Đề cương Ôn tập học kỳ II môn: Công nghệ 10

pdf3 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 6024 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Ôn tập học kỳ II môn: Công nghệ 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
SỞ GD & ĐT KON TUM 
TRƢỜNG THPT CHUYÊN 
NGUYỄN TẤT THÀNH 
ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II 
Môn: Công nghệ l0. 
 Lớp: 10A3 
Câu 1: Lai kinh tế và lai gây thành: 
- Lai kinh tế: là phương pháp cho lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản 
xuất cao hơn. Tất cả con lai đều sử dụng để nuôi lấy sản phẩm, không dung để làm giống. 
 Sơ đồ lai kinh tế đơn giản Sơ đồ lai kinh tế phức tạp 
- Lai gây thành: là phương pháp lai hai hay nhiều giống, sau đó chọn lọc các đời lai tốt để 
nhân lên tạo thành giống mới. 
So sánh lai kinh tế và lai gây thành 
Nội dung Lai kinh tế Lai gây thành 
Giống nhau - Cho lai 2 hoặc 3 giống trở lên giao phối với nhau. 
- Con lai mang một phần kiểu gen của các giống bố mẹ 
Khác nhau 
Khái niệm: 
Mục đích 
-Lai gây thành là phƣơng pháp lai 
hai hay nhiều giống để tạo ra con lai 
có sức sản xuất cao 
- Con lai chỉ đƣợc sử dụng để làm 
sản phẩm 
- Lai gây thành là phƣơng 
pháp lai hai hay nhiều 
giống, sau đó chọn các đời 
con lai tốt nhất để tạo nên 
giống mới 
- Con lai đƣợc đem vào làm 
giống 
 2 
Câu 2: Quy trình sản xuất gia súc giống: 
- Bước 1: Chọn lọc và nuôi dưỡng gi súc bố mẹ. 
- Bước 2: Phối giống và nuôi dưỡng gia súc mang thai. 
- Bước 3: Nuôi dưỡng gia súc đẻ, nuôi con và gia súc non. 
- Bước 4: Cai sữa và chọn lọc để chuyển sang nuôi giai đoạn sau, tùy mục đích. 
Câu 3: Quy trình cấy truyền phôi bò: 
- Bước 1: Gây động dục hàng loạt ở bò cho phôi và bò nhận phôi. 
- Bước 2: Gây rụng trứng nhiều ở bò cho phôi. 
- Bước 3: Phối giống bò cho phôi với đực giống tốt. 
- Bước 4: Thu hoạch phôi. 
- Bước 5: Cấy phôi cho bò nhận phôicó chửa, sinh sản bình thường đàn bò con 
cùng giống với bò cho phôi. 
Câu 4: Các loại thức ăn tự nhiên của cá. Biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn 
tự nhiên. 
- Các loại thức ăn tự nhiên của cá: 
+ Các loại muối hòa tan 
+ Thực vật phù du: sống trôi nổi trong nước như: tảo lam, tảo lục tảo silicvà vi 
khuẩn 
+ Động vật phù du: các loại bọ, chân kiếm, chân chèo 
+ Thực vật bậc cao: rong, rêu, bèo 
+ Động vật đáy: các loại ốc, giun 
+ Chất vẩn: mùn bã hữu cơ, sản phẩm phân hủy 
- Biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn trong tự nhiên: 
 Bón phân cho vực nước 
+ Phân hữu cơ: Phân bắc, phân chuồng (đã ủ kĩ), phân xanh 
+ Phân vô cơ: phân đạm, phân lân 
 Quản lý và bảo Vệ nguồn nước 
+ Quản lý: mực nước, tốc độ dòng chảy và chủ động thay nước khi cần thiết 
+ Bảo vệ nguồn nước: tăng nguồn dinh dưỡng trong nước nhưng không để bị ô 
nhiễm 
Câu 5: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi. 
- Nguyên lí: Cấy các chủng nấm men hay vi khuẩn có ích vào thức ăn và tạo điều kiện thuận 
lợi để chúng phát triển, sản phẩm thu được sẽ là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn. 
- Quy trình: 
Quy trình chế biến bột sắn giàu protein 
 3 
Câu 6: Yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi. 
a. Địa điểm xây dựng: 
- Yên tĩnh, giảm stress cho vật nuôi. 
- Không gây ô nhiễm khu dân cư. 
- Thuận tiện cho việc chuyên chở thứ ăn và xuất bán sản phẩm. 
b. Hƣớng chuồng : 
- Mùa đông ấm áp, mùa hè thoáng mát. 
- Đủ ánh sáng nhưng tránh nắng quá gắt. 
c . Nền chuồng: 
- Có độ dốc vừa phải, không đọng nước. 
- Bền chắc, không trơn, khô ráo, ấm áp. 
d. Kiến trúc xây dựng: 
- Thuận tiện cho chăm sóc ,quản lí 
- Phù hợp với đặc điểm sinh lí để vật nuôi sinh trưởng phát dục tốt. 
- Có hệ thống xử lí chất thải hợp vệ sinh. 
Câu 7: Tầm quan trọng của việc xử lí chất thải trong chăn nuôi. Lợi ích của việc xử lý 
chất thải bằng bioga. 
- Tầm quan trọng của việc xử lí chất thải trong chăn nuôi: Các khu vực chăn nuôi 
thường bị các chất thải như phân, nước tiểu làm ô nhiễm môi trường, nguồn nước, 
không khí, có hại cho sức khỏe con người và tạo điều kiện để bệnh lây lan thành 
dịch, ảnh hưởng đến sản xuất. 
- Lợi ích của việc xử lí chất thải bằng công nghệ biôga: 
+ Giảm ô nhiễm môi trường. 
+ Tạo nguồn nhiên liệu cho nhu cầu sinh hoạt. 
+ Tăng hiệu quả nguồn phân bón cho trồng trọt. 
------- HẾT ------- 
Ngƣời soạn: Hiếu Tumi 

File đính kèm:

  • pdfDe cuong kon tum.pdf