Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 - Năm học: 2010 - 2011 - Môn Sinh 7

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 - Năm học: 2010 - 2011 - Môn Sinh 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra HK1 - Năm học: 2010-2011 - Môn Sinh 7
1,Nêu đặc điểm chung của ngàng ĐVNS?
 -Có kích thước hiển vi, cơ thể chỉ là 1 tế bào, nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
 - Phần lớn dị dưỡng
 - Di chuyển bằng chân giả, roi bơi, lông bơi hoặc tiêu giảm
 - Sinh sản vô tính theo cách phân đôi
 2, Sự khác nhau về sinh sản mọc chồi giữa san hô và thuỷ tức?
- Ở thuỷ tức: Khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập.
- Còn san hô chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển để tạo thành tập đoàn.
 3, Nêu đặc điểm chung của ngành giun dẹp?
 - Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên
- Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng
 - Ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn
- Phần lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm: Giác bám, cơ quan sinh sản phát triển,Au trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.
 4, Đặc điểm nào của giun đũa khác với sán lá gan?
Sán lá gan
Giun đũa
- Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ
- Cơ thể thon dài, hai đầu thon lại(tiết diện ngang hình tròn)
- Các giác bám phát triển
- Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài
- Có hai nhánh ruột,không có hậu môn
-Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng kết thúc ở hậu moan
- Sinh sản: lưỡng tính,có tuyến noãn hoàng
- Sinh sản phân tính, tuyến sinh dục dạng ống
5, Nêu biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
 - An uống hợp vệ sinh
 - Giữ vệ sinh môi trường
 - Diệt ruồi nhặng
 - Tẩy giun định kì từ 1 đền 2 lần trong năm
6, Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất như thế nào?
- Cơ thể hính trụ dài, gồm nhiều đốt,da có chất nhờn nhớt dể chui luồn và giảm ma sát khi di chuyển
- Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt dùng để tỳ vào đất khi bò
- Khi tìm kiếm thức ăn nếu gặp môi trường khô và cứng giun tiết chất nhầy làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.
7, Những đặc điểm chung của ngành giun đốt?
- Cơ thể phân đốt
- Có thể xoang ( xoang cơ thể chính thức )
- Ong tiêu hóa phân hóa
- Bắt đầu có hệ tuần hoàn
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể
- Hô hấp qua da hay mang
 8, Ýnghĩa thực tiễn của ngành thân mềm ?
- Làm thực phẩm cho người: mực, ngao, sò
- Làm thức ăn cho động vật khác: hến, ốc
- Làm đồ trang sức: ngọc trai
- Làm vật trang trí: xà cừ, vỏ ốc
- Làm sạch môi trường nước: hầu vẹm
- Có hại cho cây trống: các loài ốc sên
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc mút, ốc tai
- Có giá trị xuất khẩu: bào ngư, sò huyết
- Có giá trị về mặt địa chất: hóa thạch 1 số vỏ ốc
9, Trai sông tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ của trai có hiệu quả?
- Cách tự vệ: Khi gặp nguy hiểm, trai co chân khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong.
- Cấu tạo của trai đảm bảo cách tự vệ có hiệu quả: Nhờ vỏ cứng rắn và 2 cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thu không thể bửa vỏ ra để ăn phần mềm của cơ thể trai
10, Đặc điểm chung của ngành thân mềm/
- Thân mềm, không phân đốt
- Có khoang áo, có vỏ đá vôi
- Hệ tiêu hóa phân hóa
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
11, Ý nghĩa của lớp vỏ ki tin giàu can xi và sắc tố của tôm?
- Vỏ ki tin giàu can xi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ quan bên trong.
 Nhờ sắc tố cơ thể tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.
12, Cơ thể nhện có mấy phần? Nêu chức năng các bộ phận trong mỗi phần?
Các phần cơ thể
Các bộ phận
Chức năng
Phần đầu ngực
Đôi kìm có tuyến độc
Bắt mồi và tự vệ
Đôi chân xúc giác phủ đầy lông
Cảm giác xúc giác và khứu giác
4 đôi chân bò
Di chuyển và chăng lưới
Phần bụng
Khe thở
Hô hấp
Lỗ sinh dục
Sinh sản
Núm tuyến tơ
Tiết tơ nhện
13, Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?
- Cơ thể có 3 phần ( đầu, ngực, bụng )
- Đầu có 1 đôi râu
- Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
14, Hô hấp của châu chấu khác tôm sông như thế nào?
Châu chấu:  Hô hấp nhờ hệ ống khí
                     Bắt đầu bằng lỗ thở
                     Sau đó:Ong khí phân nhiều nhánh đến tận các tế bào.
Tôm sông: Hô hấp bằng mang
15, Vai trò thực tiễn của sâu bọ?
- Làm thuốc chữa bệnh: Ong mật
- Làm thực phẩm: nhộng tằm
- Thụ phấn cây trồng: Ong, bướm
- Làm thức ăn cho động vật khác: Châu chấu
- Diệt các sâu hại: Ong mắt đỏ
- Hại hạt ngũ cốc: Sâu mọt
- Truyền bệnh: Ruồi muỗi
- Làm sạch môi trường: Bọ hung
16, Viết sơ đồ vòng đời của sán lá gan?
Trứng sán lá gan -> ấu trùng lông -> ấu trùng trong ốc ->ấu trùng có đuôi -> kén sán -> sán trưởng thành ở gan trâu bò
17, Vẽ và chú thích hình:
-  Hình 9.1B: Cấu tạo cơ thể sứa bổ dọc
- Hình 15.4: Sơ dồ hệ tiêu hóa giun đất

File đính kèm:

  • docde cuong on tap kiem tra hoc ki I.doc
Đề thi liên quan