Đề cương ôn tập học kì II – Sinh học 7 năm học: 2012 – 2013

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II – Sinh học 7 năm học: 2012 – 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – SINH HỌC 7
	Năm học: 2012 – 2013
I. Trắc nghiệm khách quan: 	
Hãy khoanh tròn đầu câu A, B, C hoặc D trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1/ Nhiệt độ cơ thể ếch đồng không ổn định, luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường nên được gọi là:
A. Động vật thấp nhiệt 	 	B. Động vật biến nhiệt
C. Động vật cao nhiệt 	 D. Động vật hằng nhiệt
Câu 2/ Hệ tuần hoàn của ếch đồng được cấu tạo như thế nào?
A. Có 2 vòng tuần hoàn B. Tim có 3 ngăn, nên máu nuôi cơ thể là máu pha
C. Tim có 4 ngăn, nên máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi D. Cả A,B đều đúng
Câu 3/ Đặc điểm dưới đây của thằn lằn bóng đuôi dài tiến hoá hơn ếch đồng là:
A. Mắt có mí cử động được B. Tai rất thính có màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ
C. Bốn chi ngắn, yếu; bàn chân có 5 ngón có vuốt D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 4/ Dạ dày tuyến của chim có tác dụng:
 A. Tiết ra dịch vị 	 B. Làm mềm thức ăn
C. Tiết chất nhờn 	D. Chứa thức ăn
Câu 5/ Máu từ các cơ quan về tim và máu từ tim đến phổi là máu:
 A. Đỏ tươi B. Máu giàu oxi C. Đỏ thẩm D. Máu pha
Câu 6/ Bộ phận có ở hệ tiêu hóa của thỏ mà không có ở người là:
A. Dạ dày B. Ruột già C. Ruột tịt D. Ruột non
Câu 7/ Loài thú được xếp vào bộ thú túi là:
A. Kanguru B. Dơi quả C. Chuột chũi 	 D. Thú mỏ vịt
Câu 8/ Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:
A. Đơn giản, ít tốn kém, dễ thực hiện C. Không gây ô nhiễm môi trường
B. Mang lại hiệu quả cao, tiêu diệt được sinh vật có hại D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 9/ Động vật nào sau đây thuộc gặm nhấm?
A.Chuột B.Trâu C.Lợn D. Voi 
Câu 10/ Nơi nào sau đây có sự đa dạng sinh học ít nhất?
A.Bãi cát B.Vườn cây C.Sa mạc D.Cánh đông lúa
Câu 11/ Đại diện nào dưới đây được xếp vào bộ Ăn Sâu Bọ?
A. Chuột đàn B. Chuột đồng C. Thỏ D. Chuột chũi và chuột chù 
Câu 12/ Thú nhai lại có đặc điểm nào khác thú không nhai lại?
A. Không sừng	 C. Dạ dày 4 ngăn, ăn thực vật
B. Có sừng	 D. Dạ dày 1 ngăn, ăn tạp
Câu 13/ Môi trường sống của sóc ở đâu ?
A. Dưới nước B. Đào hang C. Trên cây D. Trên không
Câu 14/ Dùng loài bướm đêm để diệt cây xương rồng là biện pháp đấu tranh sinh học nào?
A. Dùng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại	 B.Dùng sinh vật đẻ trứng kí sinh 
C. Biện pháp gây vô sinh D. Dùng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm
Câu 15/ Đặc điểm hệ tuần hoàn của lưỡng cư:
A.Tim 2 ngăn: 1 tâm thất, 1 tâm nhĩ, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
B. Tim 3 ngăn: 2 tâm thất, 1 tâm nhĩ, máu pha nuôi cơ thể.
C. Tim 3 ngăn: 1 tâm thất, 2 tâm nhĩ, máu pha nuôi cơ thể.
D. Tim 4 ngăn: 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ, máu pha nuôi cơ thể.
Câu 16/ Ếch đồng có đặc điểm sinh sản nào sau đây: 
A.Thụ tinh ngoài, trứng phát triển trực tiếp. B. Thụ tinh ngoài, trứng phát triển có biến thái 
C. Thụ tinh trong, trứng phát triển có biến thái	D. Thụ tinh trong, trứng phát triển trực
Câu 17/Chi của loài thằn lằn bóng đuôi dài có đặc điểm.
A. Chi dài, khỏe với 5 ngón chân có vuốt. B. Chi ngắn, khỏe với 5 ngón chân có vuốt.
C. Chi dài, yếu với 5 ngón chân có vuốt. D. Chi ngắn, yếu với 5 ngón chân có vuốt.
Câu 18/ Cơ quan nào ở thằn lằn có khả năng hấp thụ lại nước.
