Đề cương ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 4

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên: .. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII
MÔN : LỊCH SỬ
Câu 1: Hãy cho biết đến thời nào, giáo dục được phát triển và chế độ đào tạo mới thực sự được quy định chặt chẽ trong các thời dưới đây ?
Thời Lý. 
Thời Trần.
Thời Hậu Lê. 
Thời Đinh.
Câu 2: Việc làm nào dưới đây thể hiện rõ nhất nhà Hậu Lê rất chú trọng đến việc tôn vinh người có tài ?
Nhà nước tổ chức lễ xướng danh (lễ đọc tên người thi đỗ).
Lễ vinh quy (lễ đón tiếp người đỗ đạt cao về làng).
Khắc tên người đỗ cao ( Tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
Câu 3: Hãy cho biết nội dung học tập, thi cử của nhà hậu Lê là nội dung nào dưới đây ?
Phật giáo 
Văn học.
Nho giáo
 Chữ viết.
Câu 4: Hãy cho biết những ai là người có nhiều tác phẩm sáng tác bằng chữ Nôm trong những người dưới đây ?
Lê Thánh Tông – Nguyễn Mộng Tuân.
Lê Thánh Tông – Lý Tử Tấn.
Lê Thánh Tông – Nguyễn Trãi.
Câu 5: Những biểu hiện suy yếu của nhà Hậu Lê ?
Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và xây cung điện.
Quan lại chia bè phái, đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lợi.
Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc. 
Cả ba ý trên.
Câu 6: ** Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lí đất nước ?
Vẽ bản đồ đất nước.
Quản lý đất nước không cần định ra pháp luật.
Cho soạn bộ luất Hồng Đức.
 ** Ngày nay nhà nước ta còn kế thừa những nội dung cơ bản nào của Bộ luật Hồng Đức ?
Bảo vệ quyền lơi của vua, quan lại, địa chủ.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Câu 7: Hãy cho biết thời hậu Lê, nền văn học nào dưới đây chiếm ưu thế ?
Văn học chữ Hán.
Văn học chữ Nôm
Văn học chữ Quốc ngữ
Văn học chữ Hán – Nôm.
Câu 8 : Nhà hậu Lê đã làm gì để phát triển giáo dục ?
Câu 9: Hãy cho biết địa danh nào dưới đây được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới ngày 5 tháng 12 năm 1999 ?
Thăng Long . 
Phố Hiến.
Hội An.
Thị Nại.
Câu 10 : Vào thời Trịnh – Nguyễn, các cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?
Đất nước bị chia cắt.
Nhân dân cực khổ.
Sản xuất không phát triển được.
Cả 3 ý trên.
Câu 11 : Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để nói về kết quả của cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong.
	Ruộng đất.., xóm làngvà phát triển. Tình đoàn kết .ngày càng
Câu 12: Hãy cho biết chi tiết nào chứng tỏ chúa Nguyễn rất quan tâm đến việc khai khẩn đất hoang ?
Nông dân, quân lính được phép mang cả gia đình vào phía nam khẩn hoang, lập làng, lập ấp và được cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ.
Họ được cấp tiền để đi đường. 
Họ được cấp nhà cửa tại nơi ở mới.
Họ được cấp xe, ngựa để đi khai hoang.
Câu 13: ** Trong 50 năm, họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bao nhiêu lần ?
3 lần
5 lần
6 lần
7 lần.
** Trịnh – Nguyễn phân tranh đã gây hậu quả cho nhân dân thế nào?
Câu 14: Lí do nào Quang Trung cho quân sĩ ăn Tết trước, khi tiến quân ra đến Tam Điệp ?
Cho quân ăn Tết trước để nếu có người hi sinh thì đã được ăn Tết rồi.
Aên Tết trước, quân lính được nghỉ ngơi, có sức khỏe để đánh giặc.
Cho quân lính ăn Tết trước để khích lệ họ chiến đấu.
Bất ngờ tấn công quân Thanh vào đúng dịp Tết, chúng mải lo ăn Tết nên không phòng bị.
Câu 15: Quang Trung có những biện pháp gì trong các biện pháp dưới đây về văn hóa, giáo dục ?
Cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm.
Coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia.
Chữ Nôm được dùng trong thi cử và nhiều sắc lệnh của nhà nước.
Cả ba ý trên.
Câu 16: Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, làm chủ toàn bộ vùng đất Đàng Trong,Nguyễn Huệ đã quyết định việc gì dưới đây ?
Tiến quân ra Nghệ An, xây dựng kinh đô ở đây.
Tiến quân vào Nam, xây dựng chính quyền riêng cho vững mạnh.
Tiến quân ra Phú Xuân (Huế).
Tiến quân ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
Câu 17: Những biện pháp dưới đây có phải là chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của vua Quang Trung hay không ?
Cho đúc tiền đồng mới.
Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới, cho dân hai nước tự do trao đổi hàng hóa.
Cho mở cửa biển để thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
Cả 3 ý trên. 
Câu 18 : ** Nội dung của “chiếu khuyến nông” là :
Chia ruộng đất cho nông dân
Chia thóc cho nông dân
Đào kênh mương dẫn nước vào ruộng
Lệnh cho nông dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
	** Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm nhằm: 
Phát triển kinh tế
Bảo vệ chính quyền
Bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
Câu 19: Hãy sắp xếp bốn ông vua đầu triều Hậu Lê theo thứ tự thời gian từ trước đến sau:
Lê Nhân Tông.
