Đề cương ôn tập Khoa học, Lịch sử và Địa lí Lớp 4

doc17 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Khoa học, Lịch sử và Địa lí Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Thế nào là quá trình trao đổi chất?
Đáp án: Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình trao đổi chất.
Câu 2: Hãy nêu quá trình trao đổi chất ở người:
-         hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường: thức ăn, nước uống, khí Ô-xy và thải ra phân, nước tiểu,khí các bô níc để tồn tại.
-         Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
-         Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất  với môi trường thì mới sống được.
Câu3:                   Sơ đồ sự  trao đổi chất:
Câu 4:Con người cần gì để sống:
-         điều kiện vật chất như:thức ăn, nước uống,không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại.
-         Điều kiện tinh thần, văn hóa, xã hội như: tình cảm gia đình, bạn bè,làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí,...
Câu 5: Tại sao chúng ta nên sử dụng muối I-ốt và không nên ăn mặn:
  Vì: cơ thể chỉ cần một iốt rất nhỏ. Nếu thiếu iốt cơ thể sẽ kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Vì vậy, nên dùng muối có bổ sung iốt.
-         Cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh huyết áp cao.
Câu6 : nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn hạn chế, ăn ít.
Ăn đủ
Ăn vừa phải
Ăn mức độ
Ăn ít
Ăn hạn chế
Lương thực, rau và quả chín
Thịt cá và các loại thủy sản, đậu phụ
Dầu mỡ
Đường
Muối
Câu 7: Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn
-         được nuôi trồng và bảo quản, chế biến hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn,hóa chất,không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe người sử dụng.
-         Câu 8: Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần làm gì:Chọn thức ăn tươi,sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ.Dùng nước sạch để rửa thực phẩm,dụng cụ và để nấu ăn.
-         Nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay, thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.
Câu 9 : Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật:
-         Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quí không thay thế được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quí. Vì vậy, cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
-         Trong nguồn đạm động, chất đạm do thịt,các loài gia cầm và gia súc cung cấp thường khó tiêu hơn chất đạm do các loài cá cung cấp.vì vậy, nên ăn cá.
Câu10: Nêu vai trò của chất đạm và chất béo:
 Chất đạm: xây dựngvà đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già hủy hoại trong hoạt động sống của con người.
Chất béo: chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min: A,D,E,K.
Câu 11: Một số cách giữ thức ăn được lâu và không mất chất dinh dưỡng:
- Làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp.
Câu 12: nêu một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡnglà gì?
-         Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi ta min A
-         Bệnh phù do thiếu vi ta min B
-         Bệnh chảy máu răng do thiếu vi ta min C
-         Bệnh còi xương do thiếu vi ta min D
-         Thiếu I-Ốt, cơ thể phát triển chậm dễ bị bệnh bướu cổ...
Câu 13. Nêu các biện pháp phòng bệnh suy dinh dưỡng:
- cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng để đảm bảo sự phát triển bình thường và phòng chống bệnh tật.đối với trẻ em thường theo dõi cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ em mắc các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị.
Câu 14. Nêu nguyên nhân gây ra bệnh béo phì:
-         Ăn quá nhiều mà hoạt động quá ít nên mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều gay ra bệnh béo phì.
Câu 15.Cơ thể bị béo phì gây ra những bệnh nào:- tiểu đường, huyết áp cao,...
Câu16. Nêu cách phòng bệnh béo phì:
-         Ăn uống hợp lí , rèn luyện thói quen ăn uống điều độ,ăn chậm nhai kĩ,..
-         Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
Câu 18. khi bị bệnh ta phải làm gì?
 -Khi cảm thấy khó chịu và không bình thườngphải báo ngay cho cha mẹ và người  lớn biết để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị.
Câu19. khi bị bệnh thường có dấu hiệu gì?
- như hắt hơi, sổ mũi,chán ăn,mệt mỏi hoặc đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao.
Câu 20. Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào?
