trong văn học Việt Nam…)
Nêu cảm nhận chung về bài thơ.
TB:
 Khổ 1: 
Câu hỏi tu từ đầu bài: Như một lời mời, như một lời trách => Gợi tâm trạng hoài niệm về thôn Vĩ của tác giả.
Phân tích các hình ảnh để làm nổi bật bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ vào buổi bình minh.
Con người thôn Vĩ xuất hiện thấp thoáng và hài hòa với cảnh.
Cảnh và người mang nét riêng của xứ Huế.
Thể hiện tâm trạng hoài niệm của nhà thơ, một tình cảm sâu nặng với xứ Huế và một tình yêu quê hương đất nước thầm kín.
Khổ 2: 
Phân tích các hình ảnh trong 2 câu đầu của khổ thơ để làm nổi bật nỗi buồn, sự chia lìa của cảnh vật và cũng là cảm nhận của chính nhà thơ.
Phân tích cảnh vật để thấy: Bao trùm lên tất cả là sông trăng, thuyền trăng, bến trăng => Cảnh vật nhuốm màu huyền ảo.
Câu hỏi tu từ là sự gửi gắm nỗi lòng của thi nhân.
+ Hình ảnh trăng trở đi trở lại trong thơ Hàn Mặc Tử, thi sĩ tìm đến trăngnhư một cứu cánh.
+ Thể hiện một niềm hi vọng, khao khát được chia sẻ.
Khổ 3: 
Hình ảnh nhạt nhòa.
Phân tích hình ảnh “ khách đường xa” => Hình ảnh nhạt nhòa, xa xôi.
Câu hỏi tu từ: Câu hỏi thể hiện sự hụt hẫng, vô vọng, băn khoăn, day dứt, đớn đau, nhưng cũng thể hiện khát khao được sống, được yêu của Hàn Mặc Tử.
KL: 
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm. 
- Bài thơ là bức tranh đẹp về cảnh và người xứ Huế nhưng cũng là bức tranh tâm cảnh của thi nhân, thể hiện một tình yêu đời, yêu người.

Câu 3: Bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.
1. Giới thiệu đôi nét về Hồ Chí Minh và tập thơ “Nhật kí trong tù”.
2. Giới thiệu đôi nét về bài thơ “Chiều tối”.
- Hoàn cảnh sáng tác
- Nội dung bao trùm: Bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống; Ẩn sau bức tranh là tấm lòng yêu đời, niềm lạc quan cách mạng của Bác.
3. Phân tích bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối qua hai câu thơ đầu:(Khai thác qua bản phiên âm)
- Nhận xét khái quát: Bằng bút pháp chấm phá 2 câu thơ ghi lại cái thần ,cái hồn của thiên nhiên.
Hình ảnh:
 + Cánh chim mỏi => Gợi thời gian lúc chiều tối, hình ảnh mang tính ước lệ,quen thuộc trong thơ trung đại.
+ Chòm mây lẻ (So sánh với bản dịch thơ) => gợi ra một không gian cao rộng, hình ảnh chòm mây gợi sự cô đơn nhỏ bé trước không gian. 
Phân tích “mạn mạn” trong dáng bay châm chap, nặng nề của chòm mây,để liên tương tới hình ảnh người tù HCM..
Bức tranh thiên nhiên rừng núi lúc chiều tối được gợi lên qua hình ảnh là bức tranh buồn, âm u và mang tâm trạng của nhà thơ buồn, cô đơn, khát vọng tự do thể hiện tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên.
4.Phân tích bức tranh đời sống qua hai câu thơ sau.( Khai thác qua bản phiên âm)
Đây là bức tranh sinh hoạt mà tâm điểm là hình ảnh của người lao động bình thường, khỏe khoắn. -> Hình ảnh bình dị, nhưng thể hiện sự quan tâm của Bác tới nhân dân lao động.
Sự vận động của thời gian từ chiều tối chuyển sang tối hẳn. Sự vận đông được cảm nhận qua phép điệp nối tiếp “ma bao túc”, hình ảnh lò than hồng(lấy sáng để nói tối).
(So sánh câu thơ thứ 3 giữa bản nguyên tác với dịch thơ)
Phân tích hình ảnh lò than hồng: gợi sự ấm áp, sự sum họp gia đình; tinh thần lạc quan cách mạng của Bác từ bóng tối hướng tới ánh sang, đó còn là hình ảnh của tương lai.
Bức tranh đời sống thể hiện niềm yêu đời yêu cuộc sống, tinh thần lạc quan cách mạng củ Bác.
Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.
Vẻ đẹp cổ điển: 
+ Thể thơ Đường luật.
+ Hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ, mang tings ước lê.
+ Bút pháp chấm phá thiên về gợi hơn tả.
Vẻ đẹp hiện đại.
+ Hình ảnh người lao động bình dị la tâm diểm của bức tranh đời sống.
+ Tinh thần lạc quan cách mạng.
Nhận xét chung về giá trị của toàn bào thơ.
Câu 4: Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.
MB: Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Tố Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Từ ấy.
TB: 1.Phân tích nhan đề “Từ ấy”: Thời điểm quan trọng, bước ngoặt trong cuộc đời nhà thơ.
Khổ thơ 1: 
- Phân tích các hình ảnh:
+ Nắng hạ:
+ Mặt trời chân lí:
=>Ánh sáng kì diệu của cách mạng soi sáng tâm hồn nhà thơ, đó là ánh sáng của lý tưởng Cộng sản.
- Phân tích các động từ: Chói, Bừng
=> sự tác động mạnh mẽ tới tâm hồn nhà thơ.
- So sánh: “ hồn tôi là một vườn hoa lá rất đậm hương và rộn tiếng chim”
=> Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng cộng sản.
Những câu thơ tự sự như Tố Hữu như tự giãi bày lòng mình, kể lại ngày đến với lí tưởng Cộng sản.
Khổ 2: Sự nhận thức về lẽ sống:
- Phân tích: + “Tôi buộc” => Sự tự nguyện
 + “Trăm nơi”, “trang trải”=> sự sẻ chia chân thành, đến với những con người cụ thể.
- Tự nguyện cái tôi với cái ta, cá nhân với quần chúng gắn bó, 2câu thơ đầu khẳng định lẽ sống mới mẻ.
- Hai dòng sau thể hiện tình yêu thương con người bằng tình yêu giai cấp, đặc biệt quan tâm tới quần chúng lao khổ.
Phân tích câu: “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” => ý thức về sức mạnh tổng hợp của quần chúng.
Khổ 3: Sự chuyển biến về tình cảm.
- Cấu trú câu thơ khẳng định, điệp từ => khẳng định, nhấn mạnh tình cảm đầm ấm ,thiết tha của nhà thơ, tự thấy mình đã trở thành thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
- Tố Hữu đã vượt qua tình cảm ích kỉ, tầm thường để vươn tới một tình yêu trọn vẹn to lớn.
- Thể hiện một quyết tâm cống hiến, góp phần giải phóng dân tộc.
KL: Khái quát lại giá trị của bài thơ.



File đính kèm:

  • docDe cuong on tap ki II Khoi 11.doc