Đề cương ôn tập học kỳ II Môn Văn : Lớp 10

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II Môn Văn : Lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
 MÔN VĂN : LỚP 10
PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Tác gia nguyễn Trãi
- Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi: 
+ Hai phương diện anh hùng và bi kịch
+ Nhiều tài năng trong một con người 
+ Nhà yêu nước người anh hùng, nhà văn hóa 
- Giá trị văn chương của Nguyễn Trãi 
+ Giá trị nội dung: Lí tưởng độc lập dân tộc và lí tưởng nhân nghĩa, vẻ đẹp tâm hồn người anh hùng vĩ đại và con người trần thế 
+ Giá trị nghệ thuật: kết tinh và mở đường cho sự phát triển văn học dân tộc
Tác gia Nguyễn Du 
 Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du
 Qua cuộc đời sự nghiệp văn học của Nguyễn Du, ta thấy ông là nghệ sĩ lớn có trái tim thông cảm với mọi kiếp người.
. Hiểu được thành tựu về tư tưởng và nghệ thuật cũng như vị trí của ông trong lịch sử văn học dân tộc.

Phú sông Bạch Đằng
 Trương Hán Siêu
 1. Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng. ND yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về chiến công lịch sử và chiến công thời Trần trên dòng sông Bạch Đằng. Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí, đức độ của con người, đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp của đất nước.
2. Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt: kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn, từ đó biết cách phân tích một bài phú cụ thể.
3. Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh, danh nhân lịch sử.

Bình Ngô đại cáo
 Nguyễn Trãi 
- Hiểu rõ những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật của “Đại cáo bình Ngô”- bản tuyên ngôn chủ quyền độc lập, áng văn yêu nước chói ngời tư tưởng nhân văn, kiệt tác văn học kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và văn chương
- Nắm vững đặc trưng cơ bản của thể cáo, đồng thời thấy được những sáng tạo của NT trong “Đại cáo bình Ngô”, rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm chính luận bằng thể văn biền ngẫu
- Giáo dục, bồi dưỡng ý thức dân tộc, trân trọng di sản văn hoá của cha ông.

Tựa “trích diễm thi tập”
 Hoàng Đức Lương
1. Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân.
2. Có thái độ trân trọng, tự hào về những di sản vật thể và phi vật thể.

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
 Ngô Sĩ Liên 
1. Hiểu được cái hay của một tác phẩm lịch sử mang đậm chất văn học.
2. Cảm phục và tự hào đức độ và tài năng của vị anh hùng dân tộc


Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
 Nguyễn Dữ
1. Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngô Tử Văn - đại diện cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà; qua đó củng cố lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức Việt.
2. Thấy được cái hay của nghệ thuật kể chuyện sing động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả truyền kì mạn lục.
Hồi trống Cổ Thành
1. Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa vườn đào cao đẹp của ba anh em kết nghĩa- một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
2. Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang trận chiến hào hùng.

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Chinh phụ ngâm - Đặng trần Côn
Diễn nôm Đoàn Thị Điểm
1. Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.
2. Về nghệ thuật, nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích.