- Người bị bệnh phải ăn nhiều thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng như: cá, thịt, trứng, sữa và các loại rau xanh, quả chín để bồi bổ cơ thể. Nếu người bệnh quá yếu, không ăn được thức ăn đặc sẽ cho ăn cháo thịt băm nhỏ, súp, sữa, nước quả ép,...Nếu người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít thì cho ăn nhiều bữa trong ngày. Có một số bệnh cần ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Câu 21: Nêu:
a )Để phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa?
b) Để phòng tránh tai nạn đuối nước?
Đáp án:
a) Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa:
*Giữ vệ sinh ăn uống:
- Thực hiện ăn sạch, uống sạch,( thức ăn phải rửa sạch, nấu chín) dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, uống nước đã đun sôi,...)
-Không ăn các thức ăn ôi thiu, chưa chín, không ăn cá sống, thịt sống, không uống nước lã.
* Giữ vệ sinh cá nhân.
- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
* Giữ vệ sinh môi trường.
- sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh,thường xuyên làm vệ sinh nơi đại tiện, chuồng gia súc, gia cầm.
- Xử lí phân, rác đúng cách, không sử dụng phân chưa ủ kĩ để bón ruộng, tưới cây.
- diệt ruồi.
Câu 22. Một số bệnh lây qua đường tiêu hóa:- tiêu chảy, tả, lị,...
b) Phòng tránh tai nạn đuối nước:
* Không nên:
-  Chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối.
- Lội qua sông, suối khi trời mưa, dông, bão.
* Nên:
- Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy.
- Tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn hoặc phương tiện cứu hộ.
- tuân thủ các qui định của bể bơi, khu vực bơi.
Câu 23: Nước có vai trò như thế nào trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt?
Đáp án:
- Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
- Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Nước phục vụ cho vui chơi giải trí như bơi, 
Câu 24: Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
Đáp án: Dựa vào lượng dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành 4 nhóm:
- Nhóm thức ăn chứa nhiều bột đường
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo
- Nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng
Ngoài ra, trong nhiều loại thưc ăn còn chứa chất xơ và nước..
Câu 25: Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
Đáp án:  Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần:
- Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ.
- Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.
- Thức ăn được nấu chín. Nấu xong nên ăn ngay.
- Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.
Câu 26: Trong không khí gồm có những thành phần nào?
Đáp án:
- Khí ô- xi và khí khí ni-tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác như khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn
Câu 27: Nước có những tính chất gì?
Đáp án:
- Nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; Nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía; thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
Câu 28. Nước tồn tại ở mấy thể:
Nước có thể tồn tại ở 3 thể:- thể lỏng,thể khí( hơi nước), thể rắn.
-         Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định, nước ở thể rắn( nước đá) có hình nhất định.
Câu 30. Mây được hình thành như thế nào?
-Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo nên những đám mây.
Câu 31.Mưa từ đâu ra?
-         từ những đám mây chứa nhiều hạt nước nhỏ đọng lại thành các giọt nước lớn hơn, rơi xuống đất tạo thành mưa.
Câu 32. Hãy nêu vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
-         Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước,rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại, tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Câu 34: Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm?
Đáp án:
- Xả rác phân, nước thải bừa bãi; vỡ ống nước, lũ lụt,
- Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lí, xả thẳng vào sông hồ,.
- Khói, bụi và khí thải của nhà máy, xe cộ, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa.
- Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu, làm ô nhiễm nước biển.
Câu 35: Các bệnh liên quan đến nguồn nước là:
-         tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột,...
Câu 36: Nước bị ô nhiễm là nước như thế nào?
-         Có màu ,có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa chất hòa tan có hại đến sức khỏe con người.
Câu 37: Nước sạch là nước như thế nào?
 Không có màu , không có chất bẩn, không có mùi hôi, không có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc không chứa chất hòa tan có hại đến sức khỏe con người..
Câu 38: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho thích hợp:
Đáp án:  Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho thích hợp:
Câu 39. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước:
-Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước như giêng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước.
