Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn ngữ văn lớp 8

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 4918 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn ngữ văn lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
VĂN BẢN 
 Yêu cầu học sinh học thuộc thơ, nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật, của các văn bản trong chương trình học kì II. Cụ thể:
1) Thơ Việt Nam (1900-1945): Hiểu và cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật .
- Nhớ rừng ( Thế Lữ)
- Tức cảnh Pác- Bó.(Hồ Chí Minh)
2) Văn nghị luận trung đại: Hiểu và cảm nhận những nghệ thuật đặc sắc về nội dung và nghệ thuật .Nắm được đặc điểm chính vế thể loại chiếu, hịch, cáo, tấu… 
- Chiếu dời dô ( Lí Công Uân)
- Bàn luận về phép học.( Nguyễn Thiếp)
- Hịch tướng sĩ( Trần Quốc Tuấn)
TIẾNG VIỆT
1) Các loại câu: nhớ đặc điểm hình thức và chức năng câu nghi vấn , câu cảm thán, câu cầu khiến, câu trần thuật, câu phủ định.Nêu ví dụ.
2) Hoạt động giao tiếp
- Hành động nói. Nắm khái niệm, nhận biết được mục đích hành động nói trong văn bản.
PHẦN TẬP LÀM VĂN
*Nghị luận
- Trình bày bài văn có kết hợp yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả.
- Nghị luận về các vấn đề trong học đường, môi trường, …


	


ĐỀ KIỂM TRA HKII
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút (không kể giao đề)
I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 8 theo 3 nội dung Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc-hiểu và tạo lập văn bản của học sinh (Dành cho học sinh trung bình, khá– huyện Giang Thành) 
 1/Kiến thức: hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn trong chương trình học kì II.
 2/Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng
 3/Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành tốt bài làm của mình.
II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút
III/ THIẾT LẬP MA TRẬN
ĐỀ 1 
Mức độ

Tên Chủ đề 


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

1. Văn 

- Văn học trung đại 
 
-Ý nghĩa văn bản Chiếu dời đô
- Quan điểm tiến bộ của Nguyễn Thiếp về phương pháp học.



Số câu:2
Số điểm: 2 
Tỉ lệ:20 %

Số câu: 2
Số điểm:20 
Tỉ lệ: 20%


Số câu:2
điểm: 2
Tỉ lệ: 20% 
2. Tiếng Việt

- Kiểu câu
- Nêu đặc điểm, hình thức và chức năng câu nghi vấn.
- Viết một ví dụ 



Số câu:1
Số điểm: 2 
 Tỉ lệ: 20%
Số câu: 0.5
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 0.5
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%


Số câu:1
Số điểm 2
Tỉ lệ: 20% 
3. Tập làm văn
Văn bản nghị luận 



 Viết bài văn nghị luận .
 
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %



Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 1
điểm 6
Tỉ lệ: 60% 
Tổng số câu 4
Tổng số điểm 10
Tỉ lệ 100%
Số câu: 0.5
Số điểm: 1
Tỉ lệ:10%
Số câu: 2.5
Số điểm: 2.5
Tỉ lệ: 30%

Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 4
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
IV. NỘI DUNG KIỂM TRA
ĐỀ 1

Câu 1: (1đ) Qua văn bản Chiếu dời đô của tác giả Lí Công Uẩn em hãy rút ra văn bản có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2: (1đ) Văn bản Bàn luận về phép học tác giả Nguyễn Thiếp đã nêu lên những phương pháp học nào? Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học nào tốt nhất?
Câu 3: (2đ) Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? Cho 1 ví dụ minh họa?
Câu 4: Hiện nay có rất nhiều bạn đua đòi theo những cách ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc, hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
 
V/ HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM 
ĐỀ 1

Câu 1: (1đ) Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế, sự phát triển đất nước của Lý Công Uẩn. 
Câu 2: (1đ)
-. Phương pháp học phải:
+ Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao.
+ Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản.
+ Học phải kết hợp với hành.
- Đây là những phương pháp học phù hợp, đúng đắn.
Câu 3: (2đ)
 - Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn:
+Có từ ngữ nghi vấn: ai, gì, nào, sao,tại sao...
+Kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
+Chức năng dùng để hỏi
- Cho 1 ví dụ minh họa
Câu 4: 
* Về hình thức: Học sinh trình bày sạch, đẹp, chữ viết rõ ràng không mắc lỗi chính tả, đúng bố cục.
* Về nội dung: Viết đúng bố cục của kiểu bài văn nghị luận, kết hợp được các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Mở bài: ( 1đ) Nêu được vấn đề cần nghị luận. 
- Thân bài: ( 4đ) Trình bày được những luận điểm sau:
+ Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn lành mạnh, giản dị như trước nữa.
+ Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “ văn minh”, “ sành điệu”
+ Việc chạy theo các “ mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại.
+ Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thông văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.
- Kết bài: ( 1đ) Nêu lên suy nghĩ của bản thân về vấn đề trên.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra cuoi ky IINgu van lop 8A.doc