Đề cương ôn tập học kì II văn cơ bản11
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập học kì II văn cơ bản11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KI II VĂN CB11 I. PHẦN RIÊNG (2 điểm ) LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG 1.Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của Phan Bội Châu * Cuộc đời: + Phan Bội Châu: ( 1867 – 1940) – Phan Văn San , Hiệu Sào Nam . Quê; Nam Đàn – Nghệ An. + Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà nho. + 1900, ông đỗ Giải nguyên, nuôi ý chí tìm đường cứu nước. +1904, ông lập ra Hội Duy Tân, chủ trương thực hiện phong trào Đông du và xuất dương sang Nhật (1905). + Từ 1905 – 1925, ông có mặt ở Nhật, Trung Quốc, Thái Lan để tìm đường cứu nước. - Ông lập Việt Nam Quang phục hội (1912) Năm này ông bị Pháp tử hình vắng mặt. - 1925, ông bị Pháp bắt từ Trung Quốc định thủ tiêu bí mật. Việc bại lộ, ông được đưa ra xét xử. Trước sự đấu tranh của quần chúng, Pháp phải giảm án xuống và giam lỏng ông tại Bến Ngự (Huế). Ông chết ở đây (1940). => PBC là nhà yêu nước CM lớn “ vị anh hùng, thiên sứ , đấng xả thân vì độc lập”. Là nhà văn nhà thơ lớn, khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình- chính trị. Ông là người khởi xướng, là ngọn cờ đầu của phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu TK XX. Ông là lãnh tụ ưu tú nhất, gây được lòng tin yêu trong nhân dân. + Ông nổi tiếng thần đồng ( 13 tuổi đỗ đầu huyện, 16 tuổi đỗ đầu xứ, 33 tuổi đỗ Giải Nguyên). * Sự nghiệp: - Việt Nam vong quốc sử ( 1905). - Hải ngoại huyết thư ( 1906) - Ngục trung thư (1914) - Trùng Quang Tâm sử (1921 – 1925). -Văn tế Phan Châu Trinh (1926) - Phan Bội Châu niên biểu ( 1929) - Phan Bội Châu văn tập và Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn thi tập. 2- Văn bản: a. Hoàn cảnh ra đời bài thơ - Tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại: ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản của nước ngoài tràn vào. - 1905, Hội Duy tân thành lập, phong trào cần vương cho thấy sự bế tắc của con đường cứu nước . Phan Sào Nam còn trẻ, quyết vươn lên vượt qua giáo lí lỗi thời để đón nhận luồng tư tưởng mới nhằm khôi phục giang sơn. - Phong trào Đông du nhóm lên, tạo cơ sở, tạo cốt cán cho phong trào trong nước và chủ trương cầu Nhật giúp Việt Nam đánh pháp. - Lưu biệt khi xuất dương viết trong bữa cơm ngày tết tại nhà mình để chia tay bạn bè đồng chí trước lúc lên đường sang Nhật bản . b- Bố cục: - Bốn câu đầu: thể hiện quan niệm mới về chí làm trai cùng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm. - Bốn câu còn lại: Ý thức được nỗi nhục mất nước, với nền học vấn cũ, khát vọng hăm hở, dấn thân trên con đường cứu nước của PBC. c- Diễn nôm + Sinh vi nam tử yếu hi kì – Đã sinh là trai phải được những việc lớn lao kì lạ, trọng đại. + Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di – Chẳng lẽ nào để trời đất tự xoay vần. + Ư bách niên trung tu hữu ngã – Trong khoảng trăm năm của đời người, ta phải làm được việc có nghĩa. + Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy - Ngàn năm sau lẽ nào không có người nối tiếp. + Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế - Non sông đã chết, sống làm chi cho nhơ nhuốc. + Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si - Thánh hiền đã vắng, đọc cũng ngu. + Nguyện trục trường phong Đông hải khứ - Nguyện theo cơn gió lớn qua biển Đông. + Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi – Muôn con sóng bạc cùng một lúc bay lên. 3- Nhận xét bản dịch thơ + Nhìn chung bản dịch tương đối sát nghĩa, tuy nhiên câu 3,6,8 chưa sát nghĩa. + Câu 3: Trong khoảng trăm năm, ta phải làm được việc gì đó thật có nghĩa cho đời chứ. Bản dịch thơ: “Trong khoảng trăm năm cần có tớ”=> ý nghĩa câu thơ nghiêng về khẳng định mình, coi trọng cá nhân trong sự phát triển chung của đất nước, đề cao cái tôi. + câu 6; Thánh hiền đã vắng, học (đọc) cũng ngu thôi. Bản dịch thơ: “ Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” =>Chữ “Hoài” ý nhẹ chỉ mang vẻ nuối tiếc, nghi ngờ về sự học hành theo kiểu từ chương trích cú. + câu 8: “ Muôn lớp sóng bạc cùng một lúc bay lên” . Bản dịch: “ Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” =>Chữ “Tiễn” trang trọng nhưng không mạnh mẽ, phù hợp với tư tưởng, hành động của người viết. Đó là tư thế mạnh mẽ, hăm hở khi lên đường. Câu thơ không hoàn toàn bám sát nghĩa ý của nguyên tác., đã chuyển sang một khát vọng, một dự cảm, một liên tưởng thành tường thuật miêu tả. 4- Chủ đề: Bài thơ thể hiện tư tưởng lớn lao, mới mẻ, đầy trách nhiệm của Phan Bội Châu. Đồng thời miêu tả tinh thần quyết tâm niềm hăm hở của ông trong buổi đầu xuất dương cứu nước. 5- Bài thơ thể hiện ý tưởng lớn lao, mới mẻ và ý thức trách nhiệm của Phan Bội Châu a. Hai câu đề : + Cũng giống như: Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu cũng thể hiện chí làm trai: “Làm trai phải lạ ở trên đời” - Nghĩa là làm thân nam nhi phải làm được những việc lớn lao, kì lạ, trong đại cho đời. Vì thế câu thứ hai: “Há để càn khôn tự chuyển dời”. - Câu thơ như một lời nhắc nhở: làm trai phải xoay trời chuyển đất, phải chủ động , không nên trông chờ.. Nó còn là lời phản vấn: lẽ nào cuộc sống muốn đến đâu thì đến, mình sẽ là kẻ đứng ngoài, vô can. @ Hai câu thơ thể hiện lí tưởng nhân sinh trong thời đại phong kiến của trang nam nhi. + Nguyễn Trãi: Trừ độc trừ tham, trừ bạo ngược, Có nhân, có chí, có anh hùng. (Bảo kính cảnh giới số 5) + Phạm Ngũ Lão: Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. ( Tỏ lòng). + Nguyễn Công Trứ: Sống làm trai ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. (Chí làm trai). - Chí làm trai mà các bậc tiền nhân tôn thờ thường gắn liền với nhân nghĩa, chí khí, với công danh , sự nghiệp. - Chí làm trai của Phan Bội Châu là một quan niệm mới mẻ. Làm trai phải xoay trời chuyển đất, phải chủ động, phải làm những việc phi thường, phải gắn liền với sự nghiệp cứu nước, cứu nhà. Ý tưởng lớn lao mới mẻ đã giúp Phan Bội Châu thể hiện cái tôi đầy trách nhiệm của mình. b. Hai câu thực : “Trong khoảng trăm năm cần có tớ”. + Trong khoảng trăm năm của đời người, ta phải làm việc gì đó có ích cho đời, thấy việc không thể làm, không làm, không ỷ nại cho ai. Phan Bội châukhẳng định dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cứu nước. - Ông tự nhận gánh vác việc giang sơn trên đôi vai của mình một cách dũng cảm, xung phong đi trước mở đường., làm tấm gương sáng cho mọi thế hệ noi theo. - Bài thơ viết