   - không đục phá ống nước
 - làm nhà tiêu hai tự hoại, nhà tiêu hai ngăn để phân không thấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước
   - cải tạo hệ thống cấp thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.
Câu 40. Vì sao ta phải tiết kiệm nước:
   -nguồn nước không phải là vô tận.
-vì phải tốn nhiều công sức, tiền của mới sản xuất ra được nước sạch nên cần tiết kiệm nước.
-Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm tiền cho bản thân vừa để cho nhiều người khác được sử dụng nước sạch.
Câu 41. Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì?
-         Khí quyển
 Câu 42. Không khí có ở đâu?
    - có ở khắp nơi, xung quanh mọi vật và ở trong những chỗ rỗng của mọi vật.
 Câu 43. Không khí có những tính chất nào?
- Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, không khí có thể nén lại hoặc giản ra.
Trường                                            KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Lớp : 4 . . .                                                Môn : Khoa học
Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . .                 Năm học : 2011-2012
                                                                Thời gian : 40 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Thế nào là quá trình trao đổi chất?
Câu 2: Trong không khí gồm có những thành phần nào?
Câu 3: Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm?
Câu 4: Nêu 3 điều em nên làm để phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa?
Câu 5: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho thích hợp:
 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
          Câu 1: ( 2  điểm)
- Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình trao đổi chất.
Câu 2:  (2  điểm)
- Khí ô- xi và khí khí ni-tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác như khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn
Câu 3: 2 điểm (có 4 ý, mỗi ý đúng chấm 0,5 điểm)
- Xả rác phân, nước thải bừa bãi; vỡ ống nước, lũ lụt,
- Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lí, xả thẳng vào sông hồ,.
- Khói, bụi và khí thải của nhà máy, xe cộ, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa.
- Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu, làm ô nhiễm nước biển.
Câu 4: 1,5 điểm (có 3 ý, mỗi ý đúng chấm 0,5 điểm)
- Giữ vệ sinh ăn uống.
- Giữ vệ sinh cá nhân.
- Giữ vệ sinh môi trường.
Câu 5:    2 điểm.(có 4 ý, mỗi ý đúng chấm 0,5 điểm)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: KHOA HỌC – Lớp 4 (Thời gian 40 phút)
Giám thị
Giám khảo
Điểm
Nhận xét của thầy (cô) giáo
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau hoặc làm theo yêu cầu
Nguyên nhân nào gây ra gió?
Không khí chuyện động từ nơi lạnh đến nơi nóng.
Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí.
Sự chuyển động của không khí.
d.  Cả 3 ý trên đều đúng.
Không khí gồm những thành phần nào?
Ôxy
Ni-tơ
c.  Ôxy, Ni-tơ và nhiều chất khác.
Cac- bo-nic.
 Thành phần nào của không khí cần cho sự cháy?
a.  Ôxy.
Ni- tơ.
Cac- bo- nic
Ôxy và Cac- bo- nic.
Nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm?
Do các loại bụi.
Do khói nhà máy và các phương tiện giao thông.
Do sự phân hủy xác chết của động vật, súc vật.
d.  Tất cả các ý trên.
Vật nào tự chiếu sáng?
Mặt Trăng.
Trái Đất.
Mặt Trời.
Mặt Trời, Trái Đất, ngọn lửa.
Âm thanh có thể lan truyền qua các chất gì?
Chất lỏng, chất khí.
Chất khí, chất lỏng.
c.  Chất khí, chất lỏng, chất rắn
Âm thanh có lợi gì trong cuộc sống?
Dùng để báo hiệu.
Dùng để giao tiếp trong học tập, lao động.
c.  Dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, giải trí.
Tất cả các ý trên.
Chất gì mà nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi?
Nước.
Chất lỏng.
c.  Chất khí.
d.  Ý a và b đúng
Các chất nào dưới đây dẫn nhiệt tốt nhất?
Gỗ, nhựa, bông, len.
b.  Nhôm, đồng, sắt, kẽm.