A. Thận sau và ruột già B. Thận giữa và ruột già.
C. Thận sau và ruột thẳng. D. Ruột thẳng và ruột tịt.
Câu 19/ Diều chim bồ câu có chức năng gì?
A. Tiết dịch tiêu hóa B. Co bóp, nhào trộn thức ăn
C. Tiết dịch vị D. Chứa thức ăn và tiết sữa.
Câu 20/ Hệ thống túi khí của chim ngoài vai trò tham gia vào hoạt động hô hấp và làm giảm khối lượng riêng của chim còn có tác dụng.
A. Giảm ma sát nội quan khi bay. B. Giúp bảo vệ cho phổi.
C. Đảm bảo cho sự trao đổi chất mạnh. D. Giúp chim có tốc độ tiêu hóa cao.
Câu 21: Đặc điểm cấu tạo nào của lưỡng cư thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước:
A. Da trần và ẩm ướt	B. Xuất hiện phổi	
C. Di chuyển bằng bốn chi	D. Tim ba ngăn có hai vòng tuần hoàn	
Câu 22: Vì sao dơi có đời sống bay lượn nhưng được xếp vào lớp thú:
A. Có lông mao bao phủ	B. Nuôi con bằng sữa mẹ 
C. Bộ răng phân hoá	D. Cả A, B, C đều đúng
 Câu 23: Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt được ba bộ bò sát thường gặp:
A. Dựa vào răng và hàm	B. Dựa vào mai và yếm 
C. Dựa vào môi trường sống 	D. Cả A và B đúng
 Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của lớp chim:
A. Mình có lông vũ bao phủ	B. Có túi khí tham gia vào hô hấp 
C. Là động vật biến nhiệt	D. Tim có bốn ngăn
Câu 25 : Hệ tuần hoàn tiến hóa nhất ở động vật có đặc điểm: 
A. Tim ba ngăn: hai tâm nhĩ, một tâm thất	 B. Tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất 
C. Tim bốn ngăn: hai tâm nhĩ, hai tâm thất	 D. Tim xuất hiện vách hụt ngăn tâm thất
Câu 27: Thú ăn thịt, bàn chân có đặc điểm gì:
A. Có đệm thịt, móng có vuốt	B. Có đệm thịt, móng không có vuốt 
C. Không có đệm thịt, móng có vuốt	D. Không có đệm thịt, móng không có vuốt
Câu 28: Hệ tuần hoàn của thằn lằn thể hiện sự tiến hoá hơn so với ếch đồng ở đặc điểm:
A. Máu đi nuôi cơ thể không bị pha 	B. Máu đi nuôi cơ thể ít bị pha 
C. Tim có bốn ngăn	D. Có hai vòng tuần hoàn
Câu 29. Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng:
A. Màu lông nhạt, có bướu mỡ, chân dài 	 B. Màu lông trắng, có bướu mỡ, chân ngắn
C. Màu lông nhạt, có lớp mỡ dày dưới da, chân dài 
D. Màu lông trắng, có lớp mỡ dày dưới da, chân ngắn
II. Tự luận:
Câu 1. Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm?
Câu 2. Thế nào là hiện tượng thai sinh? Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
Câu 3. Trình bày đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất?
Câu 4. Giải thích vì sao dơi ăn sâu bọ bay trong đêm rất nhanh nhưng vẫn tránh được những chướng ngại vật?
Câu 5. Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay là với cá chép hơn?
Câu 6. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ. Nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học 
Câu 7. Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật?
Câu 8. Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
Câu 9. Thế nào là động vật quý hiếm? Kể tên các cấp độ tuyệt chủng động vật quý hiếm? Cần bảo vệ động vật quý hiếm như thế nào?
Câu 10. Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
Câu 11: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng. Giải thích?
Câu 1 : Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm vì:
Ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể ếch mất nước ếch sẽ chết.
Ếch hoạt động về ban đêm.
Câu 2. * Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai.
* Ưu điểm: 
- Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.
Câu 3. Chuột chũi có cấu tạo: mỏ dẹt, thân hình thon tròn, đầu hình nón, chi trước ngắn, khỏe, bàn tay rộng nằm ngang so với cơ thể, có móng to khỏe để đào đất. Chuột chũi đào hang đất giỏi. Các đặc điểm đó đều thích nghi với cuộc sống đào hang trong đất của chúng.
