Đề cương ôn tập học kỳ II – năm học 2013 – 2014

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II – năm học 2013 – 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN VẬT LÍ 11 – CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

I. Gợi ý lí thuyết:
Chương IV. TỪ TRƯỜNG
1. Từ trường tồn tại ở đâu? Tính chất cơ bản của từ trường?
2. Tính chất của các đường sức từ?
3.Định nghĩa phương , chiều của cảm ứng từ tại một điểm của từ trường? Đơn vị đo cảm ứng từ?
4. Lực Lo-ren-xơ là gì?
Chương V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
1. Các cách làm biến đổi từ thông?
2. Định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ?
3. Định luật Len-xơ về chiều của dòng điện cảm ứng?
4. Dòng điện Fu-cô là gì? Các tác dụng có lợi? Cách hạn chế các tác dụng có hại của dòng điện Fu-cô?
5. Hiện tượng tự cảm? Độ tự cảm và đơn vị đo độ tự cảm? Suất điện động tự cảm là gì?
Chương VI. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
1. Định luật khúc xạ ánh sáng?
2. Chiết xuất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối là gì?
3. Hiện tượng phản xạ toàn phần? Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần? Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần?
Chương VII. CÁC DỤNG CỤ QUANG
1. Lăng kính là gì? Đường đi của tia sáng qua lăng kính?
2. Định nghĩa thấu kính mỏng? Các khái niện về trục chính, quang tâm, tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ, tiêu cự, tiêu diện?
3. Sự điều tiết của mắt? Điểm cực cận, điểm cực viễn?
4. Đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão và nêu cách khắc phục các tật đó?
5. Góc trông, năng suất phân li là gì? Sự lưu ảnh của mắt?
6. Nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn?
7. Số bội giác của kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn?

II. Các dạng bài tập:
Chương IV. TỪ TRƯỜNG
1. Xác định độ lớn, phương, chiều của vectơ cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài, tại tâm của dòng điện tròn và tại một điểm trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.
2. Xác định vec tơ lực từ tác dụng lên 1 đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.
3. Xác định độ lớn, chiều của Momen lực từ tác dụng lên 1 khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.
4.Xác định độ lớn, phương, chiều của lực Lo-ren-xơ.
Chương V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
1. Vận dụng được các công thức ; E; E =B.l.v.sin
2. Tính được suất điện động tự cảm trong ống dây khi dòng điện chạy qua nó có cường độ biến đổi đều theo thời gian.
3. Tính được năng lượng từ trường trong ống dây.
Chương VI. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
1. Vận dụng hệ thức của định luật khúc xạ ánh sáng
2. Vận dụng các điều kiện phản xạ toàn phần để giải bài tập về hiện tượng này
Chương VII. CÁC DỤNG CỤ QUANG
1. Tính góc ló, góc lệch và góc lệch cực tiểu của lăng kính
2. Vận dụng công thức D = 
3. Vẽ đường truyền của tia sáng qua thấu kính (hệ thấu kính đồng trục). Dựng ảnh của vật thật qua thấu kính.
4. Bài tập về công thức thấu kính và số phóng đại ảnh.
5. Bài tập về mắt cận mắt viến , mắt lão
6. Dựng ảnh của vật qua Kính lúp, Kính hiển vi, Kính thiên văn.
7. Bài tập về Kính lúp, Kính hiển vi, Kính thiên văn.
8. Bài tập về hệ thấu kính đồng trục.