Cả a, b đều đúng
10. Các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày là:
Mặt Trời.
Dầu mỏ, điện, củi, than, khí đốt.
c.  Cả a, b đều đúng.
Cả a, b đều sai.
11.  Yếu tố nào dưới đây cần cho sự sống?
Không khí.
Ánh sáng.
Nhiệt độ.
d.  Cả 3 ý trên đều đúng.
12. Trong quá trình quang hợp, Thực vật lấy khí gì và thải ra khí gì?
Lấy khí Ôxy, thải ra khí Cac- bo-nic
b.  Lấy khí Cac-bo-nic, thải ra khí Ô-xy.
Lấy khí Ôxy và khí Các-bo-nic, thải khí Ni-tơ.
13. Bộ phận nào của cây tham gia quá trình quang hợp?
a.     Lá cây
Thân cây
Rễ cây
14. Qúa trình quang hợp của cây diễn ra trong thời gian nào?
a.     Ban ngày
Ban đêm
Ban ngày và ban đêm.
15. Động vật cần những yếu tố gì để sống và phát triển?
Có đủ không khí.
Có đủ không khí, thức ăn, nước uống.
c.  Có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng.
Cả 3 ý trên đều sai.
16. Tại sao ta không nên để hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đó kín cửa?
Vì hoa tươi tỏa hương nồng nặc làm cho ta khó ngủ.
Vì hoa tươi, cây cảnh làm không gian nhà chật hẹp.
Vì hoa tươi, cây cảnh hô hấp khí o-xi, thải ra khí Các-bô- níc làm cho ta thiếu o-xi để thở.
17.Dùng các từ cho sẵn để điền vào chỗ trống sao cho thích hợp.
1.      ( Khí Ô-xi, hấp thụ, hoạt động sống, thải ra)
Cũng như người, động vật và thực vật cần khí Ôxy để hô hấp và duy trì các  hoạt động sống của mình. Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ khí Ô-xi và thải ra khí Các-bô- níc.
ĐỂ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI NĂM
Môn: Khoa học - Lớp 4
Câu 1: Tại sao có gió? Nêu tác hại do bão gây ra đối với đời sống con người và cách phòng chống bão.
  Không khí chuyển động từ nơi lạnh sang nơi nóng tạo thành gió.
Bão làm thiệt hại về người và của. Để phòng chống bão cần theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất; Cắt điện. Ở vùng biển, tàu thuyền không nên ra khơi và phải đến nơi trú ản an toàn.
Câu 2: Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm và một số cách phòng chống ô nhiễm không khí.
    Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,là những nguyên nhân làm khong khí bị ô nhiễm. Chúng ta có thể sử dụng một số cách chống ô nhiễm không khí như: Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí, giảm lượng khí thải độc hại của xe động cơ và của nhà máy; giảm bụi, khói đun bếp; bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh,
Câu 3: Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với con người và động, thực vật?
   Vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người và động, thực vật là:
-Đối với đời sống con người: Ánh sáng giúp con người có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khỏe
-Đối với động vật: Ánh sáng giúp động vật di chuyển, kiếm ăn và tránh kẻ thù.
-Đối với thực: Ánh sáng giúp thực vật duy trì sự sống.
Câu 4: Nước và các chất lỏng khác sẽ như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt và một số vật dẫn nhiệt kém.
            -Nước và các chất lõng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
            -Các chất dẫn nhiệt tốt như: đồng, nhôm, kẽm,
            -Các chất dẫn nhiệt kém như: không khí, các vật xốp như bông, len,
Câu 5: Nêu vai trò của nhiệt đối với đời sống con người, động và thực vật.
            Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động thực vật. Mỗi loại động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp. Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được thì mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người.
Câu 6: Thực vật cần gì để sống? Nhu cầu về các yếu tố cần cho sự sống như thế nào?
            Những yếu tố duy trì sự sống của thực vật là: nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng.. Mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng khác nhau.
