Đề cương ôn tập học kỳ II – Môn Vật lý lớp 6 năm học 2012 – 2013

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II – Môn Vật lý lớp 6 năm học 2012 – 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN : VẬT LÝ – LỚP 6
NĂM HỌC : 2012 – 2013
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
	A. Khối lượng của chất lỏng tăng.	B. Khối lượng của chất lỏng giảm.
	C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.	D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một vật rắn?
	A. Khối lượng riêng của vật tăng.	B. Thể tích của vật tăng.
	C. Khối lượng của vật tăng.	
Câu 3: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
	A. Làm bếp bị đè nặng	.	B. Nước nóng tăng thể tích sẽ tràn ra ngoài.
	C. Lâu sôi	.	D. Tốn chất đốt
Câu 4: Nhiệt kế nào có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?
	A. Nhiệt kế thủy ngân.	B. Nhiệt kế y tế.
	C. Nhiệt kế rượu.
Câu 5: Nhiệt kế y tế dung để đo:
 A. Nhiệt độ của nước đá.	B. Thân nhiệt của con người.
 C. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi.	D. Nhiệt độ của khí quyển.	
Câu 6: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật có đặc điểm gì?
 	A.Giảm dần đi	B. Tăng dần lên
 	C. Không thay đổi	D.Có lúc tăng, có lúc giảm
 Câu 7: Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là:
	A. 700	B. 900	C. 800	D. 750
Câu 8: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là đặc điểm của sự bay hơi?
 A. Xảy ra trên bề mặt thoáng của chất lỏng.	B. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào.
C. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của một chất lỏng.	
D. Xảy ra đối với mọi chất lỏng.
Câu 9: Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì:
	A. Chỉ cần ít nước ngọt nhưng vẫn bán được đúng giá qui định của chai.
	B. Khi nóng lên, nước ngọt nở ra làm bật nắp hoặc vỡ chai.
	C. Khi mở chai, nước ngọt không bị văng ra ngoài.
Câu 10: Cách sắp xếp các chất nở ra vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng?
	A. Rắn, khí, lỏng.	B. Khí, rắn, lỏng.
	C. Rắn, lỏng, khí.	D. Lỏng, khí, rắn.
Câu 11: Trong nhiệt giai Xen-xi-út nhiệt độ của nước đá đang tan là:
	A. 700C	B. 900C	C. 800C	D. 750C
Câu 12: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự bay hơi?
	A. Tắm xong thấy lạnh hơn.
	B. Sự tạo thành mưa đá.
	C. Sương mai đọng trên lá cây.
Câu 13: Người ta thường dùng sắt thép chứ không dùng các kim loai khác để đúc bê-tông vì:
	A. Sắt, thép cứng	B. Sắt, thép rẻ tiền
	B. Sắt, thép bền	D. Sắt, thép và bê-tông có độ giãn nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 14: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước ........
	A. Không thay đổi	B. Giảm dần
	C. Tăng dần	D. Thay đổi
Câu 15: Hỏi đun nước ở tốc độ nâng nhiệt nào sau đây thì nước trong ấm bay hơi nhanh nhất?
	A. 10C/s	B. 20C/s	C. 30C/s 	D. 40C/s 
Câu 16: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?	A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
	B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc. 
II. TỰ LUẬN:
Câu 17: Tại sao tháp Epphen bằng Thép ở Pháp về mùa hè cao hơn mùa đông?
Câu 18: Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
Câu 19: 	a) Tính xem 45oC ứng với bao nhiêu oF ? 
 	b) Tính xem 77oF ứng với bao nhiêu oC ? 
Câu 20: Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lâp được bảng sau:
Thời gian (phút)
0
1
2
3
4
5
6
7
Nhiệt độ (OoC )
-2
-1
0
0
0
1
2
3
Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian.
Em hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của nước đá trong quá trình trên.
Câu 21: 
 Nhiệt độ
a) Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nào?
b) Hãy mô tả sư thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?
(0C)
 6
 4
 2
 0
 -2
 -4
 0 1 2 3 4 5 6 7 Thời gian (phút) 
Câu 22: Sương mù thường có về mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi mặt trời lên sương mù lại tan?
Phòng GD&ĐT NINH SƠN 	 KIỂM TRA HỌC KÌ II
Trường THCS TRẦN QUỐC TOẢN 	 Môn: Vật lý – Lớp : 6
	 NĂM HỌC : 2012 – 2013
	Thời gian: 45ph
 I. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1 
Sự nở vì nhiệt
Nhận biết sự nở vì nhiệt của các chất
Giải thích được sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Giải thích được sự nở vì nhiệt của chất rắn
Ứng dụng sự nở vì nhiệt của rắn
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
2(C1;8)
0,5
2(C2;7)
0,5
1(C13)
1,5
1(C11)
0,25
6
2,75
27,5% 
Chủ đề 2
Nhiệt kế, nhiệt giai
Nhận biết công dụng của nhiệt kế và nhiệt giai
Tính được 0C; oF
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
2(C3;9)
0,5
1(C14)
1,5
3