II. LÍ THUYẾT CƠ BẢN
Từ thông: công thức, đơn vị. Giá trị của từ thông phụ thuộc vào góc như thế nào?
Từ thông qua một diện tích S của vòng dây (C) đặt trong một từ trường đều: 
F = BScosa; (a là góc hợp giữa và pháp tuyến )
Đơn vị từ thông là vêbe (Wb): 1Wb = 1T.1m2.
B: cảm ứng từ (T)
S: diện tích vòng dây (C)
α = 0, cosα = 1; F = BS
0 0; F >0
α = 90o, cosα = 0, F = 0
90o < α < 180o, cosα < 0; F < 0
Phát biểu định nghĩa hiện tượng cảm ứng điện từ và định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng.
Khi từ thông qua diện tích giới hạn bởi một mạch điện biến thiên thì trong mạch điện đó xuất hiện suất điện động cảm ứng. Nếu mạch điện đó là mạch điện kín thì suất điện động cảm ứng sẽ gây ra dòng điện cảm ứng.
Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua (C).
Suất điện động cảm ứng: định nghĩa, công thức. Phát biểu định luật Fa-ra-day.
Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra
	Định luật Fa-ra-đay về suất điện động cảm ứng tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch: 
	Công thức: ec = - .
Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng.
	Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
Định luật khúc xạ ánh sáng: 
	Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
	Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn luôn không đổi: = hằng số.

Thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần? Nêu điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
	Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ ánh sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
	Điều kiện để có phản xạ toàn phần: 
	Ánh sáng phải truyền từ môi trương chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém
 n2 < n1.
	Góc tới i phải lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần igh (với sinigh = ).
Lăng kính: cấu tạo, đường truyền của tia sáng đơn sắc qua lăng kính.
	Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa, ...), thường có dạng lăng trụ tam giác. Một lăng kính được đặc trưng bởi góc chiết quang A và chiết suất n.
	Lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng trắng truyền qua nó thành nhiều chùm sáng màu khác nhau. Đó là sự tán sắc ánh sáng bởi lăng kính.
	Tia ló ra khỏi lăng kính luôn luôn bị lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới.
Thấu kính là gì? Phân loại thấu kính. Công thức xác định vị trí của ảnh và độ phóng đại của ảnh.
Thấu kính là khối chất trong suốt được giới hạn bởi hai mặt cầu, một trong hai mặt có thể là mặt phẳng.
Theo hình dạng có hai loại thấu kính: Thấu kính lồi và thấu kính lõm
Theo tích chất của chùm tia ló có hai loại thấu kính: thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ.
	Công thức xác định vị trí ảnh:	= 
	Công thức xác định số phóng đại:	k = = -

Sự điều tiết của mắt. Điểm cực cận, điểm cực viễn và khoảng nhìn rõ của mắt.
Điều tiết mắt là sự thay đổi tiêu cự của mắt để tạo ảnh của vật luôn hiện ra trên màng lưới.
Khi nhìn vật ở cực cận mắt điều tiết tối đa: D = Dmax ; f = fmin.
Khi nhìn vật ở cực viễn mắt không điều tiết: D = Dmin ; f = fmax. Mắt không có tật thì điểm cực viễn ở vô cực.
Khoảng nhìn rõ của mắt từ điểm cực cận đến điểm cực viễn; đối với mắt thường có điểm cực cận cách mắt 25cm, điểm cực viễn ở vô cực
Cấu tạo của kính lúp. Số bội giác của kính lúp
Kính lúp là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để nhìn các vật nhỏ ở gần. Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm) dùng để tạo ảnh ảo lớn hơn vật nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
Độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực: G¥ = .
Cấu tạo của kính hiển vi. Số bội giác của kính hiển vi
	Kính hiển vi là dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt để nhìn các vật rất nhỏ ở gần. Kính hiển vi gồm vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu rất ngắn (vài mm) và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm). Vật kính và thị kính đặt đồng trục, khoảng cách giữa chúng không thay đổi.
	Độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực: G¥ = 
 11. Kính thên văn:
- Kính thiên văn khúc xạ: Gồm 2 bộ phận chính: 
+ Vật kính O1 : thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 dài.
+ Thị kính O2: Thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 ngắn,tác dụng giống như kính lúp.
+ 2 thâu kính được lắp đồng trục khoảng cách O1O2 có thể thay đổi được.
- Số bội giác của kính thiên văn Công thức: 