Câu 7: Trình bày sự trao đổi chất của thực vật với môi trường.
   Thực vật phải thường xuyên lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-nic, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khi ô-xi và các chất khoáng khác.
Câu 8: Trình bày sự trao đổi chất của động vật với môi trường.
            Động vật phải thường xuyên lấy từ môi trường nước, khí ô-xi, các chất hữu cơ có trong thức ăn (lấy từ thực vật hoặc động vật khác) và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu.
ĐỀ  CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ LỚP 4 NĂM HỌC 2011-2012
                                              I/ Phần Lịch sử:
                                    CÁC BÀI ĐÃ GIỚI HẠN
                             Bài 15: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
Câu 1:   Em hãy trình bày tình hình nước ta cuối thời Trần:
   Từ giữa thế kỉ thứ XIV tình hình đất nước ngày càng xấu đi.
-         Vua quan ăn chơi sa đọa.
-         Những kẻ có quyền thế vơ vét của cải của nhân dân làm giàu.
-         Cuộc sông nhân dân cơ cực.
-         Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
-         Nguy cơ ngoại xâm đang đe dọa
Câu 2:   Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân xâm lược:-   Do Hồ Quí Ly không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến  mà chỉ dựa vào quân đội.
Câu 3:  Ai đã dâng sớ chém 7 tên quan đã lấn át quyền Vua:TL -  Chu Văn An
Câu 4:   Hồ Quí Ly đã làm gì để thay đổi tình hình đất nước:-  thực hiện nhiều cải cách
Câu 5:   Hồ Quí Ly truất ngôi vua Trần trong thời gian nào? Kinh đô đóng ở đâu? Tên nước là gì?-   Năm 1400, Hồ Quí Ly truất ngôi vua Trần và đóng đô ở Tây Đô( Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), tên nước là Đại Ngu.
                      Bài 16: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
Câu 1:     Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
-         Vì Ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ, hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm rất thuận lợi để bố trí trận địa mai phục.
Câu 2:    Em hãy kể lại trận mai phục của quân ta tại ải Chi Lăng:
Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân đánh vào Lạng Sơn. Mờ sáng, chúng đến cửa Ải Chi Lăng . Kị binh của ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên bỏ ra hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy . khi ngựa chúng đang bì bõm qua đầm lầy, thì bỗng nhiên một loạt pháo hiệu nổ như sấm dậy. . Lập tức hai bên sườn núi , những chùm tên lao vun vút phóng xuống. Lọt vào giữa trận địa “ mưa tên” Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết. quân bộ theo sau cũng bị  mai phục của ta từ hai bên sườn núi và lòng khe nhất tề xông ra tấn công. Quân địch hoản loạn, lại nghe Liễu Thăng bị giết cang khiếp sợ. hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.
Câu 3: Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chông quân Minh xâm lược?
    - Chiến thắng Chi Lăng góp phần quyết định thẵng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược  của nghĩa quân Lam Sơn.
Câu 4: Quân Lê Lợi đã dùng mưu gì  để diệt giặc?
- Kị binh ta ra nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
Câu 5: Lê lợi lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào, lấy niên hiệu là gì? mở đầu thời đại nào?- 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ và mở đầu thời Hậu Lê.
                  Bài 17: NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
Câu 1: Những sự việc nào thể hiện quyền tối cao của nhà vua?
  Đó là: - Vua có quyền tuyệt đối.
-         Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua.
-         Vua trực tiếp chỉ huy quân đội.
Câu 2: bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?
-         Bảo vệ quyền lợi của vua, quan, địa chủ.
-         Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
-         Khuyến kích phát triển kinh tế.
-         Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-         Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
Câu 3: Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế đóng đô ở đâu? Tên nước là gì?
Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Thăng Long, tên nước là ĐạiViệt.
Câu 4:  Thời Hậu Lê trải qua các đời vua nào? Đời vua nào phát triển cao nhất?
