Đề Cương Ôn Tập Kiểm Tra 1 Tiết Môn Công Nghệ - Khối 12
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Cương Ôn Tập Kiểm Tra 1 Tiết Môn Công Nghệ - Khối 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: CÔNG NGHỆ - KHỐI 12 Kiến thức: CHƯƠNG 1: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ. Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kỹ thuật và công dụng của 1 số linh kiện điện tử cơ bản. Cụ thể: Phát biểu được công dụng, mô tả được cấu tạo, nhận biết được kí hiệu và nhớ số liệu kĩ thuật, đơn vị đo của điện trở(R) gồm: trị số điện trở, công suất định mức của điện trở; điện dung(C) gồm: trị số điện dung, điện áp định mức, dung kháng; điện cảm(L) gồm: trị số điện cảm, hệ số phẩm chất, cảm kháng. Biết được công dụng , cấu tạo, kí hiệu của điốt( tiếp điểm, tiếp mặt, ổn áp); transistor ( PNP, NPN); tirixto; triac, điac. Biết được khái niệm, công dụng của vi mạch tổ hợp (IC). Biết được khái niệm quang điện tử, ứng dụng của linh kiện quang điện tử trong kỹ thuật và đời sống. Câu hỏi gợi ý: Tại sao cuộn cảm lại chặn được dòng điện cao tần và cho dòng điện 1 chiều đi qua? Gợi ý trả lời: Dùng công thức tính cảm kháng: XL = 2pfL.(W) thay giá trị f = 0(Hz) với dòng điện 1 chiều, lúc này XL = 0 (W), cuộn cảm lí tưởng không cản trở dòng điện 1 chiều. Nếu là dòng điện xoay chiều, tần số f càng cao thì XL càng lớn, như vậy cuộn cảm đã cản trở được dòng điện xoay chiều. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN. Biết được chức năng, nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu, mạch lọc, mạch ổn áp, mạch khuếch đại thuật toán, mạch tạo xung. Cụ thể: Nêu được chức năng, nguyên lý làm việc, chiều dòng điện chạy trong các mạch chỉnh lưu, (chú ý về mạch chỉnh lưu cầu). Nêu được nhiệm vụ của từng khối và vẽ được dạng sóng minh họa điện áp ra sau các khối. Vẽ được sơ đồ khối chức năng mạch nguồn 1 chiều và nêu nhiệm vụ của từng khối. Mạch nguồn điện 1 chiều đơn giản trong thực tế gồm: biến áp nguồn, mạch chỉnh lưu ( thường dùng mạch chỉnh lưu cầu), mạch lọc nguồn( dùng tụ hóa), mạch ổn áp dùng IC và mạch bảo vệ. Chú ý: + Nếu bất kì 1 điôt nào bị mắc ngược chiều hoặc bị đánh thủng sẽ làm cuộn dây thứ cấp của biến áp nguồn ngắn mạch, dòng điện tăng vọt làm đứt cầu chì hoặc làm cháy biến áp nguồn. + Nếu tụ C1 hoặc C2 bị đánh thủng thì mạch điện bị ngắn mạch nên cầu chì bảo vệ phải đứt, nếu không biến áp nguồn sẽ bị cháy. Câu hỏi gợi ý: Nguồn 1 chiều đóng vai trò gì trong các mạch điện tử? Bằng cách nào để có nguồn một chiều để nuôi thiết bị điện tử? Mạch nguồn 1 chiều có bắt buộc phải đủ cả 5 khối không? Hãy phân tích mạch nguồn 1 chiều sẽ ra sao khi thiếu lần lượt từng khối một? Khi chọn biến áp, điốt, tụ điện để lắp thành mạch nguồn 1 chiều ta cần quan tâm đến những tham số cơ bản nào? Gợi ý trả lời: Biến áp: + Công suất biến áp: P = kBA.Utải. Itải. kBA: hệ số công suất biến áp, chọn kBA= 1,3. + Điện áp vào: U1 = 220V, tần số f = 50Hz. + Điện áp ra: U2 = (Utải + DUĐ +DUBA)/. Trong đó: DUBA sụt áp bên trong biến áp khi có tải, DUĐ sụt áp trên 2 điôt. Điốt : + Dòng điện điốt: IĐ= kI.Itải/2. Trong đó: kI là hệ số để tính toán dòng điện định mức cần cho điôt. + Điện áp ngược: UN = ku.U2. - Tụ điện: Để lọc tốt thì tụ có điện dung càng lớn càng tốt và phải chịu điện áp U2. Giải thích thời gian sáng, tối (nháy nhanh -nháy chậm) của 2 đèn led trong bài 12 – thực hành điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng transistor. Câu hỏi gợi ý: Tại sao khi mắc song song thêm 2 tụ điện với 2 tụ điện ở bên trong mạch điện, lại thấy đèn led nháy chậm lại? Vì khi mắc song song trị số điện dung tương đương tăng lên, làm cho chu kì của xung Tx » 1,4RC sẽ lớn lên, tức là tần số của xung f = 1/Tx sẽ giảm và đèn led nháy chậm lại. Tại sao khi mắc song song thêm tụ điện vào một bên tụ của mạch điện, lại thấy thời gian sáng, tối của 2 đèn led khác nhau? Vì làm như vậy trị số điện dung của 2 vế tụ điện đã khác nhau, làm cho độ rộng xung t1 ¹ t2, trở thành mạch đa hài không đối xứng và thời gian sáng, tối của 2 led dài, ngắn khác nhau. ----------HẾT---------
File đính kèm:
- de cuong on tap cn 12 hk1.doc