III.MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ BẢN

Bài 1: Một dây dẫn có chiều dài l = 5m, được đặt trong từ trường đều có độ lớn B = 3.10-2 T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn có giá trị 6A. Hãy xác đinh độ lớn của lực từ tác dụng lên dây dẫn trong các trường hợp sau đây:
	a) Dây dẫn đặt vuông góc với các đường sức từ ?
	b) Dây dẫn đặt song song với các đường sức từ ?
Bài 2: Một vòng dây tròn bán kính 5 cm đặt trong không khí.
	a) Khi cho dòng điện 15A chạy qua vòng dây. Tính cảm ứng từ do vòng dây gây ra tại tâm vòng dây?
	b) Khi cảm ứng từ do vòng dây gây ra tại tâm là 5.10-4 T. Tính cường độ dòng điện chạy qua vòng dây?
Bài 3: Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20cm trong không khí, có hai dòng điện cùng chiều, cùng cường độ I1 = I2 = 10A chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M khi:
	a) cách dây dẫn mang dòng I1 5 cm và cách dây dẫn mang dòng I2 25 cm.
	b) cách dây dẫn mang dòng I1 16cm và cách dây dẫn mang dòng I2 12cm.	
Bài 4: Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 10cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ I1 = 20A, I2 = 10A chạy qua. Xác định điểm N mà tại đó cảm ừng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra bằng 0.
Bài 5: Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều. Mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc các đường cảm ứng từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,6.106 m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là f1 = 2.10-6N. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4.107 m/s thì lực Lorenxơ f2 tác dụng lên hạt là bao nhiêu?
Bài 6: Một prôtôn bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với đường sức từ có vận tốc 3.107m/s, từ trường có cảm ứng từ 50 mT. Biết m = 1,67.10-27 kg
	a) Tính lực Lo-ren-xơ tác dụng lên prôtôn?	
	b) Tính bán kính quỹ đạo của prôtôn?
Bài 7: Một khung dây dẫn hình chữ nhật kích thước 10 cm x 20 cm đặt trong từ trường đều có B = 0,01 T. Các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc . Tính từ thông qua khung dây đó khi
a) = 600 ?	b) = 300 ?	c) = 900 ?
Bài 8: Một ống dây có chiều dài 31,4cm gồm có 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây 10cm2, dòng điện chạy qua cuộn dây có cường độ 2A đi qua.
a) Tính độ tự cảm của cuộn dây.
b) Tính từ thông qua mỗi vòng.
c) Tính suất điện động tự cảm trong ống dây khi ngắt dòng điện trong thời gian 0,1s.
Bài 9: Một khung dây dẫn có 1000 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung. Diện tích mặt phẳng bị giới hạn bởi mỗi vòng dây là 2dm2. Cảm ứng từ của từ trường giảm đều từ giá trị từ 0,5T đến 0,2 T trong thời gian s. Tính suất điện động cảm ứng trong mỗi vòng dây và trong toàn khung dây.
Bài 10: Ống dây điện hình trụ đặt trong không khí, chiều dài 20 cm, gồm có 1000 vòng, diện tích mỗi vòng S = 1000 cm2.
	a) Tính độ tự cảm L của ống dây?
	b) Dòng điện qua ống dây đó tăng đều từ 0 đến 5A trong 0,1 s. Tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây?
	c) Khi cường độ dòng điện qua ống dây đạt tới giá trị I = 5A thì năng lượng tích luỹ trong ống dây bằng bao nhiêu?
Bài 11: Cuộn dây có 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây 25cm2. Hai đầu cuộn dây được nối với điện kế. Trong khoảng thời gian 0,5s đặt hai cuộn dây đó vào trong một từ trường đều có cảm ứng từ B =10-2T, có đường cảm ứng từ song song với trục cuộn dây
	a) Tính độ biến thiên của từ thông.
	b) Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây.
	c) Tính cường độ dòng điện qua điện kế. Biết rằng điện trở cuộn dây 50.
Bài 12: Một ống dây có chiều dài 31,4 cm, N = 1000 vòng, diện tích mỗi vòng S = 10cm2, có dòng điện I = 2A đi qua.
	a) Tính từ thông qua mỗi vòng?
	b) Tính suất điện động cảm ứng trong mỗi dây khi ngắt dòng điện trong thời gian t = 0,1s?
Bài 13: Có một chất lỏng chiết suất n =/3 . Một tia sáng truyền từ không khí vào chất lỏng. Tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau. 
a) Tính góc tới của tia sáng?	
b)Tính góc khúc xạ? 
Bài 14: Một tia sáng SI truyền từ bán trụ thủy tinh ra không khí như hình vẽ. Biết chiết suất của không khí n2 1, của thủy tinh n1 =, α = 600.
a) Tìm góc khúc xạ của tia sáng khi đi ra không khí.
