Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý khối 6

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý khối 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II
Môn Vật lý 6
I – Phần trắc nghiệm
1- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước kết quả đúng.
Câu 1: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
Vì khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn.
Vì khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn.
Vì trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn.
Vì trọng lượng riêng của không khí nóng lớn hơn.
Câu 2: Khi nút thuỷ tinh của một lọ thuỷ tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
Hơ nóng nút.
Hơ nóng cổ lọ.
Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
Hơ nóng đáy lọ.
Câu 3: Để ý thấy bên ngoài thành cốc đựng nước đá thường có các giọt nước nhỏ li ti bám vào. Giải thích?
Vì nước trong cốc bay hơi và ngưng tụ lại.
Vì nước trong cốc thấm ra ngoài.
Vì hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ trên thành cốc.
Cả ba nguyên nhân trên.
Câu 4: Nung nóng hai quả cầu đặc có kích thước và nhiệt độ ban đầu giống nhau, một quả làm bằng đồng, một quả làm bằng nhôm. Sau khi nung đến cùng một nhiệt độ thì:
Quả cầu bằng đồng có thể tích lớn hơn.
Quả cầu bằng nhôm có thể tích lớn hơn.
Hai quả có kích thước bằng nhau và bằng thể tích ban đầu.
Hai quả có kích thước bằng nhau và lớn hơn thể tích ban đầu.
Câu 5: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn lõi thép nên không bị thép làm nứt.
Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt như nhau.
Sự thay đổi nhiệt độ thường không đủ lớn để bê tông và lõi thép nở ra.
Câu 6: Xe đạp để ngoài trời nắng gắt thường bị nổ lốp vì:
Săm, lốp dãn nở không đều.
Vành xe nóng lên, nở ra, nén vào làm lốp nổ.
Không khí trong săm nở quá mức cho phép làm lốp nổ.
Cả ba nguyên nhân trên.
Câu 7: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của hầu hết các vật không thay đổi.
Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy giống nhau.
Câu 8: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng:
Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
Chỉ phụ thuộc vào gió.
Chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Phụ thuộc vào cả ba yếu tố trên.
Câu 9: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên bao gồm những quá trình:
Bay hơi và ngưng tụ.
Nóng chảy và bay hơi.
Nóng chảy và ngưng tụ.
Bay hơi và đông đặc.
Câu 10: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?
Vì trong không khí có nhiều hơi nước.
Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh.
Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió.
Vì cả ba nguyên nhân trên.
2- Chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Khi làm lạnh một vật rắn thì thể tích của vật (1) .................. , còn (2) ............................ không thay đổi. Do đó (3) ............................................. của vật tăng.
b) Khi nhiệt độ tăng, khối lượng riêng của không khí trong khí quyển sẽ (4)........................... vì thể tích của không khí (5)........................................
c) Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể (6)....................... sang thể (7)............................. Mỗi chất nóng chảy ở một (8)....................................................................................... được gọi là (9).............................................
d) Trong khi đang nóng chảy hoặc đang đông đặc nhiệt độ của chất (10)..................................... mặc dù ta tiếp tục (11).................................... hoặc tiếp tục (12)...........................................................
e) Sự bay hơi là sự chuyển từ (13)................................ sang (14)....................................... Sự bay hơi xảy ra ở (15).............................................. của chất lỏng.
f) Trong các bình đựng chất lỏng đậy kín thì (16).. và (17). đồng thời xảy ra. Hai quá trình này cân bằng nhau nên lượng chất lỏng trong bình (18)........
3 – Hãy ghép cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để tạo thành câu có nội dung đúng:
Cột A
Cột B
Cách ghép
1 – Khối lượng riêng của một vật
2 – Khối lượng của một vật
3 – Thể tích của một vật
4 – Sự đông đặc
5 – Sự nóng chảy
6 – Nhiệt độ nóng chảy
7 – Nhiệt độ đông đặc
8 – Sự bay hơi
9 – Việc đúc một pho tượng đồng
10 – Hiện tượng sương mù
11- Nước trong cốc cạn dần
12 – Nước trong bình đậy kín không cạn dần
a- không thay đổi khi nhiệt độ tăng.
b- không thay đổi khi chất lỏng đang đông đặc.
c- không thay đổi khi tiếp tục đun nóng chất rắn đang nóng chảy.
d- vừa có liên quan đến sự nóng chảy, vừa có liên quan đến sự đông đặc.
e- liên quan đến sự ngưng tụ.
f- liên quan đến sự bay hơi.
g- xảy ra với bất kì chất lỏng nào.
h- là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
i- là quá trình ngược của quá trình đông đặc.
k- giảm khi nhiệt độ tăng.
m- tăng khi nhiệt độ tăng. 
Bài 1: Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn.
1) ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy?
2) Chất rắn này là chất gì?
3) Để đưa chất rắn từ 600C tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?
4) Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút?
5) Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ mấy?
6) Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?
II – Phần tự luận:
Nhiệt độ (0C)
100
90
80
70
60
Thời gian (phút)
50
22
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
Bài 2: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?
Bài 3: Tại sao khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì mực chất lỏng trong nhiệt kế hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng cao hơn mức ban đầu?
Bài 4: Vì sao trước khi trời mưa ta thường cảm thấy oi bức?
Bài 5: Có mấy loại ròng rọc và nêu tác dụng của chúng?
Bài 6: a) 700C tương ứng với bao nhiêu 0F?
 b) 1040F tương ứng với bao nhiêu 0C?

File đính kèm:

  • docDe cuong HKII.doc
Đề thi liên quan