Câu 4. Dơi ăn sâu bọ bay trong đêm rất nhanh nhưng vẫn tránh được những chướng ngại vật vì: dơi ăn sâu bọ có bộ phận đặc biệt phát ra sóng siêu âm từ mũi và miệng. Khi bay, sóng siêu âm này được phát ra liên tục theo hướng bay, nếu gặp phải chướng ngại vật, tín hiệu này sẽ được dội lại phản hồi đến dơi và lúc đó dơi sẽ cảm nhận được để né tránh trước khi gặp chướng ngại vật. Vì vậy, tuy bay nhanh dơi vẫn không bị đụng phải vật trên đường bay.
Câu 5. Cá voi có quan hệ họ hàng gần gũi với hươu sao hơn so với cá chép, vì cá voi thuộc lớp thú bắt nguồn từ nhánh có gốc cùng với hươu sao khác hẳn so với cá chép (thuộc lớp cá xương).
Câu 6* Khái niệm: Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra.
* Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học: 
+ Sử dụng thiên địch: 
- Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. VD: cá ăn bọ gậy và ăn ấu trùng sâu bọ
- Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. VD: Ong mắt đỏ đẻ trứng nên trứng sâu xám ấu trùng nở ra đục và ăn trứng sâu xám.
+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. VD: Dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ
+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại. VD: Để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực
* Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học:
+ Ưu điểm:- Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại.
- Tránh ô nhiễm môi trường
+ Hạn chế: 
- Chỉ có hiệu quả ở ni có khí hậu ổn định
- Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại
- Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển
Câu 7:Ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật:
	- Phản ánh mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau 
	- So sánh được nhánh nào có nhiều hay ít loài hơn nhánh khác 
Câu 8: Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng: Do điều kiện sống, nguồn sống đa dạng của môi trường và khả năng thích nghi chuyên hoá cao của từng loài, nên số loài ở môi trường này nhiều.
Câu 9.* Khái niệm: Là những động vật có giá trị về nhiều mặt(thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,...) và có số lượng giảm sút.
* Các cấp độ tuyệt chủng 
- Rất nguy cấp: ốc xà cừ, hươu xạ
- Nguy cấp: tôm hùm đá, rùa núi vàng
- Ít nguy cấp: gà lôi trắng, khỉ vàng
- Sẽ nguy cấp: cà cuống, cá ngựa gai
* Bảo vệ:
- Bảo vệ môi trường sống của chúng
- Cấm săn bắt, buôn bán, giữ trái phép
- Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ
- Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên
Câu 10. * Lợi ích của đa dạng sinh học:
- Cung cấp thực phẩm→nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người
- Dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị
- Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo
- Trong chăn nuôi: làm giống, thức ăn gia súc
- Làm cảnh, đồ mĩ nghệ, giá trị xuất khẩu
* Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học:
 - Đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi
- Khai thác gỗ, lâm sản bừa bãi, lấy đất nuôi thủy sản, du canh, du cư
- Ô nhiễm môi trường
* Bảo vệ đa dạng sinh học: 
- Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi
- Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài
Câu 11. Động vật đới lạnh:- Bộ lông dày → giữ nhiệt cho cơ thể.
- Mỡ dưới da dày → giữ nhiệt, dự trữ năng lượng, chống rét.
- Mùa đông: lông màu trắng → lẫn màu tuyết che mắt kẻ thù.
- Ngủ trong mùa đông → tiết kiệm năng lượng
- Di cư trong mùa đông → tránh rét, tìm nơi ấm áp.
- Mùa hè: hoạt động ban ngày → thời tiết ấm hơn để tận dụng nguồn nhiệt.
* Động vật hoang mạc đới nóng:
- Chân dài → vị trí ở cao so với cát nóng, nhảy xa hạn chế ảnh hưởng của cát nóng.
- Thân cao, móng rộng, đệm thịt dày→vị trí cơ thể cao, không bị lún, đệm thịt dày để chống nóng.
- Khả năng nhịn khát → thời gian tìm được nước rất lâu
- Chui rúc vào sâu trong cát → chống nóng
- Bướu mỡ lạc đà → nơi dự trữ nước.
- Màu lông nhạt giống màu cát → dễ lẩn trốn kẻ thù.
- Mỗi bước nhảy cao và xa → hạn chế tiếp xúc với cát nóng
- Di chuyển bằng cách quăng thân → hạn chế tiếp xúc với cát nóng
- Hoạt động vào ban đêm → tránh nóng ban ngày
- Khả năng đi xa → tìm nguồn nước phân bố rải rác và rất xa nhau.

File đính kèm:

  • docde cuong sinh 7 hoc ky II.doc
Đề thi liên quan