b) Giữ nguyên góc tới đưa khối thủy tinh vào trong nước tính góc khóc xạ, biết chiết suất của nước là 4/3.
c) Tìm vận tốc truyền ánh sáng trong thủy tinh, biết vận tốc truyền ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s
d) Tìm góc giới hạn phản xạ toàn phần
Bài 15: Cho một lăng kính thủy tinh có tiết diện là tam giác vuông cân đặt trong không khí. Góc chiết quang đối diện với mặt huyền. Nếu góc khúc xạ r1=300 thì góc tới mặt bên r2 bằng bao nhiêu?
Bài 16: Khi chiếu ánh sáng đơn sắc qua lăng kính tiết diện là tam giác đều. Tính góc lệch D 
i= 300
i=00
 với góc tới i1=450 thì góc khúc xạ r1 bằng góc tới r2. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính khi đó bằng bao nhiêu?
Bài 17: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Một vật sáng AB = 4 cm đặt vuông góc với trục chính A nằm trên trục chính cách thấu kính một đoạn d. Xác định vị trí ảnh, tính chất ảnh, chiều cao ảnh vẽ hình đúng tỉ lệ khi: 
	a) d = 60 cm?	
	b) d = 40 cm?	
Bài 18: Một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 40 cm. Một vật sáng AB = 2 cm đặt vuông góc với trục chính A nằm trên trục chính cách thấu kính một đoạn d. Xác định vị trí ảnh, tính chất ảnh, chiều cao ảnh vẽ hình đúng tỉ lệ khi: 
	a) d = 60 cm?	
	b) d = 40 cm??
Bài 19: Thấu kính phân kì có tiêu cự f = -10cm. Vật thật AB cho ảnh cùng chiều và cao bằng nửa vật. Vật cách thấu kính một đoạn bao nhiêu?
Bài 20: Thấu kính phân kì tiêu cự f = -30cm. Vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh A’B’ cách vật 15cm. Định vị trí, tính chất của vật và ảnh.
Bài 21: VËt AB = 2 (cm) n»m tríc thÊu kÝnh héi tô, c¸ch thÊu kÝnh 16cm cho ¶nh A’B’ cao 8cm. Kho¶ng c¸ch tõ ¶nh ®Õn thÊu kÝnh là bao nhiêu?
Bài 22: VËt s¸ng AB qua thÊu kÝnh héi tô cã tiªu cù f = 15 (cm) cho ¶nh thËt A’B’ cao gÊp 5 lÇn vËt. Kho¶ng c¸ch tõ vËt tíi thÊu kÝnh lµ bao nhiêu?
Bài 23: VËt s¸ng AB ®Æt vu«ng gãc víi trôc chÝnh cña thÊu kÝnh, c¸ch thÊu kÝnh mét kho¶ng 20 (cm), qua thÊu kÝnh cho ¶nh thËt A’B’ cao gÊp 3 lÇn AB. Tiªu cù cña thÊu kÝnh lµ bao nhiêu?	
Bài 24 : Một người cận thị dùng 1 tkpk có độ tụ D1 = -4dp mới có thể thấy những vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết.
	a) Hỏi khi không đeo kính thì người đó sẽ thấy vật nằm cách xa mắt mình nhất là bao nhiêu ?
	b) Nếu người ấy chỉ đeo kính có độ tụ D = -2 dp thì người ấy sẽ quan sát được vật xa nhất cách mắt 1 khoảng bao nhiêu? 
Bài 25: Một người dùng một kính lúp có tiêu cự 4 cm dùng để quan sát một vật nhỏ AB = 4 cm cách thấu kính một đoạn 2cm, mắt đặt sát kính.
 	a) Xác định vị trí của ảnh qua kính lúp và chiều cao của ảnh qua kính lúp?
	 b) Tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực?
Bài 26: Mắt của một người khi không dùng kính nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 10cm và khi dùng kính, nhìn rõ vật gần nhất cách mắt d2=15 m. Kính đeo sát mắt. Độ tụ của kính là bao nhiêu?
Bài 27: Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự f1=5mm và thị kính có tiêu cự f2=4cm. khoảng cách giữa thị kính và vật kính O1O2=16,5cm, cho Đ=25cm. Tính Độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực 
Bài 28: . Một kính lúp trên vành có ghi X5. Một người mắt chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 10cm đến 50cm dùng kính để quan sát một vật nhỏ, mắt đặt sát sau kính. Tính Độ bội giác khi ngắm chừng mà mắt không điều tiết 
Bài 29: Một kính thiên văn có tiêu cự của vật kính là f1=1m, tiêu cự của thị kính là f2=10cm. Một người có mắt chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 10cm dến 1m dùng kính thiên văn trên quan sát một thiên thể, mắt đặt sát sau thị kính. Tính Độ bội giác của kính khi ngắm chừng mà mắt không điều tiết là:
Bài 30: . Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự 1,2m và thị kính có tiêu cự 4cm. Một người có mắt không tật, quan sát Mặt Trăng bằng kính thiên văn nầy trong trạng thái mắt không điều tiết. Khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của ảnh khi đó là:
Bài 31: . Một kính thiên văn có tiêu cự của vật kính là 1m, tiêu cự của thị kính là 5cm. Một người mắt chỉ nhìn rõ các vật cách mắt tối đa 1m dùng kính thiên văn trên để quan sát. Độ bội giác khi ngắm chừng mà mắt không điều tiết là bao nhiêu?

