ra bằng cả tâm huyết, nó phá vỡ qui luật của chủ nghĩa phi ngã trong văn chương mấy thế kỉ trước. Nó mở đường cho cái gì mới hơn của nghệ thuật tuyên truyền. - Nghệ thuật tuyên truyền chỉ đạt được hiệu quả khi nó xuất phát từ niềm tin chân thật. + Câu: “Sau này muôn thuở há không ai?”: Phan Bội Châu không khẳng định mình và phủ nhận mai sau. Nghĩa là không vỗ ngực tuyên bố vai trò của mình là quan trọng và sau này không thể có ai như mình. Điều Phan muốn nói: Lịch sử là một dòng chảy liên tục, có sự tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ. Phải có niềm tin như thế với tương lai. c. Hai câu luận : + “Non sông ….cũng hoài”. - Nguyễn Khuyến đã nói: “Sách vở ích gì cho buổi ấy Áo xiêm nghĩ cũng thẹn thân già” - Ông thấy được bản chất sôi kinh nấu sử của các nhà nho xưa. Nền thi cử của nền hcọ vấn cũ không phù hợp với tình hình đất nước hiện nay “Non sông đã chết”. - Phan Bội Châu không phủ nhận Nho giáo. Ông hiểu được vai trò to lớn của đạo Nho trong việc đào tạo nhân cách con người. Vấn đề ông đặt ra trong bài thơ là thái độ của mọi người đối với đất nước.. Mọi người phải thức thời, là tinh thần hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tình thế đất nước lúc này khác nhiều so với trước. Hơn nữa cá tính của con người ưa hành động, tràn đầy nhiệt huyết, ông đã đưa vào thơ những từ phủ định gây ấn tượng Tử nhĩ ( Chết rồi); Đồ nhuế ( nhơ nhuốc); si ( ngu). - Các từ nhục, hoài trong bản dịch chưa thể hiện hết các từ “đồ nhuế”, “si” trong nguyên tác. 6- Tư thế mạnh mẽ, hăm hở của Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương cứu nước. + Khát vọng, tư thế của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hình ảnh: “ Nguyện trục trường phong Đông hải khứ” - Con người như muốn lao ngay vào môi trường hoạt động mới mẻ, sôi động, bay lên cùng cơn gió lớn làm quẫy sóng đại dương. Và mạnh mẽ hơn: “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”. - Cùng một lúc bay lên với con sóng bạc. Những từ chỉ về đại dương, không gian: “trường phong, Đông hải”, “Thiên trùng bạch lãng”, vừa kì vĩ , rộng lớn, vừa gây ấn tượng sâu sắc về con người của vũ trụ. Con người của thơ xưa về cơ bản chưa phải con người của cá nhân, cá thể mà là con người của vũ trụ. Hình ảnh mang đậm phẩm chất của nhân vật trữ tình.. Đó là khát vọng, hành động, là tư thế hăm hở lên đường cứu nước. @ Những từ ngữ chỉ về đại lượng không gian, thời gian mang tính vũ trụ lớn lao kì vĩ (Càn khôn, non sông, khoảng trăm năm…) đã làm nên đặc trưng thơ tỏ chí khí thời trung đại, và cũng là đặc trưng bút pháp của thơ Phan Bội Châu. - Những từ đầy cảm hứng phủ định, giọng thơ tràn đầy tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ. đã làm nổi bật hình ảnh của một con người tự tin, dám đối thoại cùng trời đất lịch sử, ý thức rõ vinh nhục ở đời, có khát vọng lớn lao hăm hở trên hành trình cứu nước. 2. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ khoáng đạt; hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ. 