Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 – Năm học 2012-2013 Môn ngữ văn – lớp 6

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 – Năm học 2012-2013 Môn ngữ văn – lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK2 – NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6
I. PHẦN VĂN BẢN:
1. Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài
Kể theo ngôi thứ nhất (Dế Mèn kể)
Bài học đầu tiên của Dế Mèn là không nên kiêu căng, xốc nổi

2. Vượt thác – Võ Quảng
Nhân vật chính: Dượng Hương Thư
Phương thức biểu đạt: miêu tả
Miêu tả: cảnh thiên nhiên và con người

3. Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ
Nhân vật trung tâm: Bác Hồ
Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn của anh chiến sĩ.
Thể thơ: thơ năm chữ
Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân.

4. Lượm – Tố Hữu
Ra đời giai đoạn kháng chiến chống Pháp
Thể thơ: thơ bốn chữ 
Phương thức biểu đạt: tự sự + miêu tả + biểu cảm
Sử dụng nhiều từ láy: gợi hình, giàu âm điệu: Đoạn miêu tả hình dáng Lượm “Chú bé loắt choắt... Nhảy trên đường vàng” (Học thuộc lòng)
Cách ngắt dòng các câu thơ (khi tác giả hay tin Lượm hy sinh): thể hiện sự đau xót, nghẹn ngào 
Kết cấu đầu cuối tương ứng khắc sâu hình ảnh nhân vật, làm nổi bật chủ đề tác phẩm: Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.

5. Cây tre Việt Nam – Thép Mới
Kết hợp giữa chính luận và trữ tình (Thể kí)
Xây dựng hình ảnh: phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng 
Sử dụng hiệu quả các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ

II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
1. So sánh: So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: “Bóng Bác cao lồng lộng - Ấm hơn ngọn lửa hồng” (Minh Huệ)

2. Nhân hóa:
a. Khái niệm: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho con vật, cây cối… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
b. Các kiểu nhân hóa: Có 3 kiểu 
Dùng những từ vốn gọi người ® để gọi vật
Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người ® để chỉ hoạt động, tính chất của vật
Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
(Xem lại các ví dụ đã phân tích)

3. Ẩn dụ: 
a. Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Các kiểu ẩn dụ: Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp.
Ẩn dụ hình thức
VD:	Về thăm nhà Bác làng sen 
 	Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
lửa hồng ® Màu đỏ hoa (hình thức tương đồng) Þ Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ cách thức
thắp ® Hoa nở (cách thức thực hiện) Þ Ẩn dụ cách thức
Ẩn dụ phẩm chất
VD:	Người cha mái tóc bạc
 	Đốt lửa cho anh nằm 	
Người cha ® Bác Hồ Þ Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
VD:	Ngoài thềm rơi chiếc lá đa 
 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Mỏng: xúc giác ® thính giác Þ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

4. Hoán dụ: 
a. Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Các kiểu hoán dụ: Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp.
Lấy bộ phận để gọi toàn thể
VD:	Bàn tay ta làm nên tất cả
 	Có sức người sỏi đá cũng thành cơm 
Bàn tay: ® người lao động Þ lấy bộ phận để gọi toàn thể
 
 bộ phận toàn thể
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
VD:	Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Mười năm: thời gian trước mắt 
Trăm năm: thời gian lâu dài lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật 
VD: 	Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Áo chàm ® đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc Þ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
VD:	Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
Áo nâu: người nông dân
Áo xanh: người công nhân lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Nông thôn: vùng thôn quê
Thị thành: thành phố lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

5. Câu trần thuật đơn:
Cấu tạo: Là loại câu do một cụm C – V tạo thành (Câu đơn )
Chức năng: Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

6. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là: 
Câu miêu tả. 	VD: Dưới gốc tre, những mầm măng tua tủa.
Câu tồn tại.	VD: Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.

7. Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ:
Câu thiếu chủ ngữ:
Câu thiếu vị ngữ:
Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
(Xem lại các ví dụ đã phân tích)

III. PHẦN LÀM VĂN: Văn miêu tả 
Một số đề và dàn ý tham khảo

Đề 1: Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
1. Mở bài: Tả bao quát quang cảnh sân trường giờ ra chơi.
2. Thân bài: Tả chi tiết về cảnh gắn với các hình ảnh cụ thể, tiêu biểu:
- Thứ tự không gian (từ xa đến gần hay từ gần đến xa)
- Thứ tự thời gian (trước, trong giờ ra chơi và sau khi vào lớp).
- Từ quang cảnh chung đến bản thân mình trong giờ ra chơi (từ khái quát đến cụ thể và ngược lại).
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về giờ ra chơi.

Đề 2: Tả con đường vào buổi sáng khi em đi học.
1. Mở bài: Giới thiệu con đường vào buổi sáng em đi học 
2. Thân bài: 
* Tả hình ảnh con đường quen thuộc:
Con đường nhìn chung (Rộng hay hẹp; đường đất hay có rải đá, lát gạch hay tráng xi măng;...)
Những nét riêng quen thuộc:
+ Bên đường những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào râm bụt, những ngôi nhà…
+ Nét đặc biệt: những vườn thanh long bạt ngàn,… 
* Con đường vào buổi sáng khi em đi học:
Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm.
Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ…
Cảnh người đi làm: người ra đồng, người đi làm Thanh Long, người đi chợ: cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói.
3. Kết bài: Tình cảm của em với con đường.

Đề 3: Tả người thân yêu nhất.
1. Mở bài: Giới thiệu người mà em thương yêu nhất.
2. Thân bài: 
Tập trung miêu tả kết hợp với kể, thuyết minh.
Tả ngoại hình: dáng người, mặt mũi, đầu tóc, da dẻ,..
Tả cử chỉ, hành động qua công việc
Tả sở thích, thói quen, sinh hoạt,...
3. Kết bài: Cảm nghĩ về người mình thương yêu.

Đề 4: Tả cô giáo say sưa giảng bài trên lớp
1. Mở bài:
- Giới thiệu về cô giáo
- Trong hoàn cảnh: Đang giảng bài
2. Thân bài: Tả chi tiết:
* Ngoại hình:
- Vóc dáng, mái tóc, gương mặt, nước da,...
- Trang phục: Cô mặc áo dài, quần trắng,...
* Tính nết:
- Giản dị, chân thành... 
- Dịu dàng, tận tuỵ, yêu thương học sinh
- Gắn bó với nghề
* Tài năng:
- Cô dạy rất hay
- Tiếng nói trong trẻo dịu dàng, say sưa như sống với nhân vật
- Đôi mắt lấp lánh niềm vui.
- Chân bước chậm rải trên bục giảng xuống dưới lớp
- Cô như đang trò chuyện cùng chúng em.
- Giờ dạy của cô rất vui vẻ, sinh động, học sinh hiểu bài
3. Kết bài: Kính yêu cô, mong cô sẽ tiếp tục dạy dỗ.

Đề 5: Tả lại hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của em.
1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên)
Đặt tình huống cụ thể: Cuộc gặp gỡ trong mơ với ông tiên để qua đối thoại, qua quan sát miêu tả nhân vật.
2. Thân bài: Dựa vào truyện cổ tích để tả:
Ngoại hình: 
+	Xuất hiện toàn thân toả ánh hào quang, huyền ảo.
+ 	Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng.
+ 	Tay chống gậy trúc, hoặc cầm cây phất trần, hồ lô…
+	Khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng,…
+ 	Râu tóc trắng phau, da dẻ hồng hào,…
Việc làm và tính cách: hiền hậu, hay giúp đỡ những người bất hạnh...
+ 	Luôn quan tâm theo dõi mọi chuyện trong dân gian.
+ 	Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác.
+ 	Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh.
+ 	Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện.
+ 	Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành xứ mệnh.
3. Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: yêu quý, kính trọng,... muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyện dân gian.

File đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA VĂN 6 HK2 2012-2013.doc