IV:MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA

ĐỀ 1
Câu 1: (1 điểm) Hãy nêu điều kiện để xãy ra hiện tượng phản xạ toàn phần ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. 
Câu 2: (1 điểm)Hãy nêu đặc điểm của cảm ứng từ tại một điểm M do dòng điện thẳng dài gây ra. 
Câu 3: (1,5 điểm)Nêu công dụng và cấu tạo của kính lúp, viết công thức tính độ bội giác của kính lúp trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực. 
Câu 4: (1 điểm)Một electron bay vào trong từ trường đều B = 4.10-4 T với vận tốc 2,5.106 m/s . Biết , qe = -1,6.10-19 C. Tính lực Lo-ren-xơ tác dụng lên electron.
Câu 5: (2 điểm) Dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 2A đặt trong chân không. 
a. Tính cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn một khoảng 10 cm
b. Điểm N cách dây dẫn một khoảng bao nhiêu nếu cảm ứng từ tại N có độ lớn 10-6T?
Câu 6: (3,5 điểm) Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm. Vật thật AB = 3cm đặt vuông góc với trục chính (A thuộc trục chính) trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn d1 = 30 cm. 
a. Xác định vị trí, tính chất, độ lớn của ảnh. Vẽ ảnh.
b. Dời vật gần thấu kính một đoạn a. Ảnh của vật ở vị trí này cũng có cùng độ cao như ảnh ban đầu. Tính a.