Lê Thánh Tông.
Lê Thái Tổ.
Lê Thái Tông.
Theo thứ tự từ trước đến sau là: 
Câu 20: Bản đồ đầu tiên của đất nước ta được vẽ vào thời vua nào?
Câu 21: Trong giáo dục nhà Hậu Lê có những việc làm sau:
	- Dựng nhà Thái học, dựng lại Quốc Tử Giám.
	- Xây trường học có chỗ ở cho học sinh và có cả kho sách.
	- Quốc Tử Giám không chỉ thu nhận con cháu vua quan mà đón nhận cả con em gia đình thường dân đến học, nếu học giỏi.
	- Ở các địa phương, nhà nước cũng mở trường công bên cạnh trường tư.
	Hãy cho biết việc làm nào thuộc tổ chức học tập, việc làm nào là khuyến khích học tập .Ghi và sắp xếp đúng cột.
Tổ chức học tập
Khuyến khích học tập.
..
..
..
..
..
..
..
..
Câu22 : Nối ? 
A
B
“Chiếu khuyến nông”
Phát triển giáo dục
Mở cửa biển, mở cửa biên giới 
Phát triển buôn bán
“Chiếu lập học” 
Phát triển nông nghiệp.
Câu 23: Em hãy cho biết căn cứ dựng cờ khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn ở vùng Tây Sơn thượng đạo, nay thuộc địa danh nào dưới đây ?
Quy Nhơn, Bình Định.
Kon Tum, Gia Lai.
An Khê, Gia Lai.
Trà Bồng, Quảng Ngãi.
Câu 24: Quân của Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long bằng cách nào trong các cách dưới đây ?
Bằng đường thủy.
Bằng đường bộ – đi bộ.
Bằng đường bộ – đi ngựa. 
Bằng cả đường bộ và đường thủy.
Câu 25: Biết tin Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc đánh quân Thanh, tướng Tôn Sĩ Nghị có thái độ như thế nào?
Rất sợ hãi, lo lắng.
Bàn mưu, tính kế để chống lại.
Ngạo mạn, tỏ ý khinh thường.
Chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng đối phó.
Câu 26: Hãy cho biết nội dung của “chiếu khuyến nông” và tác dụng của chính sách đó ?
* Nội dung
* Tác dụng:
Câu 27: Em có biết để xây dựng kinh thành Huế, nhà Nguyễn đã huy động bao nhiêu người dân ?
Hàng trăm người.
Hàng chục nghìn người.
Hàng chục vạn người.
Hàng triệu người.
Câu 28: Ngoài cung điện, các vua Nguyễn còn cho xây dựng gì ở Huế ?
.
Câu 29: Em hãy sắp xếp lại các sự kiện dưới đây cho đúng với thứ tự trong chiến thắng Chi lăng ?
Khi ngựa của chúng bì bõm vượt qua đầm lầy, thì bỗng nhiên pháo hiệu nổ vang như sấm dậy. Lập tức từ hai bên sườn núi, những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống.
Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộở phía sau đang lũ lượt chạy.
Lọt vào giữa các trận địa “mưa tên”, Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết. Quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta từ hai bên sườn núi và lòng khe, nhất tề xông ra tấn công.
Quân địch hoảng loạn, lại nghe tin Liễu Thăng tử trận, càng khiếp sợ. Hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.
Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân đánh vào lạng Sơn. Mờ sáng chúng đến cửa ải Chi Lăng. Kị binh ta ra nghênh chiến, rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
Thứ tự là: ..
Câu 30: Nguyễn Aùnh lên ngôi vua đã lấy niên hiệu nào trong các niên hiệu dưới đây ?
Hiệp Hòa 
Kiến Phúc
Gia Long
Đồng Khánh
Câu 31: Kinh thành Huế được xây dựng bằng nguyên vật liệu gì dưới đây ?
Các loại đá, gỗ, vôi, gạch ngói.
Các loại đá.
Sắt thép, xi măng
Đất sét.
Câu 32: Nguyễn Aùnh lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Nguyễn và đóng đô ở đâu trong những địa điểm dưới đây ?
Thăng Long.
Phú Xuân.
Trung Đô.
Quy Nhơn
Câu 33: Ngày nay, quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là gì và vào thời gian nào?
Câu 34: Thứ quân nào dưới đây không thuộc quân đội nhà Nguyễn ?
Bộ binh.	 c) Tượng binh.
Thủy binh.	 d) Kị binh.
Câu 35: Khoanh tròn trước ý chứng minh các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai ?
Vua không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng.
Vua tự đặt ra luật pháp.
Vua tự điều hành các quan đứng ở đầu tỉnh.
Cả ba việc làm trên.
Câu 36: Dưới đây là tên một số di tích lịch sử và văn hóa. Em hãy điền thông tin cần thiết vào mỗi cột sao cho phù hợp với từng nội dung đó?
Tên di tích
Địa điểm
Được xây dựng dưới triều đại
Đền Hùng 
Phong Châu – Phú Thọ 
Thành Cổ Loa 
Hoa Lư 
Thăng Long 
Kinh thành Huế 

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON VBT SU 4KII.doc