Trao duyên
Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

1. Cảm nhận được tình yêu và nỗi đau khổ của Thuý Kiều trong đêm “Trao duyên”
- Hiểu được diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của TK trong đêm trao duyên. Qua đó thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ sâu sắc của ND đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của Kiều: đức hi sinh lòng vị tha.
- Một phần chủ đề bi kịch tình yêu tan vỡ được thể hiện một cách thiên tài: tài nhập vai rất sâu mà vẫn là ND, ngụn ngữ thơ điêu luyện tuyệt vời
2. Thấy được tài nghệ tuyệt vời của Nguyễn Du trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. 
Nỗi thương mình
(Trích Truyện Kiều) 
	Nguyễn Du	
1. Cảm nhận được thân phận đau đớn, tủi nhục của Kiều ở chốn lầu xanh và ý thức về nhân phẩm của nàng. hiểu được tình cảnh trớ trêu mà TK phải đương đầu (một thiếu nữ tài sắc tâm hồn trong trắng đó bị xã hội phong kiến xô đẩy vào cảnh ngộ đặc biệt) buộc phải chấp nhận thân phận kĩ nữ tiếp kýach làng chơi; ý thức sâu sắc của nàng về phẩm gía bản thân: nỗi niềm thương thân tủi phận; phản ánh sự chuyển biến ý thức cá nhân của con người trong VHTĐ
2. Hiểu được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong diễn tả tâm trạng nhân vật: Nghệ thuật tả cảnh và nội tâm nhân vật
 Chí khí anh hùng 
(Trích Truyện Kiều)
	Nguyễn Du 
1. Hiểu được “chí khí anh hùng” của Từ Hải và quan niệm anh hùng của Nguyễn Du.
2. Nắm được đặc trưng nghệ thuật trong việc tả nhân vật anh hùng của Nguyễn Du. 
PHẦN II: TIẾNG VIỆT
Khái quát lịch sử Tiếng Việt
1.Nắm được tri thức về nguồn gốc, quan hệ họ hàng và quan hệ tiếp xúc của tiến Việt với một số ngôn ngữ khác trong khu vực
2. Nhận thức rõ quá trình phát triển tiếng Việt gắn liền lịch sử dân tộc. Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Những yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt

- Nắm được những yêu cầu sử dụng tiếng Việt ở các phương diện : Phát âm, chữ viết, dùng từ, câu, cấu tạo văn bản, phong cách ngôn ngữ 
- Vận dụng được những yêu cầu trên vào việc sử dụng TV, biết phân tích đúng sai
- Rèn ý thức nói viết đúng chuẩn tiếng Việt
Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối 
1. Nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối. 
2. Luyện kĩ năng phân tích và kĩ năng sử dụng phép điệp và phép đối. 
3. Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để yêu quí, trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1. Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với đặc trưng cơ bản của nó. 
2. Có kĩ năng phân tích sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
PHẦN III : TẬP LÀM VĂN
Tính chuẩn xác, hấp dẫn 
của văn bản thuyết minh
:
1. Nắm được kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
2. Vận dụng kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hẫp dẫn.

Phương pháp thuyết minh

1. Hiểu được các phương pháp thuyết minh đã học ở THCS và THPT.
2. Có kĩ năng thực hành các bài văn thuyết minh.
Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
- Củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã học, đồng thời thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa các kĩ năng đó với kĩ năng lập dàn ý 
- Vận dụng các kĩ năng trên viết một đoạn văn thuyết minh có đề tài gần gũi với cuộc sống học công việc học tập cuả các em
Lập dàn ý bài văn nghị luận 
- Nắm được tác dụng của lập dàn ý và cách thức lập dàn ý của bài văn nghị luận 
- Lập được dàn ý cho bài văn nghị luận
- Có ý thức và dần tạo thói quen lập dàn ý trước khi viết các bài văn nghị luận trong nhà trường cũng như trong cuộc sống
Lập luận trong văn nghị luận
1. Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS: khái niệm về lập luận, cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và sử dụng các phương pháp lập luận 
2. Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận. 
3. Tich hợp với kiến thức văn học, tiếng việt và vốn sống thực tế
PHẦN IV:PHẦN LÝ LUẬN VĂN HỌC 
	Hiểu và bước đầu vận dụng các khái niệm nội dung và hình thức của văn bản văn học khi đọc hiểu tác phẩm văn học …., phân tích văn bản văn học.
	Rèn luyện kĩ năng phân tích và thẩm định các giá trị về nội dung và hình thức của văn bản văn bản văn học 
	

* Chú ý cấu trúc của đề gồm 3 câu 
	+ Câu :1 Dạng tái hiện kiến thức
	+ Câu :2 Vận dụng kiến thức . 
	+ Câu :3 Trình bày cảm nhận của bản thân.

File đính kèm:

  • docDe cuong on van 10.doc