ĐỀ 2:
Bài 1( 2đ )
 Nêu định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần và điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Bài 2( 2đ )
 Dòng điện I = 1A chạy trong dây dẫn thẳng dài. Xác định cảm ứng từ gây ra tại điểm M cách dây dẫn 10cm. 
Bài 3( 2đ )
 Một ống dây dài l = 20cm có 100 vòng, diện tích mỗi vòng S= 20 cm2, có dòng điện I = 2A chạy qua.
a. Tính độ tự cảm của ống dây?
b. Tính suất điện động tự cảm trong cuộn dây khi dòng điện giảm xuống đến 0 trong thời gian ?
Bài 4( 4đ )
 Một vật sáng AB cao 8 cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự f1 = 10 cm và cách thấu kính một khoảng 20 cm.
a. Xác định vị trí, tính chất của ảnh tạo bởi thấu kính?
b. Ghép đồng trục với thấu kính trên bằng một thấu kính hội tụ L2 có tiêu cự f2= 20 cm, L2 sau L1 và cách L1 một đoạn 40cm. Xác định vị trí, tính chất ảnh của vật AB.









ĐỀ 3:
Câu 1: 1 điểm
	Hiện tượng tự cảm là gì?
Câu 2: 1,5 điểm
Một cuộn dây có tiết diện 200cm2 dài 50cm gồm 1000 vòng. Tính độ tự cảm của cuộn dây?
·
´
A

C

M

H

Câu 3: 1,5 điểm
Phát biểu và viết biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng.
Câu 4: 3 điểm
Cho hai dây dẫn thẳng dài song song, cách nhau 20cm , mang hai dòng điện ngược chiều I1 và I2 với I2 = 10A (không đổi). Hai dây vuông góc vớimặt phẳng hình vẽ (P) và cắt (P) tại hai điểm A và C . 
1. Cho I1 = 5A . Xác định cảm ứng từ tổng hợp (hướng và độ lớn) tại trung điểm của đoạn thẳng AC .
2. Gọi M là một điểm thuộc mặt phẳng (P) sao cho AM = 12 cm và CM = 16 cm. Tính I1 để vectơ cảm ứng từ tổng hợp tại M có phương trùng với đường cao MH (hình vẽ) . 
Câu 5: 3 điểm
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = 4dp. Biết vật AB đặt cách thấu kính một đoạn là 50cm.
1.Xác định vị trí, tính chất, độ phóng đại ảnh A’B’ của AB qua thấu kính? Vẽ hình.
 	2. Giữ nguyên vị trí vật, dịch chuyển thấu kính để vật qua thấu kính cho ảnh thật cao bằngvật. Hỏi phải dịch chuyển thấu kính theo chiều nào, và dịch chuyển một đoạn là bao nhiêu?


ĐỀ 4
Câu 1 : ( 2,0 đ )
Thế nào là lực Lorenxo? Cách xác định chiều lực đó ? Biểu thức
Nội dung định luật Snen- Đề các. Biểu thức 
Câu 2: ( 2,0 đ )
Một dây dẫn được uốn thành mạch điện phẳng có dạng hai hình vuông cạnh a = 10cm, b = 20 cm như hình vẽ. Mạch đặt trong một từ trường đều có vuông góc với mặt phẳng hai khung, cho B = 3,6.102 T. Dây dẫn có tiết diện 1 mm2, điện trở suất r = 1,5.10-6 Wm. Người ta cho từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian t = 10-2 s. Tính dòng điện qua mạch.