8. Ý nghĩa văn bản: - Lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sục sôi, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đườngcháy bỏng của nhà chí sĩ CM trong buổi đầu đi tìm đường cứu nước. TÔI YÊU EM A.X.Pu-skin 1- Tác giả *A -lếch- xan -drơ Pu -skin 1799 -1837. Nhà thơ vĩ đại” Mặt trời của thi ca Nga”; có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà trong cả lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga. Trong gia đình quí tộc ở Mát xcơ va. - 12-18 tuổi học trường con em quí tộc, sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ, sơm nổi tiếng với những bài thơ yêu nước.(Ca ngợi sức mạnh vĩ đại của ND Nga trong cuộc chiến tranh chống lại Na Pô lê ông (1812), bài thơ bổ báng Nga hoàng). Pu- skin bị đầy đi phương Nam, phương Bắc (1820-1826). - Năm 1827, hạn đi đầy được giàm, Pu- skin về kinh đô song mâu thuẫn với chính quyền gay gắt. - 1837, ông bị sát hại trong cuộc đấu súng với tên Pháp sống lưu vong Đăng téc. - Chính phủ Nga hoàng chỉ đăng dòng tin ngắn ngủi: “Mặt trời thi ca Nga đã lặn rồi”. + Sự nghiệp: Pu skin viết nhiều thể loại. - 800 bài thơ trữ tình. - Tiểu thuyết bằng thơ: Ép ghê nhi Ô nhê ghin. - Nhiều trường ca nổi tiếng: Ru -xlan và Li- út- mi- la. Người tù Cáp ca dơ. - Truyện ngắn: Con đầm pích, Cô tiểu thư nông dân. - Con gái viên đại úy là cuốn tiểu thuyết lịch sử. - Nhiều vở kịch, truyện cổ tích bằng thơ. + Đặc điểm thơ Pu- skin: - Thơ ông được khơi nguồn từ hiện thực cuộc sống, con người Nga. - Gô gôn nhận xét: “Qua thơ Pu- skin, thiên nhiên Nga, lịch sử Nga, con người Nga, tâm hồn Nga hiện lên thuần khiết, đẹp tới mức như được soi qua một thấu kính kì diệu”. - Đề tài trong thơ rất đa dạng. song cảm hứng xuyên suốt là: tự do và tình yêu. “Ta sẽ mãi được nhân dân yêu mến Vì thơ ta đã đánh thức những tình cảm tốt lành Vì trong thế kỉ bạo tàn ta đã ca ngợi tự do. Và gợi từ tâm đối với kẻ sa cơ”. - Sức hấp dẫn trong thơ tình là cảm xúc phong phú,, rung động sâu xa , chân thành, cao thượng. Tất cả được diễn tả qua nghệ thuật ngôn từ vừa giản dị vừa trong sáng, mang tính hướng nội, kín đáo. 2 - Văn bản a. Xuất xứ : Bài thơ tình nổi tiếng khơi nguồn từ mối tình có thật nhưng không thành của nhà thơ với Ô- lê- nhi- a, con gái vị chủ tịch viện hàn lâm nghệ thuật Nga; được coi là viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga. b- Bố cục: 3 phần. + 4 câu đầu: những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình. + Câu 5,6: Nỗi khổ đau tuyệt vọng. + 2 câu kết: sự chân thành vị tha, cao thượng của nhân vật trữ tình. c- Chủ đề : Bài thơ giãi bày tâm trạng đầy mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm để bộc lộ khát vọng , tình yêu mãnh liệt. Nỗi khổ đau tuyệt vọng của tình yêu đơn phương, đồng thời thể hiện lời cầu chúc chân thành cao thượng. 3- Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình + Ba tiếng: “Tôi yêu em” mở đầu như một tín hiệu thẩm mĩ. Đây không phải là: “Tôi yêu cô” , “Anh yêu em”, mà “Tôi yêu em”. - Ba tiếng như giãi bày, như thú tội, một lời tự nhủ trực tiếp rất giản dị của nhân vật trữ tình: Tôi. - “Chừng có thể” nhân vật trữ tình thành thật bộc lộ lòng mình. * Tình yêu như ngọn lửa chưa hẳn đã lụi tàn: “Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”. Tình yêu như ngọn lửa dai dẳng cháy và được ấp ủ. + “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”. - “Không để em bận lòng”; nhấn mạnh quyết định dứt khoát, tỉnh táo của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình tự soi vào mình, dùng lí trí để làm ngừng cảm xúc : “Không để em bận lòng”, “hồn em không bận bóng u hoài”=> Tự buộc mình chối bỏ tình yêu. => Tâm trạng nhân vật trữ tình mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí. - Nhân vật “em” phần nào được hé mở qua: “em bận lòng”, “hồn em phải gợn bóng u hoài”. Những từ đó giúp ta nhận ra sự éo le trong quan hệ tình cảm. Phải chăng tình yêu của nhân vật “Tôi” không mang lại hạnh phúc mà chỉ là nỗi buồn, nỗi bận lòng của em. Tôn trọng tình cảm mà người mình yêu, không muốn em buồn phiền vì bất cứ điều gì. Nhân vật trữ tình chối bỏ tình cảm trong nỗi đau khổ của riêng mình. Đó là tình yêu đơn phương.(Thời kì ở Pê téc pua, Pu skin thường lui tới nhà ông chủ tịch Viện Hàn Lâm nghệ thuật Mat- xcơ -va. Tới vì nghệ thuật nhưng cũng vì Ô- lê –nhi- a – Người con gái xinh đẹp của vị chủ tịch. Ông đã dùng những hình ảnh: Ngài và anh, cô và em; Hết rồi tình đã vỡ tan; …). - Mùa hè 1828, nhà thơ ngỏ lời cầu hôn, nhưng không được nàng nhận lời. - Năm 1829 bài thơ ra đời như chuyện tình đơn phương thu nhỏ. 4- Nỗi đau khổ tuyệt vọng + “Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”. -Hàng loạt từ: âm thầm, không hi vọng, rụt rè, hậm hực lòng ghen…mỗi từ như diễn tả đậm đặc trạng thái cảm xúc. - Âm thầm => nỗi đau ủ kín trong lòng mình không nói lên được. - Không hi vọng: không còn niềm tin. Song sự đời, tình yêu càng âm thầm, ủ kín thì tâm trạng càng mãnh liệt, sâu sắc, càng thương vụng nhớ thầm. Biết không hi vọng nhưng vẫn chờ đợi, hướng tới, đặt niềm tin. - Nỗi tuyệt vọng thể hiện ở trạng thái “Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”. Yêu thường đi đôi với ghen Đã yêu thì phải biết căm thù. Ai chạm đến cái gì mình yêu thì càng căm thù mãnh liệt. Song ghen và yêu là hai trạng thái tình cảm đối lập. Ghen cũng là biểu hiện tình yêu nhưng đó là tình yêu ích kỉ. Sự ghen tuông có thể đẩy người ta hành động mù quáng, thấp hèn. - Hai từ “lòng ghen” gợi lên tâm trạng nặng nề u ám. - Đọc hai câu thơ, ta có cảm giác nhân vật trữ tình đang rơi vào đáy sâu của nỗi đau khổ giày vò, hành hạ. 5- Lời cầu chúc chân thành, cao thượng. + “Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,” - Câu thơ khẳng định: Tôi đã yêu em , yêu chân thành, dịu dàng, đằm thắm, hết mình như thế đó. - Nhân vật trữ tình giữ lại tất cả sự sầu đau, thất vọng để dâng hiến tấm lòng chân thành, cao thượng. Đây là sự thăng hoa của tình yêu. + “ Cầu em được ngươi tình như tôi đã yêu em”. - Nghệ thuật so sánh hơn, kém giữa tôi và người tình em đã chọn. Đồng thời là sự khẳng định tình yêu đằm thắm chân thành của mình. Trong so sánh còn thể hiện lời nhắn nhủ cao thượng. => Bài thơ đã tôn vinh phẩm giá con người. Đó là con người biết yêu say đắm, yêu hết mình, chân thành, đằm thắm. Song tình yêu cũng có lúc đau khổ nhưng con người biết nhận sự đau khổ về mình, có lí trí, sáng suốt để kìm nén tình cảm của mình- Nhất là tình yêu đơn phương. 