 Các đời vua trải qua đó là: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tôngvv. Đời vua nào phát triển cao nhất là đời vua Lê Thánh Tông ( 1460- 1497)
Câu 5: Nhà hậu Lê đặc biệt là vua Lê Thánh Tông đã làm gì để quản lí đất nước?
       Nhà Hậu Lê đã cho vẽ bản đồ Hồng Đức và soạn bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền dân tộc và trật tự xã hội.
Câu 6  Điểm tiến bộ của bộ luật Hồng Đức ở chổ nào?
-         Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
               Bài 21:     TRỊNH- NGUYỄN PHÂN TRANH
Câu 1: Do đâu mà đầu thế kỉ XVI, nước ta đã lâm vào thời kì chia cắt?
Vào đầu thế kỉ XVI, nước ta đã lâm vào thời kì chia cắt vì:
-         chính quyền nhà Lê suy yếu, các tập đoàn phong kiến đã cấu xé, tranh giành ngai vàng.
Câu 2: Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?
Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả là nhân dân lao động cực khổ, đất nước bị chia cắt, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước.
Câu 3: Sông Gianh thuộc tỉnh nào?
-         thuộc tỉnh Quảng Bình
Câu 4: Đàng Ngoài do họ nào cai trị và đàng trong do họ nào cai trị?
   - Đàng Ngoài do họ Trịnh  cai trị
   - Đàng trong do họ Nguyễn cai trị
              Bài 22: CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
Câu 1:   Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong diễn ra như thế nào?
-         Từ cuối thế kỉ XVI công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong xúc tiến mạnh mẽ. Nông dân, quân lính được phép đem cả gia đình vào phía nam khẩn hoang , lập ấp. Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nữa năm cùng một số nông cụ, rồi chia thành từng đoàn đi khai phá đất hoang. Đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào nam từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hòa, đến nam trung bộ, Tây Nguyên, đoàn người cứ tiếp tục đi sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng, lập ấp mới đến đó
Câu 2:    Tác dụng của cuộc khẩn hoang:
     Cuộc khẩn hoang đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, xóm làng hình thành và phát triển. Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt.
      HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ TIÊU BIỂU
                  TỪ BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC ĐẾN THỜI NGUYỄN
1/ Nước Văn lang: ra đời  khoảng 700 năm TCN, vua được gọi là Hùng Vương
2/ Nước Âu Lạc:  ra đời cuối thế kỉ III TCN , vua là An Dương Vương, thành tựu đặc sắc: Nông nghiệp phát triển, kĩ thuật chế tạo nỏ được nhiều mũi tên và xây dựng thành Cổ Loa.
3/ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Đầu thế kỉ I, mùa xuân năm 40, đánh tan quân Hán.
4/ Chiến thắng Bạch Đằng: do Ngô Quyền lãnh đạo, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua xưng vương là Ngô Vương đóng đô tại Cổ Loa.
  Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng: chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
5/ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân: sau khi Ngô Quyền mất đất nước rơi vào cảnh loạn lạc đất nước chia cắt thành 12 vùng đánh chiếm lẫn nhau. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh đã tập nhân dân dẹp loạn , thống nhất đất nước.
6/ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất( năm 981):
Năm 981 lợi dụng tình hình không ổn định của triều đình nhà Đinh, năm 981 quân Tống đem quân xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
( năm 981) do Lê Hoàn lãnh đạo  đã chiến thắng quân Tống.
7/ Nhà Lý dời đô ra Thăng Long: Lý Công Uẩn ( Lý Thái Tổ)  mùa thu năm 1010, nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành “Thăng Long” tên nước là Đại Việt.
 8/ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai ( năm 1075- 1077):
Năm 1068, nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt, ông chủ trương “ Ngồi yên chờ giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”
9/ nhà Trần thành lập: Lý Huệ Tông không có con trai , truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi, Trần Thủ Độ tìm cách để Chiêu

File đính kèm:

  • docde cuong on tap Khoa Su Dia lop 4.doc