Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 – năm học 2012-2013 môn ngữ văn - lớp 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 – năm học 2012-2013 môn ngữ văn - lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK2 – NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 I. PHẦN VĂN BẢN: 1. “Nhớ rừng” – Thế Lữ: - Thơ mới tám chữ - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, tự sự - Chỉ ra một số câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ. 2. “Chiếu dời đô” – Lí Công Uẩn: - Chữ Hán - Chiếu: Thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. 3. “Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn: - Hịch: Thể văn nghị luận dùng để cổ động thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. - Hoàn cảnh ra đời: Trước cuộc kháng chiến Mông – Nguyên lần thứ hai (năm 1285) 4. “Nước Đại Việt ta” – Nguyễn Trải: - Cáo: Thể văn nghị luận dùng để trình bày một chủ trương hoặc công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. - Bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. 5. “Bàn về phép học” – Nguyễn Thiếp: - Tấu: Một loại văn thư của bề tôi, thần dân gởi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. - Mục đích của việc học là để làm người có đạo đức có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành. 6. “Tức cảnh Pác Bó” – Hồ Chí Minh - Hoàn cảnh ra đời: Khi Bác hoạt động cách mạng tại Cao Bằng (năm 1941) - Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật 7. “Đi đường” – Hồ Chí Minh - Học thuộc lòng - Ý nghĩa: Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. 8. “Vọng nguyệt” – Hồ Chí Minh - Hoàn cảnh ra đời: Khi bị bắt giam ở Quảng Tây – Trung Quốc (năm 1942) - Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả - Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. - Học thuộc lòng 9. “Thuế máu” – Hồ Chí Minh - Phương thức biểu đạt: Nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm - Phóng sự II. PHẦN TIẾNG VIỆT: 1. Các kiểu câu chia theo mục đích nói: 2. Hành động nói: 3. Lựa chọn trật tự từ trong câu. III. PHẦN LÀM VĂN: Văn nghị luận Một số đề và dàn ý tham khảo Đề 1: Một số bạn lớp em đang đua đòi ăn mặc theo lối không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống dân tộc, gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đứng đắn hơn. 1. Mở bài: Vai trò của mốt trang phục đối với xã hội và con ngời có văn hoá nói chung và tuổi học trò nói riêng. 2. Thân bài: - Tình hình ăn mặc hiện nay của lứa tuổi học sinh: + Đa số các bạn ăn mặc đứng đắn, có văn hoá + Tuy nhiên vẫn còn một số bạn đua đòi chạy theo mốt ăn mặc không lành mạnh (kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả) - Tác hại của lối ăn mặc không lành mạnh + Vừa tốn kém, mất thời gian, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập + Thiếu văn hoá, thiếu tự trọng, ảnh hưởng tới nhân cách sống - Ăn mặc có văn hoá: + Phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. + Đó là cách ăn mặc giản dị, gọn gàng, đứng đắn để chứng tỏ mình là người lịch sự, có văn hoá, tôn trọng mình và tôn trọng mọi người 3. Kết bài: Cần thay đổi lại cách ăn mặc cho phù hợp, lành mạnh, đứng đắn Đề 2: Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần. 1. Mở bài: Lười học là tình trạng phổ biến đối với học sinh hiện nay, nhất là học sinh vùng nông thôn và vùng sâu xa 2. Thân bài: - Đất nước đang rất cần những người có tri thức để xây dựng kiến thiết - Muốn có tri thức, học giỏi cần chăn học: kiên trì làm việc gì cũng thành công… - Xung quanh ta có nhiều tấm gương chăm học học giỏi (dẫn chứng) - Tuy nhiên có một số học sinh còn chểnh mảng trong học tập khiến thầy cô và cha mẹ lo buồn - Các bạn ấy chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi thì sau này càng khó tìm được niềm vui trong cuộc sống. Vậy thì ngay từ bây giờ các bạn hãy chăm chỉ học tập 3. Kết bài: Kêu gọi Đề 3: Tác dụng của sách đối với đời sống con người 1. Mở bài: - Vai trò của tri thức đối với loài người - Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người. 2. Thân bài: * Giải thích: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt bởi vì sách là nơi lưu giữ toàn bộ sản phẩm trí tuệ của con người, giúp ích cho con người về nhiều mặt trong cuộc sống * Chứng minh tác dụng của sách: - Sách giúp con người có kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết, thu nhận thông tin một cách nhanh nhất (chứng minh) - Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta để chúng ta trở thành người tốt (chứng minh) - Sách là người bạn động viên, chia xẻ làm vơi đi nỗi buồn của ta (chứng minh) * Tác hại của việc không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết tri thức, tâm hồn cằn cỗi * Phương pháp đọc sách: - Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc - Phải đọc kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngãm, suy nghĩ, ghi chép lại những điều bổ ích - Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào đời sống. 3. Kết bài: - Khẳng định sách là người bạn tốt - Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách, phải yêu quý sách Đề 4: Trong các môn thể thao, bóng đá là môn thể thao có lợi cho sức khoẻ. Hãy nêu những lợi ích của môn thể thao đó và suy nghĩ của bản thân. 1. Mở bài: Hoạt động thể dục thể thao là rất cần thiết, trong đó môn bóng đá đem lại niềm vui và lợi ích không nhỏ cho con người. 2. Thân bài: - Bóng đá là một môn thể thao rất có lợi cho sức khoẻ + Chơi bóng đá các cơ quan của cơ thể hoạt động mạnh hơn, tăng sức dẻo dai, linh hoạt. + Chơi bóng đá cũng như hoạt đông thể thao khác làm cho hình thể phát triển đẹp. - Bóng đá rèn luyện tinh thần: + Rèn luyện sự dũng cảm + Rèn luyện ý thức đồng đội. + Chơi bóng đá giải trí sau khi lao động, học tập - Suy nghĩ của bản thân: + Bóng đá là môn thể thao đang được hâm mộ nhất... + Tuy nhiên không đam mê đến mức bỏ bê việc học tập, không chơi vô tổ chức làm ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội, nhất là chơi trên đường giao thông. 3. Kết bài: - Khẳng định bóng đá là môn thể thao có ích. - Bóng đá có ích khi biết chơi đúng chỗ, đúng cách. Đề 5: Hãy viết một bài văn nghị luận nêu rõ tác hại của việc các bạn không có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp. 1. Mở bài: - Nhiều bạn có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, là tấm gương cho bạn bè noi theo. - Bên cạnh đó một số bạn chưa có ý thức trong việc này như vất rác bừa bãi. 2. Thân bài: - Hiện tượng vứt rác phổ biến trong hộc bàn, cầu thang, sân trường,… - Việc làm này gây ra tác hại: + Ô nhiễm môi trường học đường, bốc mùi hôi gây khó thở, ảnh hưởng đến sức khỏe + Ảnh hưởng đến cảnh quan trường lớp. + Hình thành những thói quen xấu. + Nghe những điều bình phẩm không hay về trường mình. - Nguyên nhân: + Do ý thức kém của học sinh + Do thói quen của học sinh + Do kỉ luật, giáo dục của nhà trường chưa tốt - Chính vì thế mỗi học sinh hãy có ý thức tự giác trong việc giữ vệ sinh trường lớp. - Nhà trường có hình thức kỉ luật phù hợp, nghiêm túc - Tăng cường tuyên truyền tác hại của việc ăn quà, xả rác tới từng tập thể lớp, từng cá nhân học sinh. 3. Kết bài: Đưa ra lời khuyên thiết thực, liên hệ bản thân.
File đính kèm:
- de cuong on tap hk2 ngu van lop8.doc