6. Nghệ thuật : - Ngôn ngữ thơ giản dị trong sáng hàm súc. - Giọng điệu thơ chân thực , sinh động, lúc phân vân, lúc ngập ngừng, khi kiên quyết, day dứt.. 7. Ý nghĩa văn bản: Dù trong hoàn cảnh và tình yêu thế nào, con người cần phài sống chân thành, mãnh liệt cao thượng và vị tha. Ghi nhớ: SGK. NGƯỜI TRONG BAO A.P.SÊ KHỐP. 1- Tác giả An-tôn-Páp-lô-vích Sê khốp (1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất, đại diện cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga. - Ông sinh ra trong gia đình buôn bán ở thị trấn Ta-gan-rốc , bên biển A-dốp. - Ông vừa làm bác sĩ, vừa viết báo, văn, tham gia công việc xã hội. - 1887, ông nhận giải thưởng Pu-xkin của viện Hàn lâm khoa học Nga. - Từ 1890, ông cho ra đời nhiều kiệt tác. - 1900, ông được bầu vào Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga. - Ông chết vì bệnh phổi tại Đức. + Sự nghiệp: - Hơn 500 truyện ngắn. Nội dung phê phán xã hội bất công, thói cường bạo của giai cấp cầm quyền, sự bất lực của giới trí thức và sự xa đọa tinh thần của họ. Đồng thời ông thể hiện sự đồng cảm với người lao động và tin tưởng vào nhân dân, đất nước Nga. 2. Văn bản : a- Xuất xứ: -Xã hội Nga trong bầu không khí bảo thủ nặng nề, cuối TK XIX, xã hội ấy đẻ ra lắm sản phẩm người kì quái. - 1898, TP Người trong bao ra đời. Tác phẩm là một trong những truyện ngắn có chung chủ đề về cuộc sống tầm thường, trong vỏ ốc của giới trí thức Nga cuối thế kỉ XIX .Tác giả đặt ra vấn đề hãy tìm mọi cách thoát khỏi lối sống “trong bao” để làm cho cuộc sống có ý nghĩa tốt đẹp. b- Bố cục: + Phần 1(lược bỏ): Cuộc trò chuyện trong gian nhà kho giữa hai người đi săn về muộn. + Phần 2: Cuộc đời và tính cách của Bê-li –cốp. + Phần 3 (lược bỏ)Nhận xét của bác sĩ. c- Chủ đề: Truyện miêu tả cuộc đời, tính cách của Bê-li-cốp là con người tầm thường, hèn nhát, bạc nhược đến thảm hại đã đầu độc tâm hồn con người Nga trong những năm cuối TK XIX đầu XX. 3- Nhân vật Bê-li-cốp + Chân dung: “cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt như mặt chồn”. + Tính cách: “ hắn nổi tiếng vì cách ăn mặc, phục sức khác người. Đó là giày cao su và cái ô gắn liền với Bê-li-cốp quanh năm và từng làm cho hắn nổi tiếng”.=> Chi tiết làm cho hắn trở thành bức chân dung biếm họa. - Những chi tiết như : đồng hồ, dao, cổ áo, bông nhét lỗ tai, mũi, buồng ngủ, chăn giường….đã phụ họa cho nhân vật trở thành lố bịch + Hình ảnh cái bao. Cái bao được miêu tả tới 12 lần. - Những đồ vật Bê-li-cốp sử dụng đều có bao che. Phải chăng Bê-li-cốp có khát vọng thu mình trong vỏ, tạo ra cái bao để bảo vệ hắn khỏi ảnh hưởng bên ngoài. - Sống giữa mọi người, với mọi người, khát vọng ấy trở nên khó hiểu, trái khoáy, lập dị. - Bê-li-cốp nhút nhát, ghê sợ hiện tại lại say mê, tôn sùng quá khứ (mê tiếng hát Hi-Lạp cổ). - Bê-li-cốp thích sống theo lối thống trị, chỉ thị máy móc, giáo điều, khuôn rập như một cái máy vô hồn. Năm lần tác giả nhắc lại ý nghĩ: “ sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì”. Khi ngủ, hắn “trùm chăn kín mít, thấy rờn rợn và sợ nhỡ xảy ra chuyện gì”. - Bản thân nỗi sợ hãi cũng là một cái bao. Đó là cái bao vô hình, cái bao trong tưởng tượng mà Bê-li-cốp lẩn mình trong đó. + Bê-li-cốp luôn hài lòng, thỏa mãn vì lối sống cổ lỗ của mình. Y cho rằng sống như Y mới là sống, mới là người có trách nhiệm, là người công dân tốt. Người viên chức biết giữ thái độ với cấp trên. -Bê-li-cốp không biết mọi người đangghê tởm, khinh ghét Y như thế nào? - Y khó chịu vì cách sống của chị em Va len ca (đi xe đạp). Y không