2,0
20%
Chủ đề 3
Sự chuyển thể của các chất
Nhận biết sự nóng chảy, sự bay hơi.
Hiểu được sự bay hơi
Giải thích đươc sự bay hơi và sự ngưng tụ
Giải thích được sự nóng chảy
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
4(C4,5,6,12)
1,0
1(C10)
0,25
1(C16)
2,0
1(C15)
2,0
7
5,25
52,5% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
8
2,0
20%
1
0,25
2,5%
7
7,75
77,5%
16
10,0
100%
Phòng GD&ĐT NINH SƠN 	 KIỂM TRA HỌC KÌ II
Trường THCS TRẦN QUỐC TOẢN 	 Môn: Vật lý – Lớp : 6
	 NĂM HỌC : 2012 – 2013
	Thời gian: 45ph
II. Đề :
A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
	Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một vật rắn?
	A. Khối lượng riêng của vật tăng .	B. Thể tích của vật tăng.	C. Khối lượng của vật tăng.	
Câu 2: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
	A. Làm bếp bị đè nặng	.	B. Nước nóng tăng thể tích sẽ tràn ra ngoài.
	C. Lâu sôi	.	D. Tốn chất đốt
Câu 3: Nhiệt kế nào có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?
	A. Nhiệt kế thủy ngân.	B. Nhiệt kế y tế.	C. Nhiệt kế rượu.
Câu 4: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật có đặc điểm gì?
 	A. Giảm dần đi	B. Tăng dần lên
 	C. Không thay đổi	D. Có lúc tăng, có lúc giảm
 Câu 5: Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là:
	A. 700C	B. 900C	C. 800C	D. 750C
Câu 6: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là đặc điểm của sự bay hơi?
 A. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.	B. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào.
C. Xảy ra đối với mọi chất lỏng	D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của một chất lỏng
Câu 7: Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì:
	A. Chỉ cần ít nước ngọt nhưng vẫn bán được đúng giá qui định của chai.
	B. Khi nóng lên, nước ngọt nở ra làm bật nắp hoặc vỡ chai.
	C. Khi mở chai, nước ngọt không bị văng ra ngoài.
Câu 8: Cách sắp xếp các chất nở ra vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng?
	A. Rắn, khí, lỏng.	B. Khí, rắn, lỏng.	C. Rắn, lỏng, khí.	D. Lỏng, khí, rắn.
Câu 9: Trong nhiệt giai Xen-xi-út nhiệt độ của nước đá đang tan là:
	A. 00C	B. 320C	C. 1000C	D. 2120C
Câu 10: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự bay hơi?
	A. Tắm xong thấy lạnh hơn.	B. Sự tạo thành mưa đá.
	C. Sương mai đọng trên lá cây.
Câu 11: Người ta thường dùng sắt thép chứ không dùng các kim loai khác để đúc bê-tông vì:
	A. Sắt, thép cứng	B. Sắt, thép rẻ tiền
	B. Sắt, thép bền	D. Sắt, thép và bê-tông có độ giãn nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 12: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?	A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
	B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc. 
B. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 13: Tại sao tháp Epphen bằng Thép ở Pháp về mùa hè cao hơn mùa đông?	(1,5 điểm)
Câu 14: (1,5 điểm)	
a) Hãy tính xem 45oC ứng với bao nhiêu oF ? 
b) Tính xem 77oF ứng với bao nhiêu oC ? 
Câu 15: (2,0 điểm) Nhiệt độ
a) Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nào?
b) Hãy mô tả sư thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?
(0C)
 6
 4
 2
 0
 -2
 -4
 0 1 2 3 4 5 6 7 Thời gian (phút) 
Câu 16: (2,0 điểm)
Sương mù thường có về mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi mặt trời lên sương mù lại tan? 
Phòng GD&ĐT NINH SƠN 	 KIỂM TRA HỌC KÌ II
Trường THCS TRẦN QUỐC TOẢN 	 Môn: Vật lý – Lớp : 6
	 NĂM HỌC : 2012 – 2013
	 Thời gian: 45ph
III.Đáp án và thang điểm:
A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
B
A
C
C
D
B
C
A
A
D
D
Điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
B. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Đáp án
Biểu điểm
Câu 7 : 
(1,5đ)
Vì mùa hè t.rời nóng tháp nở ra và cao lên
0,75đ
Về mùa đông trời lạnh tháp co lại và thấp xuống
0,75đ
Câu 8 : 
(1,5đ)
a) 45oC = OoC + 45oC
 = 32oF + (45 x 1,8oF)
 = 32oF + 81oF
 = 113oF
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b) 77oF = 32oF + 1,8.toC
 toC = (77oF - 32oF): 1,8
 toC = 25oC
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 9 : 
(2,0đ)
a) Nước
0,5đ
b) - Từ phút thứ 0 đến phút thứ 2 nhiệt độ của nước đá tăng dần
0,5đ
 - Từ phút thứ 2 đến phút thứ 4, nước đá nóng chảy,nhiệt độ không đổi
0,5đ
 - Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7, nhiệt độ của nước tăng dần
0,5đ
Câu 10 :
(2,0đ)
- Mùa lạnh
0,5đ
- Khi mặt trời mọc, sức nóng của mặt trời làm sương mù tan
1,5đ
Tổ trưởng duyệt	Giáo viên ra đề
	Đỗ Thanh Nhiếp

File đính kèm:

  • docKT HKII LY 6 MT DAP AN 12-13.doc
Đề thi liên quan