a
b









Câu 3: ( 2,0 đ)
Trong ống dây điện dài l=20cm gồm N=1000vòng, đường kính mỗi vòng 10cm, có I=2A chạy qua.
a.	Tính từ thông qua mỗi vòng dây?
b.	Tính suất điện động trong ống dây khi ngắt dòng điện với thời gian ngắt là 0,1s?
 c.	Suy ra hệ số tự cảm của ống dây?
Câu 4 : ( 2,0 đ )
Một tia sáng hẹp đi từ môi trường trong suốt có chiết suất n1 vào môi trường trong suốt có chiết suất n2 tia sáng hợp với mặt phân giới một góc bằng 530 Khi đó tia khúc xạ và tia phản xạ vuông góc với nhau tính góc giới hạn phản xạ trong trường hợp này.
Moät laêng kính coù chieát suaát laø n =.Chieáu moät tia saùng ñôn saéc thì thaáy coù goùc leäch cöïc tieåu laø 600.Tìm goùc chieát quang cuûa laêng kính
Câu 5 : ( 2,0 đ )
Cho hệ đồng trục gồm TKPK O1(f1=-18cm) và TKHT O2(f2=24cm) cách nhau một đoạn L. Vật sáng AB đặt trước O1 một đoạn 18cm. Định L để:
a. Hệ cho ảnh thật, ảnh ảo, ảnh xa vô cùng.
b. Hệ cho ảnh trùng vị trí với vật.
c. Hệ cho ảnh cao gấp 3 lần vật.

ĐỀ 5
Câu 1 : ( 2,0 đ )
Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ? Cách xác định suất điện động cảm ứng trong đoạn dây dẫn mang dòng điện chuyển động trong từ trường?
Cách khác phục tật viễn thị 
Câu 2: ( 2,0 đ )
Cho mạch điện như hình vẽ. E = 1,5 V, r = 0,1 W, MN = 1 m, RMN = 2,9 W, vuông góc với khung dây, B = 0,1 T. Bỏ qua điện trở các phần còn lại của khung dây. Thanh MN có thể trượt không ma sát trên hai thanh ray.
	a. Số chỉ của Ampère kế khi MN đứng yên? 
b. Thanh MN chuyển động đều sang phải với vận tốc v = 3 m/s. Tìm số chỉ của Ampère kế. 
	c. Để không có dòng điện qua mạch, MN phải chuyển động theo hướng nào? Với vận tốc bao nhiêu? 
N

M

A





Câu 3: ( 2,0 đ)
Mét ®iÖn tÝch cã khèi l­îng m1 = 1,60.10-27 kg, cã ®iÖn tÝch q1 = -e chuyÓn ®éng vµo tõ tr­êng ®Òu 
B = 0,4T víi vËn tèc v1 = 106 m/s. BiÕt .
	a. TÝnh b¸n kÝnh quü ®¹o cña ®iÖn tÝch
	b. Mét ®iÖn tÝch thø hai cã khèi l­îng m2 = 9,60.10-27 kg, ®iÖn tÝch q2 = 2e khi bay vu«ng gãc vµo tõ tr­êng trªn sÏ cã b¸n kÝnh quü ®¹o gÊp 2 lÇn ®iÖn tÝch thø nhÊt. TÝnh vËn tèc cña ®iÖn tÝch thø hai.

Câu 4 : ( 2,0 đ )
Moät ngöôøi nhìn moät hoøn ñaù döôùi ñaùy moät doøng suoái coù caûm giaùc hoøn ñaù naèm ôû ñoä saâu 0,8m .Chieàu saâu thöïc cuûa doøng baèng bao nhieâu ? neáu ngöôøi nhìn ñaù döôùi goùc 600 so vôùi phaùp tuyeán , chieát suaát cuûa nöôùc laø n = 
Thủy tinh thể của một mắt viễn thị tương đương một thấu kính hội tụ L có quang tâm cách võng mạc là 14cm. Để mắt thấy rõ vật ở vô cực mà không phải điều tiết thì phải đeo kính L1 có tụ số D1=+4điốp và cách mắt 1cm. Xác định viễn điểm của mắt và tiêu cự của thủy tinh thể khi không điều tiết.
Câu 5 : ( 2,0 đ )
Hệ đồng trục gồm TKHT O1(f1=20cm) và TKPK O 2(f2 = -20cm) cách nhau L =40cm. Vật AB đặt thẳng góc trục chính trước O1 một đoạn d1. Xác định d1 để:
a. Hệ cho ảnh thật, ảnh ảo, ảnh xa vô cực.	
b. Hệ cho ảnh thật cách O2 10cm
c. Hệ cho ảnh cao gấp 2 lần vật.




File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP VAT LY 12 NCKY II.doc