biết tại sao: Anh chàng Cô va len cô lại đối xử thô bạo, bất nhã với y như vậy! => Anh không hiểumọi người, không hiểu xã hội mà anh đang sống. è Bê-li-cốp là người hèn nhát, cô độc, máy móc giáo điều thu mình trong bao mà vẫn cảm thấy yên tâm, sung sướng, hạnh phúc, mãn nguyện. - Bê-li-cốp đại diện chotính cách sống điển hình của một kiểu người, kiểu trí thức xã hội Nga cuối TKXIX. Kiểu người này chỉ chấm dứt xã hội mới phát triển được. 4- Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả qua đối thoại + Qua đối thoại, nhân vật bộc lộ tính cách: - Đi xe đạp đi chơi là chuyện bình thường nhưng thời Bê-li-cốp là lạ lùng, mới mẻ- Nhất là phụ nữ cưỡi xe đi chơi lại càng kho chấp nhận. Bê-li-cốp đã nhắc nhở Cô va len cô: “Anh đã đi xe đạp và cái trò giải trí ấy không hợp với một tư thế của “một nhà giáo dục thiếu niên”. Anh giải thích: “ Nếu thầy giáo đi xe đạp thì học sinh sẽ làm gì? Lũ trẻ chỉ thiếu đi đầu xuống đất thôi. Vả lại không có chỉ thị nào cho phép thì ta không được làm”. - “ Tôi chỉ muốn nhắc anh…Anh mặc áo thêu ra đường, đi ngoài phố, lúc nào anh cũng cầm theo sách này, sách nọ…chuyện đi xe đạp đến tai ông hiệu trưởng, rồi đến tai ông thanh tra….Lúc ấy thì con ra cái thể thống gì nữa”. + Thái độ của Bê-li-cốp trước Cô va len cô. - Cô va len cô dọa: “Con nào, thằng nào thò mũi vào chuyện riêng nhà ta, ta cho đi chầu Diêm Vương tất”. Bê-li-cốp tái mặt. - Hắn tỏ ra tức giận: “Tôi cũng yêu cầu anh khi có mặt tôi, đừng bao giờ ăn nói như thế với cấp trên. Anh cần phải có thái độ kính trọng đối với chính quyền”. =>Thái độ kính trọng với chính quyền mà hắn yêu cầu ở đây cũng là một cái bao, thứ vỏ bọc che đậy tâm lí hèn nhát, run sợ trước quyền hành. Hắn sợ đủ thứ: sợ bị nghe thấy, sợ bị xuyên tạc, vu cáo. 5- Thái độ của Bê –li-cốp qua giọng điệu của người kể + Đọan cuối truyện được thuật lại với giọng điệu giễu cợt, châm biếm. - “Đôi giày cao su lộc cộc đập vào bậc gỗ” nhắc ta nghĩ tới đôi giày đi quanh năm ấy. Sau khi ngã, đứng dậy, động tác đầu tiên là: “là sờ lên mũi xem cặp kính có còn nguyên vẹn không?” Bị ngã mà sợ biến thành trò cười cho thiên hạ và “ sợ chuyện sẽ đến tai ngài hiệu trưởng, ngài thanh tra”. Rồi “ người ta sẽ ép mình về hưu”. - Giọng kể rất trầm tĩnh. Bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng giấu bên trong là sự bức xúc, trăn trở. - Giọng kể rất tự nhiên nhưng phơi bày nghịch lí đời thường của xã hội Nga thời kì đó. Một tiếng cười có thể chấm dứt cuộc đời. Cái chết có thể làm cho người ta mừng vì được chiu vào bao:”Bấy giờ khi nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí có vẻ còn tươi tỉnh nữa. Cứ hệt như hắn mừng rằng; cuối cùng hắn được chiu vào cái bao mà từ đó không bao giờ phải thoát ra nữa. Phải rồi, thế là hắn đã đạt được mục đích cuộc đời”. + Bê-li-cốp chết nhưng nhân vật mang tính điển hình - Sau khi chôn, “chúng tôi đều thấy nhẹ nhàng thoải mái” nhưng “chưa đầy một tuần sau cuộc sống lại diễn ra như cũ”. Bê –li- cốp đã về âm phủ nhưng bao nhiêu Bê-li-cốp nữa xuất hiện. “Trên thực tế còn bao nhiêu là người trong bao”.=> Nhân vật Bê-li-cốp mang tính điển hình của xã hội Nga thời bấy giờ. * Hình ảnh cái bao – một sáng tạo độc đáo của tác giả. -Cái bao, nghĩa đen: vật dụng để bao, gói, đựng đồ vật. -Nghĩa bóng: Chỉ lối sống,tính cách của nhân vật bê-li-cốp. -Nghĩa biểu tượng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao. XH Nga cuối TK XIX là một cái bao khổng lồ, trói buộc tù hãm, ngăn chặn tự do của mọi người. Vì thế không thể thay đổi tên gọi của truyện. Ngày nay, hiện tượng này vẫn còn. Chỉ khi nào mỗi cá nhân ý thức được mục đích, cách sống của mình phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội thì mới hết người trong bao. 6. Nghệ thuật : - Xây dựng nhân vật điển hình; mang tính biểu tượng cho một giai tầng XH. - Giong điệu kể chuyện một cách chậm rãi, u buồn, giễu cợt một cách sâu cay. 7. Ý nghĩa văn bản : Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với cái “bao” chuyên chế và khát vọng được sống là mình, loại bỏ lối sống “trong bao” , thức tỉnh “con người không thể sống mãi như thế được”, 8.Ghi nhớ: SGK. NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN. (Trích Những người khốn khổ - V. Huygô) 1- Tác giả + Huy- Gô ( 1802- 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của Pháp. + Những tác phẩm: - Thơ: Những khúc ca phương Đông (1829) – Lá thu (1931) Trừng phạt (1853) – Mặc tưởng (1856). - Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pa -ri ( 1931) – Những người khốn khổ ( 1862) – Kịch: Éc- Na -ni ( 1830). 2- Tóm tắt Những người khốn khổ. - Giăng Van -Giăng từ người tù khổ sai trở thành thị trưởng một thành phố. - Ông là một người lao động nghèo khổ, vì thương cháu đói, đập vỡ tủ kính lấy chiếc bánh mì mà bị kết án 19 năm tù khổ sai. - Ra khỏi tù, nhờ cảm hóa của giáo mục Mi- ri-en. Ông trở thành người tốt, đổi tên là Ma –đơ- len, mở nhà máy trở nên giàu có, giúp đỡ mọi người và được cử làm thị trưởng một thành phố. + Trở về với tên thật của mình. -Tên mật thám Gia- ve vẫn nghi ngờ, ngày đêm theo dõi Ma- đơ- len. - Trong nhà máy của ông có cô thợ trẻ Phăng- Tin. Vì nhẹ dạ, bị bạc tình, cô có một đứa con. Cô bị đuổi ra khỏi nhà máy. Phăng- Tin phải gửi con nhà vợ chồng Tê- nác- đi- ê độc ác. Chị phải bán tóc, bán răng để lấy tiền gửi nuôi con. - Phăng -Tin bị gã tư sản Ba –ma- ta -boa trêu chọc tàn nhẫn trong lúc Phăng -tin ốm, liền bị Gia- ve bắt bỏ tù. Nay nhờ có Ma- đơ- len can thiệp nên thoát nạn và Ma -đơ -len đưa Phăng -Tin vào bệnh xá. Trong khi đó, Ma- đơ -len quyết định ra đầu thú để cứu Săng- ma- chi -ơ bị bắt oan ( Vì nghi là Giăng Van- Giăng). Ông trở lại với tên thật của mình- tù khổ sai Giăng Van- Giăng. + Có mặt trên chiến lũy, vì hạnh phúc của mọi người. - Vào từ, Giăng Van- Giăng lại vượt ngục tìm Cô- Dét (Con của phăng- tin), giữ lời hứa với nàng. Ông đưa Cô- dét về sống ở Pa -ri. - Cuộc khởi nghĩa của nông dâ chống chính quyền nổ ra (6-1832), Nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm như; cụ Ma bốp, chàng sinh viên Ăng giôn rát, cháu bé Ga –vơ- rốt. Ông cứu sống Ma –ri- uýt- người yêu của Cô -dét và tha chết cho Gia- ve. - Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, ông vun đắp cho tình yêu của Ma –ri- uýt và Cô -dét và cuối cùng chết trong cảnh cô đơn. 3- Văn bản a- Bố cục + Phần đầu : “Đầu => Chị rùng mình”:Giăng Văn-Giăng chưa mất hết uy quyền. + Phần 2: “ Tiếp…..đã tắt thở”
File đính kèm:
- de cuong on tap van 11cb hk2.doc